(VTC News) - Bắt đầu từ năm 1997, Việt Nam đã chính thức công nhận bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu là một trong những bệnh nghề nghiệp được đền bù về những tổn hại sức khoẻ.
Theo ước tính, cả nước có trên 11 triệu người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất trừ sâu (HCTS) và một số người nhiễm độc mạn tính ước khoảng 2,1 triệu người. Để hiểu rõ hơn về bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ – Bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng khoa Sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, Viện Y tế công cộng TP.HCM - BYT.
- Thưa bác sĩ, nguyên nhân bệnh nhiễm độc HCTS là gì?
HCTS là tên gọi dùng để chỉ các nhóm, chất hóa học tổng hợp được dùng để phòng trừ sâu bệnh có hại nhằm bảo vệ cây trồng trong nông, lâm nghiệp và y tế. Một số nhóm HCTS được sử dụng nhiều ở nước ta là: Nhóm lân hữu cơ, nhóm clo hữu cơ, nhóm cacbamat, nhóm pyrethroid, trong đó nhóm lân hữu cơ và nhóm cacbamat được dùng phổ biến nhất.
Bệnh nhiễm độc HCTS nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý xảy ra do ảnh hưởng, tác động của các loại HCTS lên cơ thể người tiếp xúc trong quá trình lao động, gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng. Theo đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này là người lao động trong các ngành nghề trồng trọt, nông, lâm nghiệp; các cơ sở sản xuất HCTS, cơ sở sang chai, đóng gói, bảo quản, kho tàng, vận chuyển hoặc buôn bán HCTS …
- Thưa bác sĩ, các triệu chứng bệnh độc HCTS là gì?
Tùy theo thời gian tiếp xúc, nồng độ, đặc tính hóa chất, mỗi nhóm hóa chất sẽ có những triệu chứng nhiễm độc lâm sàng khác nhau. Đối với nhiễm độc lân hữu cơ và cacbamat, triệu chứng nhiễm độc là co giật, co cứng cơ, chuột rút rồi liệt cơ, lan nhanh đến cơ hô hấp, lúc này nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, có biểu hiện của tổn thương thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, lẫn lộn, hôn mê. Riêng nhiễm độc HCTS nhóm lân hữu cơ mạn tính có biểu hiện nhức, nặng đầu, choáng váng, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp rối loạn tinh thần, trí tuệ, giật nhãn cầu, viêm thần kinh, liệt các chi … Nhiễm độc HCTS nhóm clo hữu cơ: thường có các biểu hiện bệnh lý toàn thân, đặc biệt là bị kích thích gây liệt hoặc hủy hoại các tế bào thần kinh … Bệnh lý mạn tính của nhiễm độc HCTS nghề nghiệp có thể gặp là các rối loạn cơ quan tạo huyết, thần kinh, ung thư, vô sinh hoặc gây dị tật ở trẻ sơ sinh, đột biến gen do phá hủy nhiễm sắc thể …
Riêng nhiễm độc Pyrethroid thực chất là những chất gây độc chức năng, gây ra hậu quả xấu của sự kích thích quá độ hệ thần kinh. Điều này thể hiện rõ ở chỗ không tìm thấy các dấu hiệu bệnh lý trong hệ thần kinh trung ương ngay cả khi nhiễm độc nặng hoặc nhiều lần. Sau khi bị pyrethroid làm cho biến đổi kênh muối, cơ thể vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, vẫn duy trì được chức năng chọn lựa các ion muối và nối với điện thế màng tế bào thần kinh. Tuy nhiên, về lâu dài, loại hóa chất này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng các cơ quan và hệ thần kinh trong cơ thể.
- Với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ dẫn đến những triệu chứng khác nhau và tác hại nguy hiểm, theo bác sĩ, để phòng ngừa bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu là gì?
