Lý do vì sao lãi suất huy động đã được các ngân hàng (NH) giảm từ ngày 18/3 theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước song lãi suất cho vay vẫn chưa được giảm?
Khảo sát thị trường tiền tệ tuần qua cho thấy, các NH đã giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với 7 lĩnh vực ưu tiên từ 9% xuống còn 8%/năm, theo đúng quy định.
Cùng với đó, 1 số NH đã giảm 0,5% lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn 6 tháng trở lại. Còn lại hầu hết lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên.
Lãi suất cho vay 12 tháng vẫn đang duy trì ở mặt bằng 13%. Thậm chí, có NH vẫn cho vay đến 16%. Trong khi đó lãi suất huy động của các ngân hàng kỳ hạn 12 tháng giảm, cao nhất chỉ còn 8,7% và phổ biến ở mức 7,5%.
Lý giải điều này, các NH cho biết, lãi suất huy động mới giảm từ 18/3, trước đây vẫn huy động với lãi suất cao hơn. Vì vậy, chưa thể giảm lãi suất cho vay được, cần có độ trễ vài tháng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đó chỉ là một lý do quen thuộc để NH không chịu giảm lãi suất cho vay. Mọi chuyện không chỉ ở đấy.
Các phân tích cho thấy, nợ xấu các NH công bố có xu hướng ngày càng giảm nhưng các khoản lãi và phí phải thu lại tăng cao.
Điều này có thể suy luận là nợ xấu đã được cơ cấu lại thành nợ trong hạn. Tuy vậy, bản chất của nó vốn là nợ xấu, dù đã được xử lý thành nợ trong hạn thì lãi vẫn không có để thu.
Chính vì vậy mà các khoản lãi bị treo rất nhiều, khiến cho doanh thu, lợi nhuận của NH giảm. Đây có lẽ là lý do chính buộc các NH tiếp tục phải giữ lãi suất cho vay cao dù đầu vào đã giảm.
Ngoài ra, thời gian qua, có một lượng lớn tiền phát hành trái phiếu Chính phủ chưa giải ngân kịp (57.000 tỷ đồng), được Kho bạc Nhà nước đem gửi ở các NH với lãi suất thấp.
Mới đây, Kho Bạc Nhà nước đã rút khoản này về gửi tại Ngân hàng Nhà nước, khiến cho nhiều NH mất đi 1 khoản vốn béo bở. Tất nhiều, điều này khiến Ngân hàng Nhà nước mất đi một đầu vào béo bở.
Hơn nữa, nhiều NH đang thừa vốn, họ đã đầu tư vào thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước khá lớn. Tổng số vốn tính từ đầu năm tới nay lên tới 200.000 tỷ đồng, với lãi suất thấp. Vì vậy, muốn duy trì doanh thu, lợi nhuận, các NH không còn cách nào khác, vẫn phải "đè cổ" DN cho vay với lãi suất cao để bù đắp.
Bằng chứng là từ giữa tháng 3 trở về trước, khi chưa có quyết định của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất, nhiều Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất cho vay xuống thấp với lý do nguồn vốn dư thừa, vậy nhưng vẫn nhất quyết không giảm lãi suất cho vay.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lãi suất cho vay vẫn có xu hướng chênh lệch lớn so với lãi suất huy động và nền kinh tế đang phải chấp nhận khoảng cách này.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất huy động giảm là hợp lý, song để tránh thiệt thòi cho người gửi tiền và người vay vốn, lãi suất cho vay cũng phải giảm tương ứng. Lãi suất huy động đã giảm mạnh trong hai tháng qua, có nghĩa là, lãi suất cho vay lẽ ra đã có thể giảm thêm.
Tuy nhiên, đến nay, vay vốn dài hạn lãi suất vẫn ở mức 13%. Rất ít các DN được vay mức thấp hơn. Nếu lãi suất cho vay không giảm thì các DN vẫn khó tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ và sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục khó khăn.
"Các NH viện lý do, vốn huy động lãi suất cao chưa tiêu hết, để không hạ lãi suất cho vay là không chia sẻ khó khăn với DN. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Không để chuyện lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay không giảm", ông Kiêm nói.
Tình hình này kéo dài rất đáng lo ngại, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, nó sẽ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có biểu hiện giảm sâu hơn, dẫn đến hệ quả là nhiều DN hoạt động cầm chừng. Thậm chí ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, có thể thấy mặt bằng lãi suất chung đã giảm, nhưng thực tế lại chỉ giảm ở kỳ hạn ngắn và với một số lĩnh vực ưu tiên.
"Vì vậy, đa phần các DN vẫn chưa thể tiếp cận được vốn rẻ, dài hơi. DN vẫn kêu lắm, giờ họ muốn vay trung và dài hạn để tái đầu tư, tái sản xuất nhưng với lãi suất cỡ 13% thì không thể tái đầu tư được", ông Lịch nói.
Ông Lịch cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng GDP năm nay đạt ở mức 5,8% như kế hoạch đề ra, Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp làm sao giảm bớt được lãi suất cho vay trung, dài hạn để DN có vốn tái đầu tư, tái sản xuất.
