Chuyện về đại gia… phục hồi ‘sinh lực’
Sở dĩ, loài nấm này được người Dao Đỏ gọi là 'nấm ngọc cẩu', là bởi vì, nếu phụ nữ dùng nấm này, sẽ hồi xuân mạnh mẽ, sinh lý tăng lên, nên nếu chồng không đáp ứng được, dễ dẫn đến ngoại tình. Đàn ông dùng nấm này thường xuyên, thì dễ năm thê bảy thiếp, mà dẫn đến nát cửa tan nhà.
Ông lang Lục Xuân Út trong hầm rượu “tan cửa nát nhà” |
Anh cũng tiết lộ rằng, người cung cấp thứ rượu “tan cửa nát nhà” ấy cho anh, là một ông lang kỳ lạ, đã có nhiều đời nghiên cứu về thứ nấm ấy và sở hữu một hầm rượu nấm ngọc cẩu có thể nói là lớn nhất Việt Nam, tới 10 tấn. Điều lạ lùng, là những “bể rượu” ấy đã lưu trữ hàng chục năm và được ông lang giấu kỹ trong hầm.
Theo lời vị đại gia này, mới 40 tuổi, song anh bị gút (gout) rất nặng, đầu các khớp tay, chân sưng vù, trông như củ khoai u mấu. Thời gian bệnh nặng, lại gặp lúc trái gió trở trời, chân tay đau nhức, đi không nổi, chỉ muốn chặt béng đi.
Thế nhưng, nhờ một người giới thiệu, anh đã tìm ra Bắc, lên tận Tuyên Quang, gặp ông lang người Giáy, tên là Lục Xuân Út. Người Giáy ở vùng Đồng Văn (Hà Giang) còn được gọi là người Thổ, nên dân bản địa gọi ông lang này là Út Thổ.
Dùng những cây thuốc thô mộc được một thời gian, thì những u cục biến mất sạch sẽ, những cơn đau do gút gây nên cũng không còn nữa. Cứ mỗi tháng, anh lại đi xét nghiệm máu, nước tiểu một lần và thấy các chỉ số đều đẹp.
Hầm rượu vạn lít của ông lang Út được ngâm bởi rượu ngon và thảo dược quý có tác dụng cường dương |
Nghe vị đại gia này tiết lộ về hầm rượu vạn lít, đã ngâm ủ với những thảo dược kỳ quái hai chục năm nay, tôi đã lần theo địa chỉ anh cung cấp, để tìm lên làng Vinh Quang (xã Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang).
Nhà ông lang Út nằm trên mỏm một quả đồi thấp, nhô lên giữa cánh đồng. Bước chân lên nhà sàn, tôi choáng ngợp, khi cả một gian phòng rất rộng, có tới cả trăm tải thuốc, chất ngất.
Thấy tôi kêu thuốc gì mà chất như núi thế này, ông lang Út bảo còn cất giữ nhiều ở chỗ khác nữa. Theo ông lang Út này, thì có tới 6 tấn thảo dược đã sơ chế, là lượng nguyên liệu chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân. Giời ạ! Đến bệnh viện đông y của một tỉnh cũng không tiêu thụ lượng thảo dược lớn khủng khiếp như thế này.
Ông lang Út bảo: “Cậu nhìn xem, xe to xe con từng đoàn kéo nhau lên chở thuốc thế này, thì mấy tấn kia được mấy ngày thì hết. Mỗi huyện có một ông quan chức bị gút biết đến mình và uống thuốc của mình khỏi, thì lập tức quan chức cả huyện ấy tìm lên. Để tiết kiệm thời gian, công sức, các ông ấy phân công một người lên lấy cho tổng thể”.
Rượu quý phục vụ vua Mèo
Ông lang Lục Xuân Út sinh năm 1964, là người Giáy chính cống. Tổ tiên sống ở vùng biên giới Trung Quốc và Việt Nam. Hiện tại, nhà thờ tổ nằm ở huyện Phú Linh (Vân Nam), bên kia Trung Quốc, cách biên giới có 6km, từ phía Phó Bảng (Đồng Văn) đi lên.
