Động thái bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria của Tổng thống Putin được cho là bước đi khôn ngoan, có lợi cả về đối ngoại và đối nội.
Trong cuộc họp tại điện Kremlin với Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tối 14/3, Tổng thống Nga đã đưa ra quyết định sẽ rút một phần cơ bản lực lượng quân đội Nga đang tham gia chiến dịch không kích chống IS tại Syria.
Tổng thống Putin tuyên bố: “Tôi cho rằng, nhiệm vụ đặt ra đối với Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang nói chung đã được thực hiện, bởi vậy tôi ra lệnh cho Bộ Quốc phòng, từ ngày 15/3 rút một bộ phận chính các nhóm quân sự ra khỏi Syria. Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao thúc đẩy sự tham gia tích cực của Nga vào việc tổ chức tiến trình hòa bình về vấn đề Syria”.
Gửi tín hiệu đến phương Tây và thế giới Arab
Quyết định rút lực lượng quân đội Nga đang tham chiến khỏi Syria được đưa ra một cách bất ngờ, tuy nhiên với nhiều nhà quan sát, nó phù hợp với phong cách của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại của ông: Luôn đưa ra những động thái đầy bất ngờ nhưng cũng rất hiệu quả.
Cho đến nay, điện Kremlin được cho là có những bước đi rất thận trọng ở Trung Đông, chính vì vậy quyết định rút quân tham chiến ở Syria vào thời điểm này của ông Putin được cho là khá khôn ngoan bởi cùng lúc sẽ giải quyết được 2 vấn đề về chính sách đối ngoại cũng như dành sự tập trung để giải quyết những khó khăn trong nước.
Đầu tiên, việc rút quân cho thấy thiện chí của Matxcơva trong việc duy trì lệnh ngừng bắn ở Syria [do Nga và Mỹ bảo trợ] không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động. Cho đến nay, chiến dịch không kích chống IS của Nga tại Syria vẫn vấp phải sự phản đối của phe đối lập tại Syria vì họ cho rằng Nga không chỉ không kích chống IS mà còn nhằm vào cả những mục tiêu của phe đối lập với chính quyền của Tổng thống al-Assad. Với việc Nga tuyên bố rút quân, phe đối lập sẽ không còn lý do để công kích và đưa ra các yêu sách tại bàn đàm phán.
Thứ hai, động thái này của Nga cũng được cho là gửi “tín hiệu” tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng, sự trợ giúp của lực lượng Hàng không vũ trụ Nga không phải là vô hạn. Chính vì vậy, chính quyền của ông này cần phải tìm được tiếng nói chung với phe đối lập hoặc sẽ phải chiến đấu một mình.
Đã có những đồn đại gần đây tại Damascus cho rằng, những chiến thắng liên tiếp trong thời gian gần đây của quân đội chính phủ Syria với sự trợ giúp của không quân Nga đã khuyến khích Tổng thống Syria al-Assad và những người ủng hộ ông này sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi họ giành được chiến thắng cuối cùng.
Trên thực tế, điều này có vẻ đúng khi trong các cuộc đàm phán gần đây tại Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu của chính quyền Syria tỏ ra rất tự tin. Chính vì vậy, quyết định của Tổng thống Putin có thể là một “lời nhắc nhở” đối với Damascus.
Giờ thì Nga có cơ hội thể hiện mình là một lực lượng trung lập, vừa giúp Syria tránh khỏi nguy cơ sụp đổ, trong khi vẫn có thể tránh được việc phải tiếp tục chiến đấu cho chính thể của ông Assad vốn có những toan tính sai lầm mà Matxcơva đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Thứ ba, với việc rút phần lớn lực lượng tham chiến tại Syria, Nga đã gửi một tín hiệu tới phương Tây và các nước ở khu vực Trung Đông rằng Nga không có ý định biến Syria thành một “cái cớ” cho việc khôi phục ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông như thời Liên Xô trước đây.