Công tác phòng chống trước hết phải bắt đầu từ người tiếp xúc với HCTS. Người lao động phải được huấn luyện kỹ năng với các biện pháp dự phòng cần thiết, được trang bị quần áo bảo hộ lao động như găng, ủng, kính, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc có than hoạt tính. Các thiết bị bảo hộ này khi đã đưa vào sử dụng thì cần lưu ý tuyệt đối không được mang về nhà, thường xuyên giặt rửa các dụng cụ phòng hộ này ít nhất 1 tuần/lần. Nếu công việc có tiếp xúc với HCTS, người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần. Những người có tiền sử mắc các bệnh hệ thần kinh trung ương, rối loạn nội tiết, lao phổi, hen phế quản, bệnh mãn tính đường hô hấp, bệnh hệ tim mạch như suy tuần hoàn, bệnh đường tiêu hóa (loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày – ruột), bệnh gan thận, viêm màng tiếp hợp và viêm giác mạc,… tuyệt đối không được tham gia các công tác liên quan đến các loại hóa chất này.
- Khi bị nhiễm độc hóa chất trừ sâu, các biện pháp sơ cứu nào có thể được áp dụng trước khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện?
Khi người lao động bị nhiễm độc HCTS phải đưa nhanh bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, cởi bỏ quần áo thấm HCTS. Trong trường hợp nạn nhân ngộ độc nặng thuốc trừ sâu có thể bị ngừng thở, vì vậy phải khẩn trương tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo. Nếu gặp trường hợp HCTS bám dính vào vào da và mắt, cần phải rửa ngay mắt bằng một lượng nước sạch nhiều trong thời gian 5 phút bằng xà phòng. Nếu nhiễm đường tiêu hóa thì tuyệt đối không áp dụng biện pháp hô hấp nhân tạo vì sẽ nguy hiểm cho người sơ cứu. Vậy nên, có thể cho bệnh nhân uống nửa cốc dung dịch bicacbonat natri 2%, thêm 2-3 thìa than hoạt tính hoặc tiêm các loại thuốc hỗ trợ rồi nhanh chóng đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất.
Xin cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ.
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Mai Hương
Theo ước tính, cả nước có trên 11 triệu người thường xuyên tiếp xúc với hoá chất trừ sâu (HCTS) và một số người nhiễm độc mạn tính ước khoảng 2,1 triệu người. Để hiểu rõ hơn về bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ – Bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng khoa Sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, Viện Y tế công cộng TP.HCM - BYT.
- Thưa bác sĩ, nguyên nhân bệnh nhiễm độc HCTS là gì?
HCTS là tên gọi dùng để chỉ các nhóm, chất hóa học tổng hợp được dùng để phòng trừ sâu bệnh có hại nhằm bảo vệ cây trồng trong nông, lâm nghiệp và y tế. Một số nhóm HCTS được sử dụng nhiều ở nước ta là: Nhóm lân hữu cơ, nhóm clo hữu cơ, nhóm cacbamat, nhóm pyrethroid, trong đó nhóm lân hữu cơ và nhóm cacbamat được dùng phổ biến nhất.
Bệnh nhiễm độc HCTS nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý xảy ra do ảnh hưởng, tác động của các loại HCTS lên cơ thể người tiếp xúc trong quá trình lao động, gây nên các rối loạn bệnh lý đặc trưng. Theo đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này là người lao động trong các ngành nghề trồng trọt, nông, lâm nghiệp; các cơ sở sản xuất HCTS, cơ sở sang chai, đóng gói, bảo quản, kho tàng, vận chuyển hoặc buôn bán HCTS …
- Thưa bác sĩ, các triệu chứng bệnh độc HCTS là gì?
