(VTC News) - Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương vừa tiến hành ca ghép tế bào gốc máu dây rốn cho bệnh nhân nhi Trần Gia Hưng – 3 tuổi quê Hà Nam.
Đây là lần đầu tiên Viện thực hiện ca ghép tế bào gốc cho một bệnh nhân nhi bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đây cũng là ca ghép thứ 166 của Viện và là ca ghép thứ 4 bằng nguồn tế bào gốc máu dây rốn.
Bệnh nhân nhi Trần Gia Hưng phát hiện bệnh Thalassemia từ bé, bệnh nhân được điều trị và truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Mẫu tế bào gốc máu dây rốn ghép cho bệnh nhân được lấy từ máu cuống rốn của em gái bệnh nhân sinh cách đây 2 tháng. Trước đó, khi biết con trai mắc bệnh Thalassemia, hai vợ chồng anh Trần Ngọc Hòa ở Hà Nam quyết định sinh thêm em bé để có cơ hội cứu sống đứa con trai.
Với kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, trong quá trinh mang thai, các bác sỹ đã tiến hành chọc ối để xét nghiệm hai yếu tố: Một là xem thai nhi có mắc bệnh Thalassemia không; hai là HLA của thai nhi có sự hòa hợp với bệnh nhân không.
Kết quả cuối cùng cho thấy, thai nhi không mắc bệnh Thalassemi và có sự hòa hợp HLA hoàn toàn với bệnh nhân. Chính vì vậy mà sau khi sinh thì gia đình đã quyết định dùng mẫu máu cuống rốn của em gái để ghép cho bệnh nhân.
Theo TS. Trần Ngọc Quế - Phó giám đốc Trung tâm tế bào gốc của Viện cho biết: Nguồn tế bào gốc máu dây rốn của người cho mà cùng huyết thống với người nhận khi ghép sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều so với các nguồn tế bào gốc khác.
ThS. BS. Nguyễn Bá Khanh, Trung tâm tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: Nếu bệnh nhân không được chỉ định ghép tế bào gốc thì tiên lượng sẽ rất xấu, đặc biệt là phải truyền máu suốt đời, bên cạnh đó bệnh nhân sẽ gặp một số biến chứng như quá tải sắt (vì truyền máu nhiều lần), nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và suy các cơ quan chức năng như gan, lách, thận...
Ca ghép được tiến hành khá thuận lợi, bệnh nhân sau ghép sức khỏe ổn định và đang được theo dõi nghiêm ngặt trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Viện.
Đây là sự kiện vô cùng đặc biệt, là tin vui đối với bệnh nhân Thalassemia đồng thời mở ra cơ hội mới trong điều trị bệnh Thalassemia tại Việt Nam, một đất nước có trên 10 triệu người đang mang gen bệnh Thalassemia quái ác này.
» Máu bệnh nhân HIV phun, 18 y, bác sỹ nguy cơ phơi nhiễm HIV
» Nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở nam giới
» Bộ trưởng Y tế: Cán bộ y tế phải đổi mới từ trong não, tim, óc và máu
» Giải pháp mới giúp kiểm soát đường huyết
» Người mắc bệnh lạ có thể chảy máu đến chết
Vương Tuấn
Đây là lần đầu tiên Viện thực hiện ca ghép tế bào gốc cho một bệnh nhân nhi bị bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Đây cũng là ca ghép thứ 166 của Viện và là ca ghép thứ 4 bằng nguồn tế bào gốc máu dây rốn.
Bệnh nhân nhi Trần Gia Hưng phát hiện bệnh Thalassemia từ bé, bệnh nhân được điều trị và truyền máu nhiều lần tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Bác sỹ kiểm tra tình hình bệnh nhân sau ghép tế bào gốc. |
Với kỹ thuật xét nghiệm tiên tiến tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, trong quá trinh mang thai, các bác sỹ đã tiến hành chọc ối để xét nghiệm hai yếu tố: Một là xem thai nhi có mắc bệnh Thalassemia không; hai là HLA của thai nhi có sự hòa hợp với bệnh nhân không.
Kết quả cuối cùng cho thấy, thai nhi không mắc bệnh Thalassemi và có sự hòa hợp HLA hoàn toàn với bệnh nhân. Chính vì vậy mà sau khi sinh thì gia đình đã quyết định dùng mẫu máu cuống rốn của em gái để ghép cho bệnh nhân.
Theo TS. Trần Ngọc Quế - Phó giám đốc Trung tâm tế bào gốc của Viện cho biết: Nguồn tế bào gốc máu dây rốn của người cho mà cùng huyết thống với người nhận khi ghép sẽ cho kết quả tốt hơn rất nhiều so với các nguồn tế bào gốc khác.
ThS. BS. Nguyễn Bá Khanh, Trung tâm tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: Nếu bệnh nhân không được chỉ định ghép tế bào gốc thì tiên lượng sẽ rất xấu, đặc biệt là phải truyền máu suốt đời, bên cạnh đó bệnh nhân sẽ gặp một số biến chứng như quá tải sắt (vì truyền máu nhiều lần), nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và suy các cơ quan chức năng như gan, lách, thận...
Ca ghép được tiến hành khá thuận lợi, bệnh nhân sau ghép sức khỏe ổn định và đang được theo dõi nghiêm ngặt trong phòng chăm sóc đặc biệt tại Viện.
Đây là sự kiện vô cùng đặc biệt, là tin vui đối với bệnh nhân Thalassemia đồng thời mở ra cơ hội mới trong điều trị bệnh Thalassemia tại Việt Nam, một đất nước có trên 10 triệu người đang mang gen bệnh Thalassemia quái ác này.
» Máu bệnh nhân HIV phun, 18 y, bác sỹ nguy cơ phơi nhiễm HIV
» Nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở nam giới
» Bộ trưởng Y tế: Cán bộ y tế phải đổi mới từ trong não, tim, óc và máu
» Giải pháp mới giúp kiểm soát đường huyết
» Người mắc bệnh lạ có thể chảy máu đến chết
Vương Tuấn
Bình luận