Các cụ kể lại, ngày trước, cộng đồng người Giáy sinh cư ở vùng biên giới, còn chưa phân biệt được lãnh thổ một cách rõ ràng. Vì thế, giờ đây, dòng họ của thầy lang Lục Văn Út sinh cư ở cả hai bên biên giới, vẫn đi về thường ngày.
Mỗi thùng rượu chứa tới 300 lít |
Ông lang Út cho biết: “Ngày xưa, bệnh gút chưa phổ biến, nên mặc dù dòng họ của mình có bài thuốc trị gút tốt, song ít được dùng đến. Chủ yếu quan lang mắc gút, chứ nhân dân ít bị căn bệnh này. Chữa bệnh gút giỏi, nên tổ tiên mình giao du với tầng lớp quan lại nhiều. Ông nội, rồi đến bố mình không chỉ là thầy lang chữa gút giỏi, mà còn là thầy thuốc riêng của Vua Mèo ở Đồng Văn”.
Bố đẻ của ông lang Lục Xuân Út là cụ Lục A Hủi được bác Hồ giác ngộ, trở thành Việt Minh, tham gia tiễu phỉ. Ông cũng có công động viên, thuyết phục Vương Chí Sình theo cách mạng. Khi Đồng Văn Giải phóng, ông Lục A Hủi được giữ chức Chủ tịch huyện Đồng Văn.
Sau này, Lục Xuân Út lang thang trong rừng hái thuốc, lưu lạc xuống tận Na Hang (Tuyên Quang), quen thôn nữ Phan Thị Thu Hiền, nên duyên vợ chồng, rồi về làng Vinh Quang (xã Thái Bình, huyện Yên Sơn) để sinh cư, hành nghề thuốc.
Theo lời ông lang Lục Xuân Út, không chỉ có nghề bốc thuốc, mà tổ tiên xa xưa của ông lang Út đã có những bài thuốc ngâm rượu bí truyền, nhằm tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ gân cốt.
Ông lang Út và đống thảo dược khổng lồ chứa trong nhà |
Ông lang Út kể: “Hồi ông nội, rồi bố mình phục vụ cho nhà Vương thì mình chưa ra đời, nhưng ngày bé, mình thường xuyên được bố kể cho nghe về thời kỳ ông phục vụ vua Mèo. Ông kể rằng, ngày đó, ngoài bốc thuốc, thì ông chuyên tâm nghiên cứu về rượu.
Quan lại nhà Vương đều rất giàu có, tiền bạc phải dùng xe ngựa chở, lại thích uống rượu ngon, nên bắt bố và ông nội tôi phải nghiên cứu. Ông nội và bố tôi đã chế ra cả trăm loại rượu, nhưng vua Mèo và quan lại trong nhà Vương thích nhất thứ rượu ngâm nấm tỏa dương cùng những vị thuốc bổ máu. Loại rượu đó là bài thuốc bổ dương gia truyền của dòng họ bên Trung Quốc nhà tôi, đã dùng nhiều đời rồi”.
Theo các cụ kể lại, thì để có được rượu ngon, phải nấu bằng gạo ủ men lá. Cầu kỳ hơn nữa, là nồi rượu phải được nấu trên đỉnh núi cao, có mây mù che phủ. Nước để nấu rượu cũng phải được lấy ở khe trên đỉnh núi cao nhất. Rượu được chưng cất ít nhất hai lần, rồi đóng vào chum sành, để trên đỉnh núi vài năm trước khi đem ngâm với thuốc.
Nguyên liệu chính là một dòng quý nhất của họ nấm tỏa dương. Thứ nấm này chỉ mọc từ rễ của một số loài cây quý trên núi cao, quanh năm lạnh giá.
Theo lời ông lang Út, thì chỉ dùng mũ của loài nấm đó, đem phơi khô, xao đến khi hơi cháy, thì hạ thổ, rồi trút vào rượu. Mặc dù thứ nấm này là nguyên liệu chính tạo nên loại rượu tiến vua, nhưng nếu chỉ ngâm mỗi nấm tỏa dương, thì tác dụng chưa được như ý muốn.
