(VTC News) - Không chỉ là vật trang trí, mắt cửa ở các nhà cổ Hội An còn biểu thị cho nét văn hóa tâm linh từ xa xưa của cư dân Phố Hội.
Mắt cửa hay môn thần
Đi dọc các tuyến phố trong lòng phố cổ Hội An, bất cứ nơi nào từ các công trình kiến trúc độc đáo như: Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến… cho đến chùa chùa Ông, chùa Cầu hay là Lai Viễn kiều, thậm chí từng mái nhà trên phố cổ Hội An người ta đều dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của các cặp "mắt cửa" nơi cửa chính ra vào.
Những con mắt cửa được làm bằng gỗ, chạm khắc rất công phu, mang nhiều hình dáng, màu sắc độc đáo luôn thu hút sự chú ý của khách tứ phương nhưng ít ai biết, "mắt cửa" chính là nét văn hoá tâm linh từ xa của cư dân Phố Hội, cũng chính nó đã góp phần gìn giữ Hội An đến ngày nay.
Có nhiều chú giải về sự hiện diện của những con mắt cửa này. Nhưng đa phần, mắt cửa treo trước nhà là bởi nó được coi như mắt thần canh giữ cho ngôi nhà. Vừa là vật trang trí vừa mang yếu tố tâm linh, như những vị thần đem đến sự an lạc, xua đuổi điều càn quái, xấu xa.
Theo các bậc cao niên của Phố Hội thì đó là con mắt của tướng Uất Lũy, tục gọi là Thần giữ cửa theo một tích liên quan đến tín ngưỡng của người Hoa từ hàng trăm năm trước khi đến với phố cổ Hội An.
Tương truyền, vào thời cổ đại, trên núi Độ Sóc ở biển Đông, có một cây đào thần kỳ, thân và gốc lớn tới ba dặm; tại gốc đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên gọi Thần Đồ và Uất Lũy chuyên cai quản lũ quỷ dữ; con quỷ nào ác độc đều bị hai vị thần trói bằng thừng bện bằng cây sậy, đem cho hổ ăn. Do đó, Hoàng Đế đã sai người lấy gỗ đào tạc hình Thần Đồ, Uất Lũy và con hổ, lại gài cả thừng bằng sậy vào đó, rồi để bên cửa để trừ tà đuổi quỷ, tục gọi là Môn thần.
Với người Việt, hai ông thiện, ác thường thấy ở các đình chùa, miếu mạo cũng là những vị thần giữ cửa. Các vị thần uy nghi, được đặt hai bên lối ra vào của đình chùa như một hình tượng của sự trấn giữ, xua đuổi tà mai, giữ gìn sự an lành, yên bình cho ngôi chùa. Và các vị thần được cách điệu, án ngữ trong các ngôi nhà ở Hội An nhằm giữ cho sự bình an của những chủ nhân ngôi nhà.
Ở Hội An, có đến hơn 20 kiểu mắt cửa khác nhau. Đa phần có dạng hình tròn, hình lục giác, bát giác hoặc cắt khấc thành 6 hoặc 8 đầu cánh hoa cúc, một số ít có dạng hình vuông, hình nửa khối cầu dẹt, hay hình âm dương...
Mắt cửa được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành. Phần tâm thường trang trí hình lưỡng nghi, sơn hai màu đen trắng, trông như nhụy hoa, hình chữ triện, âm dương, hoặc chữ phúc, chữ thọ, hay quẻ kinh dịch...
Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề, hình bát quái, hình hồi văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ phúc... rất đa dạng và phong phú. Thậm chí có nơi là 2 chữ "song hỉ", hay chữ ký tự cổ xưa... mang nhiều ý nghĩa tâm linh.
Cụ ông La Vĩnh Diệu, một bậc cao niên “thất thập” ở Hội An cho biết: "Mắt cửa mang ý nghĩa độc đáo của nhà cổ Hội An. Nó tượng trưng cho ý thức tín ngưỡng, mong muốn mọi sự an bình đến với ngôi nhà và chủ nhân".
