Hầu như bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây ra phản ứng da và một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh, thuốc chống động kinh có tỷ lệ phát ban do thuốc xấp xỉ từ 1% đến 5%.
Ảnh hưởng của thuốc đối với bệnh vảy nến có thể khác nhau:
- Thuốc có thể kích hoạt bệnh ở bệnh nhân mang gen bệnh vảy nến.
- Thuốc có thể kích hoạt bệnh ở bệnh nhân không mang gen bệnh vảy nến.
- Thuốc có thể làm trầm trọng sang thương vảy nến hiện có.
- Thuốc có thể làm bùng phát vảy nến trên da bình thường trên lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến.
Xét về mối liên quan giữa thuốc và bệnh vảy nến, những thuốc điều trị có thể được phân nhóm như sau:
- Những thuốc có bằng chứng mạnh mẽ đã được báo cáo về mối liên quan với nguyên nhân gây bệnh vảy nến bao gồm lithium, thuốc ức chế bê-ta, và thuốc kháng sốt rét tổng hợp.
- Những thuốc có các nghiên cứu đáng kể nhưng không đủ dữ liệu để ủng hộ cho việc thuốc gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến.
- Những thuốc đôi khi được báo cáo là có liên quan với việc gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến.
Thuốc làm kích hoạt vảy nến có thể chia làm 2 loại:
Thuốc gây ra bệnh vảy nến: việc ngừng loại thuốc này sẽ giúp tình trạng bệnh không bị tiến triển xấu hơn nữa. Dạng này có khuynh hướng xảy ra theo một kiểu mới ở bệnh nhân không có tiền sử gia đình hay tiền sử trước đây bị bệnh vảy nến. Biểu hiện lâm sàng của những sang thương thường giống với vảy nến thể mủ, thường không có tổn thương ở móng hay kết hợp với viêm khớp.
Thuốc làm trầm trọng bệnh vảy nến: làm cho bệnh tiến triển thậm chí ngay cả khi ngưng dùng loại thuốc đó, và thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử bị vảy nến hay có mang gen gây bệnh vảy nến. Bệnh nhân có thể bị sang thương vảy nến tồn tại trước đó trở nên tồi tệ hơn, hoặc phát triển những sang thương mới trên vùng da chưa bị ảnh hưởng trước đây. Xét nghiệm mô học cho thấy, những đặc điểm đặc trưng hơn của vảy nến thông thường.
Hai phản ứng trên không được nhầm lẫn với “phát ban do thuốc có dạng vảy nến”. Đây là một thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh mà trên lâm sàng hay trên xét nghiệm mô học giống với bệnh vảy nến ở vài điểm trong quá trình bệnh. Loại phát ban này thường kết hợp với viêm da tiết bã, vảy nến đỏ nang lông, giang mai thứ phát, vẩy phấn hồng, nhiễm nấm, và một số bệnh ác tính.
Một số thuốc gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến:
Mặc dù nhiều thuốc đã được gợi ý là gây kích hoạt bệnh vảy nến, bằng chứng mạnh mẽ nhất là lithium, thuốc ức chế bê-ta, thuốc kháng sốt rét, thuốc kháng viêm không steroid, và Tetracycline. Thêm vào đó, thuốc ức chế men chuyển, Interferons, Digoxin, Clonidine, Carbamazepine, Valproic acid, thuốc ức chế kênh Calcium, yếu tố kích thích khúm bạch cầu hạt, Potassium Iodide, Ampicillin, Penicillin, Progesterone, Morphine, và Acetazolamide đã được báo cáo là làm nặng thêm bệnh vảy nến.
Thuốc | Cơ chế tác dụng | Nhận xét |
Ức chế bê-ta | Phản ứng quá mẫn muộn, đáp ứng qua trung gian miễn dịch, và giảm cAMP trong thượng bì và hiệu quả là tăng trao đổi ở tế bào thượng bì. | Cả thuốc chọn lọc trên tim và không chọn lọc trên tim đã được gợi ý nhưng tần suất thì thuốc không chọn lọc trên tim cao hơn. Với thuốc bôi Timolol, đã có báo cáo gây ra bệnh vảy nến và gây chuyển dạng vảy nến, từ vảy nến thông thường (thể mảng) sang vảy nến thể đỏ da toàn thân. |
Lithium | Tác dụng trực tiếp bằng cách ức chế sự biệt hóa tế bào và dẫn đến sự mất điều hòa Cytokine; gây viêm và tác dụng gián tiếp bằng cách làm giảm nồng độ cAMP. | Kích hoạt hay gây ra vảy nến thể mảng mãn tính, vảy nến mủ khu trú hay toàn thân và thậm chí vảy nến thể đỏ da toàn thân. |
Thuốc Kháng Sốt Rét | Có thể kích hoạt vảy nến bằng cách ức chế enzyme Transglutaminase. | Không gây ra vảy nến mặc dù chúng được biết kích hoạt vảy nến ở 18% bệnh nhân. |
NSAIDs | Ức chế con đường cyclo-oxygenase , dẫn đến sự tích tụ leukotriene và do đó làm nặng thêm bệnh vảy nến | |
Tetracyclines | Có thể kích hoạt vảy nến hoặc bằng cách ức chế cAMP hoặc bằng cách gây ra hiện tượng Koebner do khả năng gây nhạy cảm với ánh sáng. |
Điều quan trọng đối với bệnh nhân là phải cung cấp thông tin cho bác sĩ về tất cả những thuốc đang dùng, và khi những sang thương được lưu ý đầu tiên, hay khi họ chú ý những sang thương cũ trở nên tệ hơn. Trong một số trường hợp, sự bùng phát những sang thương mới có thể xảy ra sau nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng, khi điều này xảy ra có thể khó xác định chính xác mối liên quan về nguyên nhân giữa một thuốc và một đợt bùng phát.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập web: http://drmichaels.vn/ hoặc http://drmichaels.vn/giai-phap-dr-michaels/truoc-va-sau-11/
Hệ thống phòng khám chuyên khoa Dr Michaels Psoriasis & Skin Clinic tại 87 Trần Não, Quận 2, TP.HCM và 114A Mai Hắc Đế, Hà Nội áp dụng phương pháp Dr Michaels sử dụng các loại thảo dược để điều trị vảy nến, viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu khác. Cơ sở được áp dụng theo tiêu chuẩn, phác đồ tương tự các phòng khám chuyên khoa Dr Michaels tại Australia, châu Âu với nguồn thảo dược được sản xuất, nhập khẩu từ Australia.
Phương pháp Dr Michaels do giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Michaels Tirant phát triển hơn 30 năm qua và được thừa nhận rộng rãi để điều trị vảy nến và nhiều bệnh da liễu khác. Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu đánh giá y học tại nhiều nước châu Âu đã chứng minh giải pháp của tiến sĩ Michaels Tirant đạt hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Phương pháp này cũng được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Bình luận