Được nhà địa chất học người Anh Griffith Taylor (1880 – 1963) phát hiện vào năm 1911, thung lũng sông băng Taylor (mang tên ông) ở Đông Nam Cực trở thành một trong những vùng đất khắc nghiệt được giới thám hiểm và các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất.
Bởi tại thung lũng sông băng Taylor biệt lập này xuất hiện một dòng thác kỳ lạ, có màu đỏ như máu mà nhiều nhà khoa học gọi là "Thác máu Nam Cực" (Blood Falls). Hơn 100 năm trôi qua, rất nhiều giải thích được đưa ra.
Ngay khi phát hiện, nhà địa chất Griffith Taylor cho rằng, màu đỏ của nước là do một loại tảo tạo ra. Về sau, các nhà khoa học thám hiểm cho rằng, cách đây khoảng 1,5 triệu năm trước, có một hồ nước mặn chứa các chất sắt, hồ nước này bị băng bao phủ.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc 2 trường Đại học của Mỹ là Alaska Fairbanks và Colorado tuyên bố đã giải mã được bí ẩn thế kỷ của "Thác máu" tại Nam Cực.
Màu đỏ của "Thác máu" là kết quả của sự kết tủa oxit sắt khi nước muối mang oxit sắt kém bền tiếp xúc với oxy trong không khí.
Hiện kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Alaska Fairbanks và Cao đẳng Colorado đã chứng minh được dưới thung lũng băng đó không chỉ tồn tại một hồ nước mà là cả một hệ thống nguồn nước muối chảy được 1 triệu năm. Nước muối này chứa chất sắt khi tiếp xúc với oxy trong khí quyển sẽ chuyển thành màu đỏ.
Lý do vì sao dòng nước này không bị đóng băng là do những khu vực bị đóng băng đồng thời tao ra sự tỏa nhiệt khiến những vùng băng xung quanh tan chảy. Cùng với đó, nhiệt độ đóng băng thấp của nước muối đã khiến dòng chảy dưới lòng hồ không bị đóng băng.
Video: Bí ẩn lời nguyền Oska
Bình luận