Tùy theo thời gian tiếp xúc, nồng độ, đặc tính hóa chất, mỗi nhóm hóa chất sẽ có những triệu chứng nhiễm độc lâm sàng khác nhau. Đối với nhiễm độc lân hữu cơ và cacbamat, triệu chứng nhiễm độc là co giật, co cứng cơ, chuột rút rồi liệt cơ, lan nhanh đến cơ hô hấp, lúc này nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, có biểu hiện của tổn thương thần kinh trung ương như nhức đầu, chóng mặt, lẫn lộn, hôn mê. Riêng nhiễm độc HCTS nhóm lân hữu cơ mạn tính có biểu hiện nhức, nặng đầu, choáng váng, mệt mỏi, giảm trí nhớ, ăn, ngủ kém. Một số trường hợp rối loạn tinh thần, trí tuệ, giật nhãn cầu, viêm thần kinh, liệt các chi … Nhiễm độc HCTS nhóm clo hữu cơ: thường có các biểu hiện bệnh lý toàn thân, đặc biệt là bị kích thích gây liệt hoặc hủy hoại các tế bào thần kinh … Bệnh lý mạn tính của nhiễm độc HCTS nghề nghiệp có thể gặp là các rối loạn cơ quan tạo huyết, thần kinh, ung thư, vô sinh hoặc gây dị tật ở trẻ sơ sinh, đột biến gen do phá hủy nhiễm sắc thể …
Riêng nhiễm độc Pyrethroid thực chất là những chất gây độc chức năng, gây ra hậu quả xấu của sự kích thích quá độ hệ thần kinh. Điều này thể hiện rõ ở chỗ không tìm thấy các dấu hiệu bệnh lý trong hệ thần kinh trung ương ngay cả khi nhiễm độc nặng hoặc nhiều lần. Sau khi bị pyrethroid làm cho biến đổi kênh muối, cơ thể vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, vẫn duy trì được chức năng chọn lựa các ion muối và nối với điện thế màng tế bào thần kinh. Tuy nhiên, về lâu dài, loại hóa chất này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng các cơ quan và hệ thần kinh trong cơ thể.
- Với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ dẫn đến những triệu chứng khác nhau và tác hại nguy hiểm, theo bác sĩ, để phòng ngừa bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu là gì?
Công tác phòng chống trước hết phải bắt đầu từ người tiếp xúc với HCTS. Người lao động phải được huấn luyện kỹ năng với các biện pháp dự phòng cần thiết, được trang bị quần áo bảo hộ lao động như găng, ủng, kính, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc có than hoạt tính. Các thiết bị bảo hộ này khi đã đưa vào sử dụng thì cần lưu ý tuyệt đối không được mang về nhà, thường xuyên giặt rửa các dụng cụ phòng hộ này ít nhất 1 tuần/lần. Nếu công việc có tiếp xúc với HCTS, người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần. Những người có tiền sử mắc các bệnh hệ thần kinh trung ương, rối loạn nội tiết, lao phổi, hen phế quản, bệnh mãn tính đường hô hấp, bệnh hệ tim mạch như suy tuần hoàn, bệnh đường tiêu hóa (loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày – ruột), bệnh gan thận, viêm màng tiếp hợp và viêm giác mạc,… tuyệt đối không được tham gia các công tác liên quan đến các loại hóa chất này.
- Khi bị nhiễm độc hóa chất trừ sâu, các biện pháp sơ cứu nào có thể được áp dụng trước khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện?
Khi người lao động bị nhiễm độc HCTS phải đưa nhanh bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, cởi bỏ quần áo thấm HCTS. Trong trường hợp nạn nhân ngộ độc nặng thuốc trừ sâu có thể bị ngừng thở, vì vậy phải khẩn trương tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo. Nếu gặp trường hợp HCTS bám dính vào vào da và mắt, cần phải rửa ngay mắt bằng một lượng nước sạch nhiều trong thời gian 5 phút bằng xà phòng. Nếu nhiễm đường tiêu hóa thì tuyệt đối không áp dụng biện pháp hô hấp nhân tạo vì sẽ nguy hiểm cho người sơ cứu. Vậy nên, có thể cho bệnh nhân uống nửa cốc dung dịch bicacbonat natri 2%, thêm 2-3 thìa than hoạt tính hoặc tiêm các loại thuốc hỗ trợ rồi nhanh chóng đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất.
Xin cảm ơn bác sỹ đã chia sẻ.
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Mai Hương
Bình luận