Trong lúc mùa vải thiều ở Lục Ngạn mới ở giai đoạn giữa vụ, nhiều hộ kinh doanh đã ngấp nghé mua... lá vải để ủ bán cho thương lái nước ngoài.
Thu gom lá vải về... ủ mục
Khác với nhiều đồn đoán của dư luận một thời kỳ cho rằng, thương lái Trung Quốc sau khi thu mua hết mùa vải quả chuyển sang “quét” cả... lá vải, cành vải thiều... của Lục Ngạn, Bắc Giang mang về nước.
Mục đích mua lá vải làm gì vẫn là một câu hỏi với nhiều người, và nó cũng khiến nhiều người hoang mang, đặt nghi vấn. Ngay cả người dân đất vải khi được hỏi, họ đều lắc đầu không biết lý do.
Những người chở vải nhà đem bán cho các đại lý những ngày này cho biết, đang độ vải rộ, bao nhiêu nhân công, nhân lực trong gia đình đều tập trung cho việc hái quả, do đó, họ chưa có thời gian để... gom lá vải.
Hầu như, gia đình nào cũng phải thuê thêm từ 4-5 nhân công để hái vải. Chủ nhà chỉ có nhiệm vụ là chở vải đi đến các đại lý để cân bán.
Gia đình ông Nguyễn Văn Quý, xóm Chào Mào, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) có hơn 100 gốc vải thiều. Tổng diện tích trồng vải của gia đình ông lên đến hơn một mẫu đất đồi.
Năm nay vải được mùa, một cây vải thiều của gia đình ông cho thu hoạch trên dưới một tạ, nhiều hơn năm ngoái từ 20-30kg/cây.
Một buổi sáng, bốn lao động tập trung hái vải, bó vải... cũng chỉ thu hái được 4-5 cây, tính ra được hai sọt cho hai lần chở.
Với giá vải các đại lý thu mua dao động từ 7.000-10.000 đồng/kg, một sọt vải nặng hơn một tạ, gia đình ông Quý thu được gần một triệu đồng.
Trỏ tay chỉ vườn vải rộng bạt ngàn ăn từ mép đường đất đỏ liên xã từ Phượng Sơn sang Quý Sơn, ông Quý nói: “Anh nhìn đó, lá vải rụng bạt ngàn đầy vườn. Sau khi thu hoạch hết quả, có thời gian chúng tôi mới đi quét lá bán cho các điểm thu mua lá vải”.
Từ trước đến giờ, thường thì mọi người vẫn cho rằng thương lái sẽ thu mua từng bó lá vải tươi, rồi bán lại cho bên xuất hàng (hầu hết là thương lái Trung Quốc).
“Họ mua về còn ủ nước để mục, sau đó mới bán đi. Vì thế, bán lá vải khô sẽ được giá hơn”.
Hiện một kg lá vải có giá 1.000 đồng/kg. Thay vì đốt đi, nhiều người gom lại đem bán để có thêm khoản tiền mua phân đạm, thuốc sâu đầu tư trở lại cho chính cây vải.
Lá vải mục bán cho thương lái nước nào?
Tại xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn), người dân không lạ với điểm thu gom số lượng lớn lá vải của hộ gia đình anh N.V.H - một người dân trong xã.
Lá vải mua về, anh H. tập kết trên một khu đất trống rộng cả ngàn m2. Tốn một thời gian khá dài anh mới gom được vài chục tấn lá.
Hiện thì bãi lá vải của anh H. cao gần một mét, chạy dài vài chục mét. Tất cả đều đã bị ủ mục, gần như hoai, giống như bà con nông dân mình vẫn ủ phân xanh để bón cho đồng ruộng.
Anh H. cho hay: Việc ủ lá vải cho mục ruỗng ra không có gì phức tạp, khó khăn. Lá vải về đổ đống, sau đó tưới nước, bơm vào ủ. Nó tự đóng, lên men và phân hủy. Đến một giai đoạn nhất định, đạt được đổ mục theo tiêu chí của bên mua, sẽ được đóng vào các bao ni-lon và xuất bằng... container.
Đối với lá vải tươi, nếu không ủ sẽ phải thái nhỏ, tưới nước cho nhanh mục, và cũng đóng bao như thế.
Để vật lộn với cả trăm tấn lá vải bị mục ruỗng do ủ lâu ngày, anh H. phải thuê mước chục nhân công, ăn ở tại gia đình.
