Các nhà khoa học tin rằng đám mây này được hình thành không phải do hoạt động của núi lửa vì Arsia Mons từ lâu đã không còn hoạt động. Thay vào đó, đây là hiện tượng "mây trên đỉnh núi" từng được ghi lại vào các năm 2009, 2012 và 2015.
Trên thực tế, không khí trong sao Hỏa cò một phần hơi nước khiến nó ngưng đọng tạo thành các đám mây lơ lửng ở các sườn chắn gió của các dãy núi lửa. Hiện tượng xảy ra thường xuyên trong năm, đặc biệt là vào các tháng trước khi mùa đông Bắc bán cầu diễn ra.
"Sự xuất hiện của các đám mây thay đổi ngày qua ngày trên sao Hỏa. Chúng dài ra theo các đợt gió mùa trên núi lửa và gần như song song với xích đạo và đạt tới kích thước ấn tượng tới mức có thể nhìn thấy ngay cả từ kính viễn vọng trên Trái đất", các nhà khí tượng học từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết.
Mars Express của ESA đã theo dõi sự phát triển của các đám mây này từ ngày 13/9.
Theo ESA, quá trình hình thành mây trên sao Hỏa chịu ảnh hưởng nhất định từ lượng bụi trong khi quyển. Các nhà khoa học tin rằng hình ảnh thu được mới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về tác động của bụi đối với sự phát triển của các đám mây và sự biến đổi của nó trong suốt cả năm.
Sao Hỏa vừa trải qua một trận bão bụi lớn bao phủ khắp hành tinh Đỏ vào tháng 6 và tháng 7.
Bình luận