(VTC News) – Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Liberia đang sụp đổ, bệnh viện đóng cửa và nhân viên y tế chạy khỏi dịch Ebola.
Bộ trưởng ngoại giao Liberia, ông Augustine Ngafuan Kpehe cho biết: Hệ thống y tế ở đây đang ngày càng xấu đi, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang sụp đổ. Mọi người không chỉ chết vì ebola mà còn chết vì những căn bệnh thông thường. Hậu quả của việc này sẽ tác động lâu dài đến đất nước Liberia.
“Lo ngại lớn nhất của tôi là bao nhiêu người sẽ chết. Ngay bây giờ, dịch bệnh này đã ngoài tầm kiểm soát và lây lan từ chỗ này đến chỗ khác", ông Ngafuan nói.
Cũng theo ông này, số lượng bác sỹ và y tá được đào tạo tại Liberia đã thiếu trầm trọng sau nhiều năm nội chiến.
Ngoài ra, lượng nhân viên y tế bị lây nhiễm bệnh phải cách ly, thậm chí có nhân viên sợ lây nhiễm. Cả nước Liberia ‘đánh’ lại đại dịch với 50 bác sỹ để bảo vệ 4 triệu dân.
Đến nay, 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus Ebola là Liberia, Guinea và Sierra Leone. Đây là căn bệnh vượt quá khả năng của ba quốc gia. Họ rất cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
USAID, cơ quan viện trợ quốc tế cam kết hỗ trợ thêm 5 triệu USD. Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ 200 triệu USD tài trợ khẩn cấp để chống lại các bệnh tật.
Theo thông tin từ WHO, từ ngày 02-04/8/2014 ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới bao gồm 45 trường hợp tử vong tại Guinea (10 mắc, 5 tử vong), Liberia (48 mắc, 27 tử vong), Nigeria (5 mắc, 0 tử vong), Sierra Leone (45 mắc, 13 tử vong).
Như vậy, tính đến ngày 04/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1711 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria(9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt ghi nhận trên 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút Ebola.
» Ảnh: Kinh hoàng vi rút Ebola đang đe dọa loài người
» Nỗi kinh hoàng từ vi rút Ebola - đại dịch mới của thế giới
» Bệnh nhân Ebola tử vong đáng sợ như thế nào?
» Nguy cơ lây dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola
Nam Anh (Theo Reuters)
Bộ trưởng ngoại giao Liberia, ông Augustine Ngafuan Kpehe cho biết: Hệ thống y tế ở đây đang ngày càng xấu đi, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang sụp đổ. Mọi người không chỉ chết vì ebola mà còn chết vì những căn bệnh thông thường. Hậu quả của việc này sẽ tác động lâu dài đến đất nước Liberia.
Cũng theo ông này, số lượng bác sỹ và y tá được đào tạo tại Liberia đã thiếu trầm trọng sau nhiều năm nội chiến.
Ngoài ra, lượng nhân viên y tế bị lây nhiễm bệnh phải cách ly, thậm chí có nhân viên sợ lây nhiễm. Cả nước Liberia ‘đánh’ lại đại dịch với 50 bác sỹ để bảo vệ 4 triệu dân.
Đến nay, 3 quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus Ebola là Liberia, Guinea và Sierra Leone. Đây là căn bệnh vượt quá khả năng của ba quốc gia. Họ rất cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
USAID, cơ quan viện trợ quốc tế cam kết hỗ trợ thêm 5 triệu USD. Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ 200 triệu USD tài trợ khẩn cấp để chống lại các bệnh tật.
Theo thông tin từ WHO, từ ngày 02-04/8/2014 ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới bao gồm 45 trường hợp tử vong tại Guinea (10 mắc, 5 tử vong), Liberia (48 mắc, 27 tử vong), Nigeria (5 mắc, 0 tử vong), Sierra Leone (45 mắc, 13 tử vong).
Như vậy, tính đến ngày 04/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1711 trường hợp nhiễm vi rút Ebola trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria(9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt ghi nhận trên 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút Ebola.
» Ảnh: Kinh hoàng vi rút Ebola đang đe dọa loài người
» Nỗi kinh hoàng từ vi rút Ebola - đại dịch mới của thế giới
» Bệnh nhân Ebola tử vong đáng sợ như thế nào?
» Nguy cơ lây dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola
Nam Anh (Theo Reuters)
Bình luận