Điều này sẽ làm giảm bớt sự nghi ngại của Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh - vốn “rất quan ngại” về việc Nga can thiệp quân sự vào Syria. Động thái rút quân của Kremlin cũng làm giảm thiểu những sự cố nguy hiểm tương tự như vụ chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Su-24 của Nga hồi cuối năm ngoái.
Cho đến nay, Matxcơva được cho là thực sự quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với phương Tây - đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nga. Đối với các nước vùng Vịnh, Matxcơva cũng luôn cố gắng để có thể tăng cường hợp tác về đầu tư, năng lượng và hạt nhân với các nước này. Tuy nhiên, sự khác biệt quan điểm và cuộc nội chiến Syria, đặc biệt là các cuộc không kích của Nga - vốn bị chỉ trích gay gắt trên các phương tiện truyền thông Arab - đã cản trở rất nhiều sự hợp tác kể trên.
Với quyết định rút quân đầy bất ngờ khỏi Syria, điện Kremlin một lần nữa chứng minh họ rất tinh tế trong việc đưa ra quyết định về chính sách đối ngoại của mình mà không cần phải liên tục phô trương sức mạnh quân sự.
Nga vẫn cho thế giới thấy rằng mình là một đối tác có ảnh hưởng nhất trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria khi chứng tỏ khả năng hành động dứt khoát và sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự khi cần thiết. Nga có thể tái triển khai quân đội đến Syria rất nhanh bởi cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự mà nước này tạo ra ở Syria vẫn tiếp tục được duy trì.
Nga sẽ không sa lầy vào cuộc chiến tại Syria
Động thái tuyên bố rút một phần cơ bản lực lượng tham chiến tại Syria của Tổng thống Putin cũng được xem là nhằm phục vụ mục đích đối nội. Ngay từ những ngày đầu tiến hành chiến dịch không kích chống IS tại Syria, rất nhiều người Nga đã lo ngại nước này sẽ lặp lại “cuộc chiến Afghanistan” khi quân đội Liên Xô đã bị “sa lầy” ở đó trong nhiều năm và can dự vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, không cần thiết.
Chính vì vậy, việc Tổng thống Nga Putin ngăn chặn việc để xảy ra một cuộc chiến tương tự như vậy ở Syria sẽ nhận được sự đồng thuận lớn trong xã hội Nga.
Ngoài ra, có một lý do khác là chi phí cho các hoạt động quân sự tại Syria rất tốn kém. Trong bối cảnh giá dầu [nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nga] ở mức thấp, các hoạt động quân sự này sẽ là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Mặc dù cho đến nay chi phí cho các hoạt động quân sự tại Syria không được tiết lộ, nhưng việc giảm “gánh nặng” ngân sách được cho là rất phù hợp vào thời điểm hiện nay khi đã xuất hiện những chỉ trích điện Kremlin đang lãng phí ngân sách cho nhiều chính sách đối ngoại khác nhau.
Theo các nhà phân tích, dù tuyên bố rút quân nhưng chắc chắn Matxcơva sẽ không bỏ rơi chính quyền Syria. Với sự trợ giúp của Nga thời gian qua, không quân Syria được cho là đã khôi phục lại khả năng chiến đấu của mình và có thể đương đầu với khủng bố cũng như phe đối lập.
Ngoài ra, vẫn còn một số cố vấn quân sự Nga ở lại Syria giúp huấn luyện lực lượng quân đội nước này cũng như sửa chữa, bảo trì các trang thiết bị quân sự. Quân đội Syria có thể duy trì khả năng chiến đấu của mình nhờ vào vũ khí, đạn dược do Nga cung cấp. Chính vì vậy sẽ không ai có thể cáo buộc Nga phản bội đồng minh.
Có vẻ như Nga đã tìm ra cách để được hưởng lợi hai lần từ việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Lần đầu là khi Nga bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích chống IS và phô trương sức mạnh quân sự của mình tại Syria và lần thứ hai là khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân để giảm chi phí và mức độ rủi ro về quân sự của mình.