“Không phải xuất lá vải sang cho thương lái Trung Quốc, mà bên mua về chính là Nhật Bản. Bên đó, họ nghiên cứu trồng rau củ quả sạch trong nhà kính. Lá vải ủ mục thu gom về có lẽ họ sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ để trồng bón cây” - anh H. nói.
Thu mua lá vải giữa mùa vải rộ.
Minh chứng cho câu chuyện, anh H. cho tôi xem cuốn cataloge toàn chữ tiếng Nhật, trong đó giới thiệu hình ảnh về các quy trình trồng, nuôi... các loại cây rau củ quả.
“Ở Lục Ngạn có ba, bốn nhà máy quy mô lớn thu mua lá vải, ủ mục rồi đóng bao xuất sang Nhật. Quy mô của gia đình tôi cũng chỉ ở mức độ vừa phải” - anh H. nói.
Bên phía Nhật đã đầu tư cho gia đình anh H. dây chuyền máy cắt, ép, nén để đóng lá vải mục vào các túi ni-lon. Một túi ni-lon ép chặt nặng 25kg.
Thông tin với VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (UBND huyện Lục Ngạn) khẳng định: những người thu mua lá vải đều trình báo với chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện để Hội thông báo tới các hộ dân trồng vải.
“Việc thu mua lá vải không ảnh hưởng đến việc sản xuất, phát triển của cây đặc chủng của Lục Ngạn, vì năng suất của cây vải thiều thậm chí mỗi năm còn tăng cao. Cũng không ai dại tuốt hết lá vải để đem bán cả”.
Ông Hà phân tích: một cây vải, nếu tuốt sạch lá được khoảng 10kg. Giá bán lá vải 1.000 đồng/kg, không ăn nhằm gì so với một kg vải quả.
Khi được hỏi, tại sao thương lái chỉ mua lá vải thiều mà không phải lá của loại cây nào khác, ông Hà nhận định: “Có lẽ vì lá vải có nhiều chất hữu cơ, độ mùn cao... nên họ mới mua về để sản xuất phân bón sạch”.
Như thế, sự suy diễn, đồn đoán hoang mang của nhiều người nghi ngại việc thương lái Trung Quốc sang thu mua lá vải thiều để... tận diệt cây vải thiều đã được giải đáp!
Theo VNN
Thu gom lá vải về... ủ mục
Khác với nhiều đồn đoán của dư luận một thời kỳ cho rằng, thương lái Trung Quốc sau khi thu mua hết mùa vải quả chuyển sang “quét” cả... lá vải, cành vải thiều... của Lục Ngạn, Bắc Giang mang về nước.
Mục đích mua lá vải làm gì vẫn là một câu hỏi với nhiều người, và nó cũng khiến nhiều người hoang mang, đặt nghi vấn. Ngay cả người dân đất vải khi được hỏi, họ đều lắc đầu không biết lý do.
Những người chở vải nhà đem bán cho các đại lý những ngày này cho biết, đang độ vải rộ, bao nhiêu nhân công, nhân lực trong gia đình đều tập trung cho việc hái quả, do đó, họ chưa có thời gian để... gom lá vải.
Hầu như, gia đình nào cũng phải thuê thêm từ 4-5 nhân công để hái vải. Chủ nhà chỉ có nhiệm vụ là chở vải đi đến các đại lý để cân bán.
Gia đình ông Nguyễn Văn Quý, xóm Chào Mào, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) có hơn 100 gốc vải thiều. Tổng diện tích trồng vải của gia đình ông lên đến hơn một mẫu đất đồi.
Năm nay vải được mùa, một cây vải thiều của gia đình ông cho thu hoạch trên dưới một tạ, nhiều hơn năm ngoái từ 20-30kg/cây.
Vựa lá vải giữa... đất vải. |
Một buổi sáng, bốn lao động tập trung hái vải, bó vải... cũng chỉ thu hái được 4-5 cây, tính ra được hai sọt cho hai lần chở.
Với giá vải các đại lý thu mua dao động từ 7.000-10.000 đồng/kg, một sọt vải nặng hơn một tạ, gia đình ông Quý thu được gần một triệu đồng.
Trỏ tay chỉ vườn vải rộng bạt ngàn ăn từ mép đường đất đỏ liên xã từ Phượng Sơn sang Quý Sơn, ông Quý nói: “Anh nhìn đó, lá vải rụng bạt ngàn đầy vườn. Sau khi thu hoạch hết quả, có thời gian chúng tôi mới đi quét lá bán cho các điểm thu mua lá vải”.
