• Zalo

BHXH Việt Nam: 28 năm nỗ lực vì sự nghiệp an sinh xã hội

An SinhChủ Nhật, 02/07/2023 18:34:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trải qua 28 năm xây dựng và phát triển, ngành BHXH Việt Nam từng bước khẳng định chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH).

Nhân kỷ niệm ngày thành lập ngành, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh có cuộc trao đổi, chia sẻ về chặng đường 28 năm tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với nhiều trọng trách nhưng cũng không ít vinh dự, tự hào của ngành.

- Qua 28 năm xây dựng và phát triển, ngành BHXH Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước. Tổng Giám đốc có thể chia sẻ cụ thể về một số thành tựu nổi bật mà ngành đạt được trong 28 năm qua?

Phát triển BHXH, BHYT theo hướng bao phủ toàn dân là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Với ý nghĩa đó, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH Việt Nam trong 28 năm qua góp phần đưa các chính sách này ngày càng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, quỹ BHXH, BHYT đã trở thành các quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, quỹ BHXH, BHYT đã trở thành các quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Thứ nhất, chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. 

Thứ hai, công tác truyền thông chính sách, pháp luật được coi trọng, đổi mới cả về nội dung, hình thức theo hướng hiện đại, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm chủ thể, đặc điểm từng vùng miền, phong tục tập quán, trong đó tập trung vào nhóm tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình; triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh truyền thông trên phạm vi toàn quốc. 

Thứ ba, công tác phát triển người tham gia là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành, góp phần mở rộng độ bao phủ, tiến tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân mà các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đề ra. 

Thứ tư, công tác giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT được ngành BHXH Việt Nam thực hiện kịp thời, đúng quy định; đặc biệt chuyển đổi hiệu quả phương thức quản lý từ thủ công sang hiện đại, việc giải quyết chế độ cho người tham gia căn cứ vào dữ liệu quản lý quá trình tham gia, đảm bảo nguyên tắc "đóng - hưởng"; phương thức hoạt động của hệ thống được đổi mới theo hướng phục vụ. 

Thứ năm, công tác quản lý tài chính, đầu tư quỹ đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành các quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH. 

Thứ sáu, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số (CĐS) của ngành cũng được đặc biệt quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt. 

Có thể khẳng định, những kết quả này có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng; sự vào cuộc, phối hợp tích cực của các Bộ, ngành và địa phương trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; đặc biệt là tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực vượt khó vươn lên của đội ngũ CCVC trong toàn ngành BHXH Việt Nam để thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

- Kết quả ngành BHXH Việt Nam đạt được trong 28 năm qua là rất toàn diện. Trong đó, công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, CĐS của ngành mang lại lợi ích lớn cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN, được các cấp các ngành và cộng đồng xã hội đánh giá cao. Tổng Giám đốc đánh giá thế nào về những thay đổi mang tính “đột phá” này?

Có thể thấy, các hoạt động của ngành, cũng như các giao dịch của người tham gia, người dân, đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH được thực hiện trên môi trường số đã giúp giảm tải tối đa thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động thay vì phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH; giúp doanh nghiệp, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin, cũng như hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý, sử dụng, phòng chống gian lận, trục lợi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN;...

BHXH Việt Nam cũng đã triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp trong KCB BHYT.

BHXH Việt Nam cũng đã triển khai thí điểm tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp trong KCB BHYT.

Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, trong 3 năm qua, nhờ cải cách TTHC và hệ thống CNTT hiện đại, cơ quan BHXH các cấp kịp thời cung cấp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu về người tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN để phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; đồng thời, góp phần triển khai nhanh chóng, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Với nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) được cập nhật thường xuyên và hệ thống CNTT phủ rộng, việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam với các Bộ, ngành giúp chuẩn hóa dữ liệu, vừa phục vụ công tác quản lý vừa phục vụ cho việc cải cách, liên thông TTHC góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, vì quyền - lợi ích của người dân, đơn vị và doanh nghiệp.

Đây cũng là minh chứng cho thấy công tác CĐS của ngành đang có hướng đi đúng, đem lại những kết quả tích cực, góp phần phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn.

- Qua 28 năm xây dựng và phát triển, ngành BHXH Việt Nam không ngừng phát triển về mọi mặt, vị thế và vai trò của ngành ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và hoàn thành mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam cần tập trung những giải pháp gì trong thời gian tới thưa ông?

Để tiếp tục thực hiện thành công các kế hoạch dài hạn và bền vững hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, chúng tôi xác định các giải pháp theo định hướng “kiến tạo” phải được toàn ngành triển khai với tinh thần chủ động, đồng bộ và toàn diện. 

Thứ nhất, tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; các Đề án, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo các lộ trình đến năm 2025, 2030); tổ chức thực hiện có hiệu quả các Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn - Vệ sinh lao động,…

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội tổ chức, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; phát triển ngành BHXH Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, đúng trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào nhóm người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thứ tư, đảm bảo diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục phát triển một cách bền vững; giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; đặc biệt là công tác thanh tra chuyên ngành; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; các hành vi gian lận, trục lợi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

BHXH Việt Nam luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường và rà soát, đơn giản hóa các TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các quy trình nghiệp vụ để thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo đơn giản, dễ dàng, thuận tiện nhất cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức cung cấp DVC, nâng cao chất lượng DVC trực tuyến toàn trình của ngành;

Đẩy mạnh chi trả chế độ qua các tổ chức DVC, chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ; đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, đảm bảo tốt nhất quyền lợi và tăng mức độ hài lòng với người tham gia.

Thứ bảy, tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống CSDL chuyên ngành về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là CSDL quốc gia về bảo hiểm; tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các Bộ, ngành; nghiên cứu, triển khai các nền tảng, giải pháp kỹ thuật mới phục vụ CĐS của ngành, nhất là việc xây dựng hệ thống phân tích xử lý dữ liệu lớn (Big Data), áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Đây là những giải pháp mang tính chiến lược, có vài trò bản lề trong việc quản trị và trong công tác phục vụ của ngành, nhằm đem lại những thuận lợi và lợi ích cao nhất cho Nhân dân, đơn vị, doanh nghiệp của ngành.

100% TTHC của Ngành đã được cung cấp DVC trực tuyến toàn trình và phối hợp tích hợp trên Cổng DVC Quốc gia, giúp người dân có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi.

100% TTHC của Ngành đã được cung cấp DVC trực tuyến toàn trình và phối hợp tích hợp trên Cổng DVC Quốc gia, giúp người dân có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi.

Thứ tám, tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ CCVC có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu; phát triển ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì, mở rộng các hoạt động hợp tác song phương và đa phương nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế phục vụ cho sự phát triển của ngành.

Thứ chín, nắm chắc, theo sát tình hình thực tế, nhất là các vấn đề phát sinh gây khó khăn, ảnh hưởng tới an sinh xã hội của người dân, hoạt động của doanh nghiệp; chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xử lý kịp thời các vướng mắc; hoặc đề xuất cơ quan thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo tốt nhất quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN cho người người lao động, doanh nghiệp theo quy định.

Tôi tin tưởng rằng, với những thành quả tăng trưởng bền vững xuyên suốt 28 năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; với sự phối hợp chủ động, tích cực của các bộ, ngành, cấp uỷ chính quyền các địa phương; cùng sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí một lòng của toàn thể CCVC, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, ghi dấu mốc phát triển ấn tượng cho giai đoạn 30 năm xây dựng và phát triển vào năm 2025 tới đây.

- Trân trọng cảm ơn ông.

Bảo Anh
Bình luận
vtcnews.vn