Rượu tỏa dương phải được ngâm kèm với một số thảo dược bí truyền, trong đó, có những thảo dược có tác dụng bổ máu, bồi bổ gan thận. Nấm tỏa dương không chỉ có tác dụng tăng cường sinh lực, mà còn là chất dẫn thuốc cực kỳ hiệu nghiệm.
Ông lang Út bốc thuốc cho người bệnh |
Những cây thông khổng lồ, hàng trăm năm tuổi được đốn hạ, rồi những thợ mộc tài hoa đục đẽo thành những chiếc chum đẹp để ngâm rượu. Rượu quý đựng trong bình gỗ thông già càng tăng thêm mùi vị thơm, ngon.
Trong những ngày trọng đại, mời khách quý, vua Mèo mới đem rượu ngon ra thết đãi. Những bữa tiệc linh đình, thịnh soạn, say nghiêng ngả đất trời ở nhà Vương không thể thiếu món rượu đặc biệt này. Cũng chính vì sử dụng loại rượu này, mà các quan lang người Mông ở Đồng Văn có thể đáp ứng năm thê, bảy thiếp, con đàn cháu đống, thậm chí đến tuổi già vẫn hừng hực khí thế.
Tận mắt hầm rượu khổng lồ
Theo lương y Lục Xuân Út (xóm Vinh Quang, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang), hồi nhà Vương sụp đổ, ông Lục A Hủi, bố đẻ ông được phân làm Chủ tịch huyện Đồng Văn, rồi sau đó bị giáng chức xuống Phó chủ tịch vì không biết chữ quốc ngữ, ông Hủi vẫn bốc thuốc và ngâm loại rượu bí truyền từng phục vụ nhà Vương. Sau, ông lang Hủi truyền lại những bài thuốc quý cùng bài thuốc ngâm rượu này cho con trai là ông lang Lục Xuân Út.
Mấy chục năm nay, ngoài việc bốc thuốc, thì hễ kiếm được nấm quý, thảo dược quý, ông lang Út lại đem ngâm rượu. Ông lang Út cũng chế biến rượu quý cầu kỳ như công thức mà cha ông vẫn làm.
Ông lang Út đi rừng lấy thuốc |
Ông lang Út với chiếc muôi đục bằng gỗ, sục xuống chum rượu, múc lên một muôi cho tôi nếm. Nhấp ngụm rượu, mà cảm giác như vừa uống thuốc chứ không phải uống rượu. Mùi thảo dược từ chiếc vại khổng tỏa ra thơm lừng cả tầng hầm.Sách “Biển thước tâm thư” được bác sĩ Phó Đức Thuần dẫn lại: “Đông y dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn; dương khí toàn thân không có đầy đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp). Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng tỏa dương.
Theo lời ông lang Út, có những thùng rượu ông đã ngâm ủ từ 20 năm trước. Thùng mới nhất cũng đã phải 5 năm rồi. Mấy năm nay, hầm nhà chật chội, vả lại số rượu này dùng đến mấy đời nữa cũng chưa hết, lại bị vợ phản đối vì mất quá nhiều tiền cho việc chơi rượu, nên ông lang Út chưa bổ sung thêm. Theo ông lang Út, ông đã chi hàng tỷ đồng cho hầm rượu quý này rồi.
Ông lang Út bảo: “Cả đời tớ chỉ uống thứ rượu này thôi, chứ không uống rượu gì khác đâu. Cậu lên nhà tớ mà xem, rượu Tây xếp ngập mấy tủ, toàn bệnh nhân tặng, rồi mật gấu, cao hổ các đại gia tặng, nhưng tớ có dùng đâu. Các loại rượu Tây chỉ để cho người làm thuê uống.
Thứ rượu này là tuyệt hảo, không rượu nào sánh được. Rượu ủ lâu, lại bị một loại thảo dược khử hết độc tố, nên không hại gì cho gan thận nữa, nó chỉ còn tác dụng dẫn thuốc nhanh hơn thôi.
