(VTC News) - Chiếc phi thuyền X-37B không người lái của Không quân Hoa Kỳ theo kế hoạch sẽ bay thử nghiệm trên quỹ đạo trong 9 tháng; nhưng tính cho tới thời điểm hiện nay, 1 năm 3 ngày đã trôi qua, chiếc phi thuyền vẫn “vô cớ bặt tăm” trên vũ trụ khiến dư luận không khỏi tò mò.
Chiếc phi thuyền thử nghiệm bay quanh trái đất với tốc độ 17.000 dặm/h và dự định sẽ đáp xuống bang California vào tháng 11/2012 tới; trong khi hành trình đầu tiên được xác định là 9 tháng. Như vậy, hời gian hoạt động thực sự của chiếc phi thuyền tuần tra quỹ đạo X-37B đã được kéo dài mà không ai biết lý do vì sao.
Phi thuyền X-37B là sản phẩm cải tiến từ Boeing X-37 của NASA do Không quân Hoa Kỳ sản xuất |
Phi thuyền X-37 tương tự một chiếc tàu con thoi cỡ nhỏ và đây là lần thứ 2 chiếc phi thuyền có mặt trên vũ trụ. Trước đó, chiếc phi thuyền đầu tiên đã hoàn thành nhiệm vụ và đáp xuống căn cứ Không quân Vandenberg, bang California vào cuối tháng 12 năm ngoái sau hơn 7 tháng hoạt động trên quỹ đạo.
Là một tàu không gian thử nghiệm hoạt động bằng năng lượng mặt trời, một chiếc X-37 có hành trình tối đa là 270 ngày. Không quân Hoa Kỳ cho biết chiếc X-37 thứ hai đang được thử nghiệm công nghệ mới cho phép kéo dài hành trình; tuy nhiên, lý do thực sự vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời đáp.
Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, trong một buổi phóng vấn của tạp chí Los Angeles Times, Giám đốc điều hành hoạt động phi thuyền người Mỹ, trung tá Tom Mclntyre cho biết: “Ban đầu chúng tôi dự định là 9 tháng nhưng việc để chiếc phi thuyền tiếp tục hoạt động trên quỹ đạo một thời gian nữa sẽ cho phép thực hiện thêm nhiều cuộc khảo sát và giúp xác định hành trình tối đa mà chiếc phi thuyền sẽ đạt được nhờ cải tiến công nghệ so với lần đầu tiên.”
Các nhà khoa học trong trang phục bảo hộ kiểm tra chiếc phi thuyền lần cuối trước khi cất cánh. |
Trong khi đó nhiều người nghi ngờ hoạt động kéo dài bất thường của chiếc phi thuyền có thể liên quan tới mục đích quốc phòng hoặc gián điệp. Cụ thể, đã có tin đồn cho rằng tàu không gian X-37 của Mỹ được giữ lại trên vũ trụ nhằm thăm dò trạm vụ trụ mới của Trung Quốc có tên là Tiangong (Thiên Cung).
Tuy nhiên, theo ông Brian Weeden đến từ Tổ chức An ninh Thế giới (Secure World Foundation) trả lời trước đài BBC thì “Nếu Mỹ thực sự muốn do thám trạm Thiên Cung, họ thừa khả năng mà chẳng cần phải dùng tới X-37.”
Các chuyên gia kinh tế thì cho rằng Không quân đang phát huy nguồn nhiên liệu thừa của phi thuyền X-37 để kéo dài hành trình của nó nhằm chứng minh khả năng tiết kiệm chi phí trước nguy cơ bị buộc dừng sản xuất theo chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng mới của Tổng thống Obama.
Mục đích thực sự của việc Mỹ kéo dài hành trình phi thuyền X-37B phải chăng có liên quan tới tin đồn "do thám"? |
Dưới chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng của chính quyền tổng Thống Obama từ năm 2013 – 2017, các nhà chức năng cho biết việc phát triển X-37có thể sẽ phải dừng lại. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Boeing X-37B cũng cho biết sẽ thực hiện rút ngắn quỹ đạo hoạt động của tàu không gian với hành trình từ 110 – 500 dặm quanh trái đất và khoảng 220 dặm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trong đó, chuyến bay đầu tiên đã khời hành từ mũi Canaveral, bang Florida (Hoa Kỳ) vào tháng 3/2012.
Trước đó, vào tháng 5/2011, các phi hành gia nghiệp dư đã phát hiện việc chiếc X-37 đầu tiên có hành vi “đáng ngờ” trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, Iraq, Iran, Pakistan và Afghanistan khiến dư luận càng thêm hoài nghi về mục đích thực sự của những chiếc phi thuyền này.
Dưới đây là một số hình ảnh về chiếc phi thuyền X-37B:
Các nhà khoa học đang hoàn thiện chiếc phi thuyền X-37B đầu tiên để chuẩn bị phóng vào vũ trụ |
Phi thuyền X-37B sẵn sàng chuẩn bị cất cánh |
Không quân Mỹ cho biết chiếc phi thuyền được gửi vào không gian nhằm thử nghiệm một công nghệ mới trong khi nhiều nguồn tin nghi ngờ đây có thể là một hành động vì mục đích gián điệp |
Phi thuyền X-37B trong bệ phóng ở bang Florida trước giờ khởi hành. |
Phi thuyền X-37B được phóng đi trên một tên lửa Atlas V ở Trạm Không quân Cape Canaveral, bang Florida, Hoa Kỳ |
Chuyển động đẹp mắt của phi thuyền X-37B trên quỹ đạo Trái đất |
Hình ảnh từ máy tính ghi lại khoảnh khắc phi thuyền trở về trái đất. |
Mặc dù có kết cấu tương tự một tàu vũ trụ cỡ nhỏ nhưng X-37B lại không có thiết kế cho người lái; độ sải cánh hơn 4,5m, chiều dài thân 8,9 m, hoạt động nhờ pin ắc-quy và năng lượng mặt trời.
Hạ Giang
Bình luận