Cốt lõi văn hóa Hội An
Sự tương đồng về tập quán thờ thần cùng đặc tính dễ thích nghi của người Việt với sự giao thoa của bốn cộng đồng dân cư gồm: Chăm, Việt, Hoa, Nhật mang lại ý nghĩa đặc trưng riêng cho phố cổ Hội An và được gìn giữ đến ngày nay.
Mặc dù đôi mắt cửa là vật trang trí nhưng theo quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Hội An thì ngôi nhà, hay đôi mắt cửa ở đây cũng mang một tâm hồn, xuất phát từ quan niệm "vạn vật hữu linh", tức mọi thứ đều có linh hồn. Do đó, mắt cửa ở Hội An đã được “khai quang” làm cho nó trở nên linh thiêng hơn và có chức năng bảo vệ cho ngôi nhà, giống như đôi mắt thần giữ nhà giữ cửa để mang lại bình yên cho mỗi mái nhà nơi đây.
Trải qua thời gian, mắt cửa ở các ngôi nhà cổ Hội An được "biến tấu" với nhiều hình dạng, nhưng tất cả đều thể hiện cho khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh được hoạn nạn, rủi ro, tránh không cho tà ma xâm phạm vào nhà, gây nên bệnh tật, gia đình xào xáo, việc làm ăn bị thất bại…
Và mặc dù tục cúng bái thần Cửa ít được diễn ra theo nghi lễ. Nhưng hàng đêm, hay sáng sớm, người dân phố Hội đều cắm hai bên cánh cửa một cây nhang, như thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các vị thần.
“Mắt cửa như một nhân chứng sống cho nét văn hóa riêng của người dân phố Hội, khi mà tốc độ thị hóa đang thâm nhập ngày càng sâu vào mỗi nếp nhà cổ Hội An. Nó giúp người Hội An soi mình, nhìn đời và răn dạy con cháu. Mắt cửa như cốt cách của cư dân Phố Hội, sáng trong và hướng thiện”, cụ ông La Vĩnh Diệu nói.
Triết lý "vạn vật hữu linh" luôn tồn tại song hành với đời sống văn hoá tâm linh của người Hội An, nó gìn giữ, lưu truyền và tạo ra "cái hồn" riêng của từng mái nhà phố Hội.
Để cho đến nay, mắt cửa ở Hội An luôn giữ cho mình những bí ẩn riêng, mà giới nghiên cứu mãi đi tìm lời giải cho sự tồn tại của cốt cách con người Hội An không bị pha tạp bởi sự xô bồ của phố thị.
Xuân Mai
Mắt cửa hay môn thần
Đi dọc các tuyến phố trong lòng phố cổ Hội An, bất cứ nơi nào từ các công trình kiến trúc độc đáo như: Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến… cho đến chùa chùa Ông, chùa Cầu hay là Lai Viễn kiều, thậm chí từng mái nhà trên phố cổ Hội An người ta đều dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của các cặp "mắt cửa" nơi cửa chính ra vào.
Những con mắt cửa được làm bằng gỗ, chạm khắc rất công phu, mang nhiều hình dáng, màu sắc độc đáo luôn thu hút sự chú ý của khách tứ phương nhưng ít ai biết, "mắt cửa" chính là nét văn hoá tâm linh từ xa của cư dân Phố Hội, cũng chính nó đã góp phần gìn giữ Hội An đến ngày nay.
Đi dọc các tuyến phố trong lòng phố cổ Hội An, bất cứ đâu, từ các công trình kiến trúc đến cái ngôi nhà cổ, mắt cửa luôn hiện hữu |
Theo các bậc cao niên của Phố Hội thì đó là con mắt của tướng Uất Lũy, tục gọi là Thần giữ cửa theo một tích liên quan đến tín ngưỡng của người Hoa từ hàng trăm năm trước khi đến với phố cổ Hội An.