Máy ép lá vải thành các bánh để đóng gói. |
Từ trước đến giờ, thường thì mọi người vẫn cho rằng thương lái sẽ thu mua từng bó lá vải tươi, rồi bán lại cho bên xuất hàng (hầu hết là thương lái Trung Quốc).
“Họ mua về còn ủ nước để mục, sau đó mới bán đi. Vì thế, bán lá vải khô sẽ được giá hơn”.
Hiện một kg lá vải có giá 1.000 đồng/kg. Thay vì đốt đi, nhiều người gom lại đem bán để có thêm khoản tiền mua phân đạm, thuốc sâu đầu tư trở lại cho chính cây vải.
Lá vải mục bán cho thương lái nước nào?
Tại xã Quý Sơn (huyện Lục Ngạn), người dân không lạ với điểm thu gom số lượng lớn lá vải của hộ gia đình anh N.V.H - một người dân trong xã.
Lá vải mua về, anh H. tập kết trên một khu đất trống rộng cả ngàn m2. Tốn một thời gian khá dài anh mới gom được vài chục tấn lá.
Hàng chục tấn lá vải được ủ mục chờ đóng gói... xuất khẩu. |
Hiện thì bãi lá vải của anh H. cao gần một mét, chạy dài vài chục mét. Tất cả đều đã bị ủ mục, gần như hoai, giống như bà con nông dân mình vẫn ủ phân xanh để bón cho đồng ruộng.
Anh H. cho hay: Việc ủ lá vải cho mục ruỗng ra không có gì phức tạp, khó khăn. Lá vải về đổ đống, sau đó tưới nước, bơm vào ủ. Nó tự đóng, lên men và phân hủy. Đến một giai đoạn nhất định, đạt được đổ mục theo tiêu chí của bên mua, sẽ được đóng vào các bao ni-lon và xuất bằng... container.
Đối với lá vải tươi, nếu không ủ sẽ phải thái nhỏ, tưới nước cho nhanh mục, và cũng đóng bao như thế.
Để vật lộn với cả trăm tấn lá vải bị mục ruỗng do ủ lâu ngày, anh H. phải thuê mước chục nhân công, ăn ở tại gia đình.
“Không phải xuất lá vải sang cho thương lái Trung Quốc, mà bên mua về chính là Nhật Bản. Bên đó, họ nghiên cứu trồng rau củ quả sạch trong nhà kính. Lá vải ủ mục thu gom về có lẽ họ sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ để trồng bón cây” - anh H. nói.
Thu mua lá vải giữa mùa vải rộ.
Minh chứng cho câu chuyện, anh H. cho tôi xem cuốn cataloge toàn chữ tiếng Nhật, trong đó giới thiệu hình ảnh về các quy trình trồng, nuôi... các loại cây rau củ quả.
“Ở Lục Ngạn có ba, bốn nhà máy quy mô lớn thu mua lá vải, ủ mục rồi đóng bao xuất sang Nhật. Quy mô của gia đình tôi cũng chỉ ở mức độ vừa phải” - anh H. nói.
Bên phía Nhật đã đầu tư cho gia đình anh H. dây chuyền máy cắt, ép, nén để đóng lá vải mục vào các túi ni-lon. Một túi ni-lon ép chặt nặng 25kg.
Lá vải sau khi ủ được đóng vào các túi ni-lon chuẩn bị đem đi xuất khẩu. |
Thông tin với VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (UBND huyện Lục Ngạn) khẳng định: những người thu mua lá vải đều trình báo với chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện để Hội thông báo tới các hộ dân trồng vải.
“Việc thu mua lá vải không ảnh hưởng đến việc sản xuất, phát triển của cây đặc chủng của Lục Ngạn, vì năng suất của cây vải thiều thậm chí mỗi năm còn tăng cao. Cũng không ai dại tuốt hết lá vải để đem bán cả”.
Ông Hà phân tích: một cây vải, nếu tuốt sạch lá được khoảng 10kg. Giá bán lá vải 1.000 đồng/kg, không ăn nhằm gì so với một kg vải quả.
Thu mua lá vải giữa mùa vải rộ. |
Khi được hỏi, tại sao thương lái chỉ mua lá vải thiều mà không phải lá của loại cây nào khác, ông Hà nhận định: “Có lẽ vì lá vải có nhiều chất hữu cơ, độ mùn cao... nên họ mới mua về để sản xuất phân bón sạch”.
Như thế, sự suy diễn, đồn đoán hoang mang của nhiều người nghi ngại việc thương lái Trung Quốc sang thu mua lá vải thiều để... tận diệt cây vải thiều đã được giải đáp!
Theo VNN
Bình luận