(VTC News) - Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là cán bộ văn phòng, ngồi nhiều ít vận động, người cao tuổi.
Đây là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Theo các chuyên gia, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ thường là cán bộ văn phòng, lái xe và nam giới uống rượu, bia nhiều.
Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mãn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ.
Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội và trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng.
Để hiểu rõ về căn bệnh này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Tất Tố, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.
PV: Hiện nay, trĩ là một căn bệnh khá phổ biến làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Xin PGS cho biết cụ thể hơn về căn bệnh này?
PGS TS Mai Tất Tố: Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng – hậu môn). Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi (50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là 1 lần trong đời).
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ nặng do thành các tĩnh mạch giãn mỏng có thể dễ thủng/rách gây chảy máu nhiều, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra khi đi đại tiện do phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
PV: Thưa PGS, việc sử dụng thuốc đông y chữa bệnh trĩ có thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh hay không. Xin ông cho biết cụ thể những ưu điểm của đông y trong việc điều trị căn bệnh này?
PGS TS Mai Tất Tố: Bệnh trĩ tuy biểu hiện ở trực tràng – hậu môn nhưng theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do sự kết hợp giữa hai yêu tố bên ngoài (ngoại tà) và yếu tố bên trong (nội nhân) gây ra.
Ngoại tà khi xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tràng vị, dẫn đến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt bị tụ lại ở trực tràng gây nên bệnh. Mặt khác, các yếu tố bên trong cơ thể do rối loạn chức năng của các tạng phủ, mất cân bằng âm dương, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch trực tràng giãn to tạo thành bệnh trĩ.
Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng “tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…) thì phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.
Theo y học cổ truyền còn có một số tác nhân góp phần phát triển bệnh trĩ, do thể tạng và cấu trúc hậu môn; lỏng lỵ kéo dài; táo bón …Các bài thuốc Đông y điều trị trĩ thường nhằm vào điều trị căn nguyên, bồi bổ tỳ vị tăng cường thể lực, kết hợp với điều trị triệu chứng .
PV: Được biết gia đình ông đã sở hữu bài thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm dùng để điều trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ. Vậy ông có thể nói rõ hơn về bài thuốc này?
PGS TS Mai Tất Tố: Gia đình tôi nhiều đời chữa bệnh bằng phương pháp đông y, có uy tín ở địa phương.
Từ đời ông nội đến đời bố tôi đã có một số bài thuốc gia truyền rất hay, trong đó có bài thuốc trị bệnh trĩ. Hầu như những bệnh nhân trong vùng bị trĩ đến chữa bằng bài thuốc này và đều khỏi. Ban đầu thuốc ở dạng thang sắc uống, về sau chuyển sang dạng thuốc bột.
Gia đình tôi đã quyết định giao lại bài thuốc gia truyền này cho Công ty cổ phần Traphaco vì bài thuốc đã giúp được rất nhiều người chữa khỏi căn bệnh trĩ, cần phải lưu lại và điều trị rộng rãi cho nhiều người bệnh. Năm nay tôi đã ngoài 75 tuổi, tôi sợ rằng ra đi đột ngột mà không kịp truyền lại bài thuốc hay.
Tôi lựa chọn bàn giao cho công ty Traphaco vì nhiều lý do: Đây là công ty dược có uy tín trong nước và quốc tế, nhất là về lĩnh vực đông dược. Những người lãnh đạo công ty là những người có tâm, có bản lĩnh, có trình độ, nghiêm túc, đáng tin cậy, cơ sở và trang thiết bị sản xuất đông dược của Traphaco vào loại lớn và hiện đại nhất nước ta; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Với những điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất và con người của Traphaco là cơ sở vững chắc để đảm bảo chất lượng của thuốc. Mặt khác sự chuyển dạng từ dạng bột sang dạng viên hoàn cứng với quy trình chiết xuất về cơ bản không có gì khác nhau nên vẫn đảm bảo hiệu lực của phương thuốc gia truyền.
PV: PGS có những lời khuyên nào trong việc phòng bệnh cũng như cách điều trị đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ?
PGS TS Mai Tất Tố: Theo tôi, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém. Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, dùng đúng liều và đúng thời gian quy định.
Cách phòng bệnh tốt nhất là chế độ ăn uống thích hợp, dùng thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh (rau khoai lang, rau mùng tơi…); ăn hoa quả tươi (chuối, đu đủ..); hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu. Uống nhiều nước để làm phân mềm, chống táo bón, đảm bảo lượng nước uống nhiều hơn 02 lít/ngày;
Không nên nhịn đi vệ sinh vì phân sẽ tích tụ lâu ở ruột trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đi ngoài; Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Trong trường hợp phải đứng hoặc ngồi lâu nên nghỉ giải lao giữa giờ để thay đổi tư thế.
Ngoài ra, cần sinh hoạt điều độ và tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ, bơi lội…giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo; Điều trị một số bệnh mãn tính làm tăng áp lực ổ bụng và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn như lỵ, viên phế quản, giãn phế quản…
PV: Xin cảm ơn PGS!
Theo Traphaco
Đây là bệnh phổ biến ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
PGS TS Mai Tất Tố |
Ngoài ra, các đối tượng bị bệnh táo bón mãn tính cũng hay mắc bệnh trĩ. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ.
Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội và trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng.
Để hiểu rõ về căn bệnh này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Tất Tố, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.
PV: Hiện nay, trĩ là một căn bệnh khá phổ biến làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Xin PGS cho biết cụ thể hơn về căn bệnh này?