Tớ đã mang rượu này đi xét nghiệm, và tuyệt đối không có thứ độc chất nào cả. Cả người uống được rượu lẫn người không biết uống rượu bao giờ cũng dùng được. Ông nào uống rượu này, cũng lừng tờ phừng. Ông nào yếu, uống rượu này đều đặn, đảm bảo dần dần sẽ sung mãn. Còn nếu hỏng hẳn, thì phải điều trị tăng cường chức năng gan, thận, rồi mới dùng rượu được”.
Tôi hỏi: “Sức anh uống được bao nhiêu mà ngâm nhiều thế này?”. Ông lang Út bảo: “Quả thực, cả đời tớ chắc chỉ uống hết được một thùng mà thôi. Mỗi thùng 300 lít đấy. Nhưng thứ rượu quý này là do cha ông truyền lại, nên tớ cứ phải làm để bảo tồn thôi. Rượu này ủ càng lâu càng quý. Trăm năm sau, nó sẽ là thứ rượu vô giá, không rượu nào có thể sánh được”.
Theo ông lang Út, mấy năm trước, trong hai hầm của ông chứa tổng cộng 10 ngàn lít, tức 10 tấn rượu, tuy nhiên, mấy anh bạn là đại gia trong TP. Hồ Chí Minh, rồi Hà Nội nài nỉ nhiều lần, nên ông đã bán mất 2 ngàn lít, do đó hiện chỉ còn 8 ngàn lít rượu quý mà thôi.
Theo ông lang Út, sắp tới, ông sẽ bổ sung thêm 2 ngàn lít rượu thuốc này nữa, để làm tròn con số 1 vạn lít rượu. Tuy nhiên, để kiếm được nguyên liệu ngâm rượu quả thực rất khó khăn. Nấm tỏa dương thì vẫn còn nhiều trong rừng, nhưng chỉ có một dòng tỏa dương trong số mấy chục loài là có tác dụng tốt, sử dụng ngâm rượu được, mà loài này thì bị săn lùng ráo riết.
Để kiếm được vài kg nấm tỏa dương xịn, mà người Dao gọi là nấm “tan cửa nát nhà” những người thợ đi rừng có khi mất cả tuần.
Những cây thuốc bổ máu, bổ dương sử dụng trong bài thuốc ngâm rượu này đều chưa có trong sách thuốc ở Việt Nam, chưa được người Việt biết đến, thế nhưng, người Trung Quốc lại thu mua ráo riết từ hàng chục năm trước, nên gần như tuyệt chủng.
Để kiếm được vài tạ thuốc, ngâm ủ trong 2 ngàn lít rượu, ông lang Út phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để thuê người đi thu hái. Những thảo dược ấy chỉ xuất hiện ở trong rừng sâu, trên những vách đá dựng đứng, ẩn hiện trong mây mờ.
Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng tỏa dương. Trong đó, nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ...
Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này tỏa dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì tỏa dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay tỏa dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà do địa hoàng gây nê trệ có thể dùng tỏa dương là vị tư âm trợ dương.
Về phương diện bổ thận tráng dương, thì tỏa dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu, ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối”.
Để kiếm được vài kg nấm tỏa dương xịn, mà người Dao gọi là nấm “tan cửa nát nhà” những người thợ đi rừng có khi mất cả tuần.
Những cây thuốc bổ máu, bổ dương sử dụng trong bài thuốc ngâm rượu này đều chưa có trong sách thuốc ở Việt Nam, chưa được người Việt biết đến, thế nhưng, người Trung Quốc lại thu mua ráo riết từ hàng chục năm trước, nên gần như tuyệt chủng.
Để kiếm được vài tạ thuốc, ngâm ủ trong 2 ngàn lít rượu, ông lang Út phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để thuê người đi thu hái. Những thảo dược ấy chỉ xuất hiện ở trong rừng sâu, trên những vách đá dựng đứng, ẩn hiện trong mây mờ.
Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng tỏa dương. Trong đó, nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ...
Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này tỏa dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì tỏa dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay tỏa dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà do địa hoàng gây nê trệ có thể dùng tỏa dương là vị tư âm trợ dương.
Về phương diện bổ thận tráng dương, thì tỏa dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu, ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối”.
Bình luận