Nguồn: VOV
Trong cuộc họp tại điện Kremlin với Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tối 14/3, Tổng thống Nga đã đưa ra quyết định sẽ rút một phần cơ bản lực lượng quân đội Nga đang tham gia chiến dịch không kích chống IS tại Syria.
Tổng thống Nga Putin (giữa) đưa ra quyết định rút quân khỏi Syria tại cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao |
Gửi tín hiệu đến phương Tây và thế giới Arab
Quyết định rút lực lượng quân đội Nga đang tham chiến khỏi Syria được đưa ra một cách bất ngờ, tuy nhiên với nhiều nhà quan sát, nó phù hợp với phong cách của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại của ông: Luôn đưa ra những động thái đầy bất ngờ nhưng cũng rất hiệu quả.
Cho đến nay, điện Kremlin được cho là có những bước đi rất thận trọng ở Trung Đông, chính vì vậy quyết định rút quân tham chiến ở Syria vào thời điểm này của ông Putin được cho là khá khôn ngoan bởi cùng lúc sẽ giải quyết được 2 vấn đề về chính sách đối ngoại cũng như dành sự tập trung để giải quyết những khó khăn trong nước.
Đầu tiên, việc rút quân cho thấy thiện chí của Matxcơva trong việc duy trì lệnh ngừng bắn ở Syria [do Nga và Mỹ bảo trợ] không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động. Cho đến nay, chiến dịch không kích chống IS của Nga tại Syria vẫn vấp phải sự phản đối của phe đối lập tại Syria vì họ cho rằng Nga không chỉ không kích chống IS mà còn nhằm vào cả những mục tiêu của phe đối lập với chính quyền của Tổng thống al-Assad. Với việc Nga tuyên bố rút quân, phe đối lập sẽ không còn lý do để công kích và đưa ra các yêu sách tại bàn đàm phán.
Thứ hai, động thái này của Nga cũng được cho là gửi “tín hiệu” tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng, sự trợ giúp của lực lượng Hàng không vũ trụ Nga không phải là vô hạn. Chính vì vậy, chính quyền của ông này cần phải tìm được tiếng nói chung với phe đối lập hoặc sẽ phải chiến đấu một mình.
Đã có những đồn đại gần đây tại Damascus cho rằng, những chiến thắng liên tiếp trong thời gian gần đây của quân đội chính phủ Syria với sự trợ giúp của không quân Nga đã khuyến khích Tổng thống Syria al-Assad và những người ủng hộ ông này sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi họ giành được chiến thắng cuối cùng.
Trên thực tế, điều này có vẻ đúng khi trong các cuộc đàm phán gần đây tại Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu của chính quyền Syria tỏ ra rất tự tin. Chính vì vậy, quyết định của Tổng thống Putin có thể là một “lời nhắc nhở” đối với Damascus.
Giờ thì Nga có cơ hội thể hiện mình là một lực lượng trung lập, vừa giúp Syria tránh khỏi nguy cơ sụp đổ, trong khi vẫn có thể tránh được việc phải tiếp tục chiến đấu cho chính thể của ông Assad vốn có những toan tính sai lầm mà Matxcơva đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Thứ ba, với việc rút phần lớn lực lượng tham chiến tại Syria, Nga đã gửi một tín hiệu tới phương Tây và các nước ở khu vực Trung Đông rằng Nga không có ý định biến Syria thành một “cái cớ” cho việc khôi phục ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông như thời Liên Xô trước đây.
Điều này sẽ làm giảm bớt sự nghi ngại của Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh - vốn “rất quan ngại” về việc Nga can thiệp quân sự vào Syria. Động thái rút quân của Kremlin cũng làm giảm thiểu những sự cố nguy hiểm tương tự như vụ chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi cường kích Su-24 của Nga hồi cuối năm ngoái.