PGS TS Mai Tất Tố: Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng – hậu môn). Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi (50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là 1 lần trong đời).
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng lên gây ngứa ngáy khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trĩ thò ra ngoài, cọ sát khi vận động. Khi bệnh trĩ nặng do thành các tĩnh mạch giãn mỏng có thể dễ thủng/rách gây chảy máu nhiều, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu.
Ngoài ra khi đi đại tiện do phải rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
PV: Thưa PGS, việc sử dụng thuốc đông y chữa bệnh trĩ có thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh hay không. Xin ông cho biết cụ thể những ưu điểm của đông y trong việc điều trị căn bệnh này?
PGS TS Mai Tất Tố: Bệnh trĩ tuy biểu hiện ở trực tràng – hậu môn nhưng theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do sự kết hợp giữa hai yêu tố bên ngoài (ngoại tà) và yếu tố bên trong (nội nhân) gây ra.
Ngoại tà khi xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tràng vị, dẫn đến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt bị tụ lại ở trực tràng gây nên bệnh. Mặt khác, các yếu tố bên trong cơ thể do rối loạn chức năng của các tạng phủ, mất cân bằng âm dương, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch trực tràng giãn to tạo thành bệnh trĩ.
Nhiều thầy thuốc Đông y cho rằng “tất cả các nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ đều tác động đến tỳ vị làm tỳ vị hư yếu mới làm bệnh trĩ bùng phát. Vì vậy, để chữa trị và dự phòng sự tái phát bệnh trĩ, ngoài việc điều trị triệu chứng (làm teo các búi trĩ, chống táo bón, chống chảy máu…) thì phải tập trung vào điều trị gốc bệnh, đặc biệt là phải lấy việc bổ dưỡng tỳ vị làm chính.
Theo y học cổ truyền còn có một số tác nhân góp phần phát triển bệnh trĩ, do thể tạng và cấu trúc hậu môn; lỏng lỵ kéo dài; táo bón …Các bài thuốc Đông y điều trị trĩ thường nhằm vào điều trị căn nguyên, bồi bổ tỳ vị tăng cường thể lực, kết hợp với điều trị triệu chứng .
PV: Được biết gia đình ông đã sở hữu bài thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm dùng để điều trị và dự phòng tái phát bệnh trĩ. Vậy ông có thể nói rõ hơn về bài thuốc này?
PGS TS Mai Tất Tố: Gia đình tôi nhiều đời chữa bệnh bằng phương pháp đông y, có uy tín ở địa phương.
Từ đời ông nội đến đời bố tôi đã có một số bài thuốc gia truyền rất hay, trong đó có bài thuốc trị bệnh trĩ. Hầu như những bệnh nhân trong vùng bị trĩ đến chữa bằng bài thuốc này và đều khỏi. Ban đầu thuốc ở dạng thang sắc uống, về sau chuyển sang dạng thuốc bột.
Gia đình tôi đã quyết định giao lại bài thuốc gia truyền này cho Công ty cổ phần Traphaco vì bài thuốc đã giúp được rất nhiều người chữa khỏi căn bệnh trĩ, cần phải lưu lại và điều trị rộng rãi cho nhiều người bệnh. Năm nay tôi đã ngoài 75 tuổi, tôi sợ rằng ra đi đột ngột mà không kịp truyền lại bài thuốc hay.
Tôi lựa chọn bàn giao cho công ty Traphaco vì nhiều lý do: Đây là công ty dược có uy tín trong nước và quốc tế, nhất là về lĩnh vực đông dược. Những người lãnh đạo công ty là những người có tâm, có bản lĩnh, có trình độ, nghiêm túc, đáng tin cậy, cơ sở và trang thiết bị sản xuất đông dược của Traphaco vào loại lớn và hiện đại nhất nước ta; đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Với những điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất và con người của Traphaco là cơ sở vững chắc để đảm bảo chất lượng của thuốc. Mặt khác sự chuyển dạng từ dạng bột sang dạng viên hoàn cứng với quy trình chiết xuất về cơ bản không có gì khác nhau nên vẫn đảm bảo hiệu lực của phương thuốc gia truyền.
PV: PGS có những lời khuyên nào trong việc phòng bệnh cũng như cách điều trị đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ?
PGS TS Mai Tất Tố: Theo tôi, bệnh nhân nên đi khám và điều trị sớm để đạt hiệu quả cao và ít tốn kém. Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, dùng đúng liều và đúng thời gian quy định.
Cách phòng bệnh tốt nhất là chế độ ăn uống thích hợp, dùng thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh (rau khoai lang, rau mùng tơi…); ăn hoa quả tươi (chuối, đu đủ..); hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu. Uống nhiều nước để làm phân mềm, chống táo bón, đảm bảo lượng nước uống nhiều hơn 02 lít/ngày;
Không nên nhịn đi vệ sinh vì phân sẽ tích tụ lâu ở ruột trở nên khô cứng gây khó khăn cho việc đi ngoài; Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Trong trường hợp phải đứng hoặc ngồi lâu nên nghỉ giải lao giữa giờ để thay đổi tư thế.
Ngoài ra, cần sinh hoạt điều độ và tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ, bơi lội…giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo; Điều trị một số bệnh mãn tính làm tăng áp lực ổ bụng và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn như lỵ, viên phế quản, giãn phế quản…
PV: Xin cảm ơn PGS!
Theo Traphaco
Bình luận