Theo Vietnamnet
Khảo sát thị trường tiền tệ tuần qua cho thấy, các NH đã giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng đối với 7 lĩnh vực ưu tiên từ 9% xuống còn 8%/năm, theo đúng quy định.
Cùng với đó, 1 số NH đã giảm 0,5% lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn 6 tháng trở lại. Còn lại hầu hết lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên.
Lãi suất cho vay 12 tháng vẫn đang duy trì ở mặt bằng 13%. Thậm chí, có NH vẫn cho vay đến 16%. Trong khi đó lãi suất huy động của các ngân hàng kỳ hạn 12 tháng giảm, cao nhất chỉ còn 8,7% và phổ biến ở mức 7,5%.
Vì sao lãi suất cho vay vẫn chưa được giảm? |
Lý giải điều này, các NH cho biết, lãi suất huy động mới giảm từ 18/3, trước đây vẫn huy động với lãi suất cao hơn. Vì vậy, chưa thể giảm lãi suất cho vay được, cần có độ trễ vài tháng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đó chỉ là một lý do quen thuộc để NH không chịu giảm lãi suất cho vay. Mọi chuyện không chỉ ở đấy.
Các phân tích cho thấy, nợ xấu các NH công bố có xu hướng ngày càng giảm nhưng các khoản lãi và phí phải thu lại tăng cao.
Điều này có thể suy luận là nợ xấu đã được cơ cấu lại thành nợ trong hạn. Tuy vậy, bản chất của nó vốn là nợ xấu, dù đã được xử lý thành nợ trong hạn thì lãi vẫn không có để thu.
Chính vì vậy mà các khoản lãi bị treo rất nhiều, khiến cho doanh thu, lợi nhuận của NH giảm. Đây có lẽ là lý do chính buộc các NH tiếp tục phải giữ lãi suất cho vay cao dù đầu vào đã giảm.
Ngoài ra, thời gian qua, có một lượng lớn tiền phát hành trái phiếu Chính phủ chưa giải ngân kịp (57.000 tỷ đồng), được Kho bạc Nhà nước đem gửi ở các NH với lãi suất thấp.
Mới đây, Kho Bạc Nhà nước đã rút khoản này về gửi tại Ngân hàng Nhà nước, khiến cho nhiều NH mất đi 1 khoản vốn béo bở. Tất nhiều, điều này khiến Ngân hàng Nhà nước mất đi một đầu vào béo bở.
Hơn nữa, nhiều NH đang thừa vốn, họ đã đầu tư vào thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước khá lớn. Tổng số vốn tính từ đầu năm tới nay lên tới 200.000 tỷ đồng, với lãi suất thấp. Vì vậy, muốn duy trì doanh thu, lợi nhuận, các NH không còn cách nào khác, vẫn phải "đè cổ" DN cho vay với lãi suất cao để bù đắp.
Bằng chứng là từ giữa tháng 3 trở về trước, khi chưa có quyết định của Ngân hàng Nhà nước về giảm lãi suất, nhiều Ngân hàng Nhà nước đã liên tục giảm lãi suất cho vay xuống thấp với lý do nguồn vốn dư thừa, vậy nhưng vẫn nhất quyết không giảm lãi suất cho vay.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lãi suất cho vay vẫn có xu hướng chênh lệch lớn so với lãi suất huy động và nền kinh tế đang phải chấp nhận khoảng cách này.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các DN nhỏ và vừa, trong bối cảnh hiện nay, lãi suất huy động giảm là hợp lý, song để tránh thiệt thòi cho người gửi tiền và người vay vốn, lãi suất cho vay cũng phải giảm tương ứng. Lãi suất huy động đã giảm mạnh trong hai tháng qua, có nghĩa là, lãi suất cho vay lẽ ra đã có thể giảm thêm.
Tuy nhiên, đến nay, vay vốn dài hạn lãi suất vẫn ở mức 13%. Rất ít các DN được vay mức thấp hơn. Nếu lãi suất cho vay không giảm thì các DN vẫn khó tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ và sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục khó khăn.
"Các NH viện lý do, vốn huy động lãi suất cao chưa tiêu hết, để không hạ lãi suất cho vay là không chia sẻ khó khăn với DN. Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Không để chuyện lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay không giảm", ông Kiêm nói.
Tình hình này kéo dài rất đáng lo ngại, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, nó sẽ khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN có biểu hiện giảm sâu hơn, dẫn đến hệ quả là nhiều DN hoạt động cầm chừng. Thậm chí ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, có thể thấy mặt bằng lãi suất chung đã giảm, nhưng thực tế lại chỉ giảm ở kỳ hạn ngắn và với một số lĩnh vực ưu tiên.
"Vì vậy, đa phần các DN vẫn chưa thể tiếp cận được vốn rẻ, dài hơi. DN vẫn kêu lắm, giờ họ muốn vay trung và dài hạn để tái đầu tư, tái sản xuất nhưng với lãi suất cỡ 13% thì không thể tái đầu tư được", ông Lịch nói.
Ông Lịch cho rằng, để đảm bảo tăng trưởng GDP năm nay đạt ở mức 5,8% như kế hoạch đề ra, Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp làm sao giảm bớt được lãi suất cho vay trung, dài hạn để DN có vốn tái đầu tư, tái sản xuất.
Theo Vietnamnet
Bình luận