Những con mắt cửa được làm bằng gỗ, chạm khắc rất công phu, mang nhiều hình dáng, màu sắc |
Với người Việt, hai ông thiện, ác thường thấy ở các đình chùa, miếu mạo cũng là những vị thần giữ cửa. Các vị thần uy nghi, được đặt hai bên lối ra vào của đình chùa như một hình tượng của sự trấn giữ, xua đuổi tà mai, giữ gìn sự an lành, yên bình cho ngôi chùa. Và các vị thần được cách điệu, án ngữ trong các ngôi nhà ở Hội An nhằm giữ cho sự bình an của những chủ nhân ngôi nhà.
Mắt cửa giúp người Hội An tĩnh tâm hơn trước sự xô bồ của đô thị hiện đại |
Ở Hội An có đến hơn 20 kiểu mắt cửa độc đáo |
Mắt cửa được chia thành hai phần: phần tâm và phần vành. Phần tâm thường trang trí hình lưỡng nghi, sơn hai màu đen trắng, trông như nhụy hoa, hình chữ triện, âm dương, hoặc chữ phúc, chữ thọ, hay quẻ kinh dịch...
Còn phần vành bao quanh bên ngoài tâm, tạo dáng hoa cúc 6 hoặc 8 cánh mà cánh của nó xoáy hình lá đề, hình bát quái, hình hồi văn, hình giao long, hình bốn hoặc năm con dơi bao quanh chữ phúc... rất đa dạng và phong phú. Thậm chí có nơi là 2 chữ "song hỉ", hay chữ ký tự cổ xưa... mang nhiều ý nghĩa tâm linh.
Theo các bậc cao niên của Phố Hội thì đó là con mắt của tướng Uất Lũy, tục gọi là Thần giữ cửa |
Cụ ông La Vĩnh Diệu, một bậc cao niên “thất thập” ở Hội An cho biết: "Mắt cửa mang ý nghĩa độc đáo của nhà cổ Hội An. Nó tượng trưng cho ý thức tín ngưỡng, mong muốn mọi sự an bình đến với ngôi nhà và chủ nhân".
Cốt lõi văn hóa Hội An
Sự tương đồng về tập quán thờ thần cùng đặc tính dễ thích nghi của người Việt với sự giao thoa của bốn cộng đồng dân cư gồm: Chăm, Việt, Hoa, Nhật mang lại ý nghĩa đặc trưng riêng cho phố cổ Hội An và được gìn giữ đến ngày nay.
Mắt cửa ở Hội An rất đa dạng và phong phú |
Trải qua thời gian, mắt cửa ở các ngôi nhà cổ Hội An được "biến tấu" với nhiều hình dạng, nhưng tất cả đều thể hiện cho khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tránh được hoạn nạn, rủi ro, tránh không cho tà ma xâm phạm vào nhà, gây nên bệnh tật, gia đình xào xáo, việc làm ăn bị thất bại…
Mắt cửa ở Hội An luôn là câu hỏi thú vị cho giới nghiên cứu văn hóa và con người Hội An |
“Mắt cửa như một nhân chứng sống cho nét văn hóa riêng của người dân phố Hội, khi mà tốc độ thị hóa đang thâm nhập ngày càng sâu vào mỗi nếp nhà cổ Hội An. Nó giúp người Hội An soi mình, nhìn đời và răn dạy con cháu. Mắt cửa như cốt cách của cư dân Phố Hội, sáng trong và hướng thiện”, cụ ông La Vĩnh Diệu nói.
Triết lý "vạn vật hữu linh" luôn tồn tại song hành với đời sống văn hoá tâm linh của người Hội An, nó gìn giữ, lưu truyền và tạo ra "cái hồn" riêng của từng mái nhà phố Hội.
Một trong những kiểu mắt cửa thông dụng được người Hội An gìn giữ cho đến ngày nay |
Xuân Mai
Bình luận