Cho đến nay, Matxcơva được cho là thực sự quan tâm đến việc cải thiện mối quan hệ với phương Tây - đối tác thương mại và đầu tư lớn của Nga. Đối với các nước vùng Vịnh, Matxcơva cũng luôn cố gắng để có thể tăng cường hợp tác về đầu tư, năng lượng và hạt nhân với các nước này. Tuy nhiên, sự khác biệt quan điểm và cuộc nội chiến Syria, đặc biệt là các cuộc không kích của Nga - vốn bị chỉ trích gay gắt trên các phương tiện truyền thông Arab - đã cản trở rất nhiều sự hợp tác kể trên.
Với quyết định rút quân đầy bất ngờ khỏi Syria, điện Kremlin một lần nữa chứng minh họ rất tinh tế trong việc đưa ra quyết định về chính sách đối ngoại của mình mà không cần phải liên tục phô trương sức mạnh quân sự.
Nga vẫn cho thế giới thấy rằng mình là một đối tác có ảnh hưởng nhất trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria khi chứng tỏ khả năng hành động dứt khoát và sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự khi cần thiết. Nga có thể tái triển khai quân đội đến Syria rất nhanh bởi cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự mà nước này tạo ra ở Syria vẫn tiếp tục được duy trì.
Lực lượng không quân Nga bắt đầu rút khỏi Syria từ ngày 15/3 |
Động thái tuyên bố rút một phần cơ bản lực lượng tham chiến tại Syria của Tổng thống Putin cũng được xem là nhằm phục vụ mục đích đối nội. Ngay từ những ngày đầu tiến hành chiến dịch không kích chống IS tại Syria, rất nhiều người Nga đã lo ngại nước này sẽ lặp lại “cuộc chiến Afghanistan” khi quân đội Liên Xô đã bị “sa lầy” ở đó trong nhiều năm và can dự vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, không cần thiết.
Chính vì vậy, việc Tổng thống Nga Putin ngăn chặn việc để xảy ra một cuộc chiến tương tự như vậy ở Syria sẽ nhận được sự đồng thuận lớn trong xã hội Nga.
Ngoài ra, có một lý do khác là chi phí cho các hoạt động quân sự tại Syria rất tốn kém. Trong bối cảnh giá dầu [nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nga] ở mức thấp, các hoạt động quân sự này sẽ là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Mặc dù cho đến nay chi phí cho các hoạt động quân sự tại Syria không được tiết lộ, nhưng việc giảm “gánh nặng” ngân sách được cho là rất phù hợp vào thời điểm hiện nay khi đã xuất hiện những chỉ trích điện Kremlin đang lãng phí ngân sách cho nhiều chính sách đối ngoại khác nhau.
Theo các nhà phân tích, dù tuyên bố rút quân nhưng chắc chắn Matxcơva sẽ không bỏ rơi chính quyền Syria. Với sự trợ giúp của Nga thời gian qua, không quân Syria được cho là đã khôi phục lại khả năng chiến đấu của mình và có thể đương đầu với khủng bố cũng như phe đối lập.
Ngoài ra, vẫn còn một số cố vấn quân sự Nga ở lại Syria giúp huấn luyện lực lượng quân đội nước này cũng như sửa chữa, bảo trì các trang thiết bị quân sự. Quân đội Syria có thể duy trì khả năng chiến đấu của mình nhờ vào vũ khí, đạn dược do Nga cung cấp. Chính vì vậy sẽ không ai có thể cáo buộc Nga phản bội đồng minh.
Có vẻ như Nga đã tìm ra cách để được hưởng lợi hai lần từ việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Lần đầu là khi Nga bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích chống IS và phô trương sức mạnh quân sự của mình tại Syria và lần thứ hai là khi Nga bất ngờ tuyên bố rút quân để giảm chi phí và mức độ rủi ro về quân sự của mình.
Nguồn: VOV
Bình luận