(VTC News) - Đúng lúc Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW, bé Hồ Ngọc P. quê ở xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, 8 tháng tuổi đã trút hơi thở cuối cùng.
Tại sao BV Nhi TW là ‘tâm sởi’?
Sáng 16/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến thị sát tại BV Nhi TW.
Đúng lúc đó, tại khoa Truyền nhiễm, bé Hồ Ngọc P. quê ở xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, 8 tháng tuổi đã trút hơi thở cuối cùng. Cháu P. đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng không khỏi, phải chuyển lên tuyến TW. Dù được thở máy, điều trị tích cực nhưng cháu P. không qua khỏi.
Về nguyên nhân cái chết của cháu P. trao đổi với VTC News, bác sỹ Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TW cho biết: Cháu P. bị tim bẩm sinh nặng, viêm phổi. Khi bị nhiễm thêm sởi làm bệnh cháu nặng hơn dẫn đến tử vong.
Cũng trong ngày hôm nay, thêm 1 cháu nữa tử vong tại BV Nhi TW vì sởi.
Tại buổi thị sát, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bà Bộ trưởng rằng hơn 100 trẻ bị chết vì sởi có phải là con số đáng lo ngại? Bà Bộ trưởng cho rằng đúng là đáng lo ngại.
Bà Tiến nói: Không phải 100 ca chết vì sởi mà có hai loại. 25 ca hoàn toàn tử vong do sởi. Số còn lại tử vong trên nền tảng bị bệnh khác trước khi nhiễm sởi. Hoặc có thể mắc bệnh sởi nhẹ kèm theo đó là tim bẩm sinh, bại não, các bệnh chuyển hóa, suy dinh dưỡng.
25 cháu tử vong là điều đau đớn lại tập trung tại viện Nhi TW. Ở đây, bệnh nhân quá tải nên buồng bác sỹ thành buồng bệnh. Tôi đề nghị các phòng bệnh cần phải mở hết cửa sổ.
Đóng kín cửa, bệnh lây rất nhanh. Muốn giảm tử vong, bệnh nhân phải được đưa sang các bệnh viện khác như Xanh Pôn.
Một trong những yếu tố khiến bệnh sởi phát triển mạnh là do khí hậu ngoài Bắc mưa và ẩm. Miền Nam có mắc sởi nhưng không có tử vong, mà tử vong chủ yếu ở miền Bắc. Hơn nữa, bệnh nhân sởi ở miền Nam được điều trị ở nhiều viện còn ở miền Bắc thì tập trung rất đông ở BV Nhi TW. Vì vậy, tỷ lệ tử vong mới cao thế.
Vậy liệu có phải những trẻ nhiễm sởi bị biến chứng quá nhanh và độc lực thay đổi? Bà Tiến khẳng định: Không phải diễn biến bệnh nhanh mà nó vẫn diễn ra bình thường. Đến nay, độc lực có thay đổi không thì phải nghiên cứu với thời gian khá lâu mới trả lời được.
Bộ Y tế có giấu dịch?
Trước câu hỏi đặt ra, liệu Bộ Y tế có giấu dịch sởi? Bà Tiến nói: Bộ không giấu, vì trong số những cháu tử vong, Bộ cũng nói rõ là có 25 cháu tử vong trực tiếp do bệnh sởi, số còn lại tử vong do bệnh nhân mắc những bệnh khác cùng với sởi.
Theo Giám đốc Sở Y tế báo cáo thì Hà Nội chiếm 1/3 tổng số ca mắc bệnh sởi nên theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chúng tôi không có quyền công bố dịch.
Để giảm mắc nhiễm bệnh sởi, bà Tiến chia sẻ: Cần phải đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ. Hiện, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 rất cao đạt 97% nhưng mũi 2 chỉ đạt 87% nên không bảo vệ trẻ được hoàn toàn. Ngay cả tiêm đủ 100%, thì 95% được bảo vệ còn 5% vẫn mắc bệnh.
“Tôi đã đề nghị BV Nhi TW, BV Bạch Mai cử người về các bệnh viện vệ tinh nhằm giảm quá tải bệnh viện, giảm lây nhiễm chéo và tăng cường nhân lực, kéo dãn khoa cho rộng phòng…
Chúng ta đang trong giai đoạn khống chế sởi. Đến năm 2017, Việt Nam mới có thể thanh toán bệnh sởi. Và nếu con nhiễm sởi thì khám chữa nơi gần nhất, trừ khi bị nặng mới chuyển lên tuyến trên”, bà Tiến nói.
» Không tiêm phòng sởi, bé gái nguy hiểm tính mạng
» 200.000 trẻ sẽ được tiêm vaccine sởi
» Đã 3 trẻ tử vong, Hà Nội quyết dập nhanh dịch sởi
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» 3 người chết vì sởi, làm sao phòng tránh?
» Dịch sởi tấn công người Hà Nội
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
Nam Anh
Tại sao BV Nhi TW là ‘tâm sởi’?
Sáng 16/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến thị sát tại BV Nhi TW.
Đúng lúc đó, tại khoa Truyền nhiễm, bé Hồ Ngọc P. quê ở xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, 8 tháng tuổi đã trút hơi thở cuối cùng. Cháu P. đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng không khỏi, phải chuyển lên tuyến TW. Dù được thở máy, điều trị tích cực nhưng cháu P. không qua khỏi.
Về nguyên nhân cái chết của cháu P. trao đổi với VTC News, bác sỹ Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TW cho biết: Cháu P. bị tim bẩm sinh nặng, viêm phổi. Khi bị nhiễm thêm sởi làm bệnh cháu nặng hơn dẫn đến tử vong.
Cũng trong ngày hôm nay, thêm 1 cháu nữa tử vong tại BV Nhi TW vì sởi.
Tại buổi thị sát, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bà Bộ trưởng rằng hơn 100 trẻ bị chết vì sởi có phải là con số đáng lo ngại? Bà Bộ trưởng cho rằng đúng là đáng lo ngại.
25 cháu tử vong là điều đau đớn lại tập trung tại viện Nhi TW. Ở đây, bệnh nhân quá tải nên buồng bác sỹ thành buồng bệnh. Tôi đề nghị các phòng bệnh cần phải mở hết cửa sổ.
Đóng kín cửa, bệnh lây rất nhanh. Muốn giảm tử vong, bệnh nhân phải được đưa sang các bệnh viện khác như Xanh Pôn.
Một trong những yếu tố khiến bệnh sởi phát triển mạnh là do khí hậu ngoài Bắc mưa và ẩm. Miền Nam có mắc sởi nhưng không có tử vong, mà tử vong chủ yếu ở miền Bắc. Hơn nữa, bệnh nhân sởi ở miền Nam được điều trị ở nhiều viện còn ở miền Bắc thì tập trung rất đông ở BV Nhi TW. Vì vậy, tỷ lệ tử vong mới cao thế.
Vậy liệu có phải những trẻ nhiễm sởi bị biến chứng quá nhanh và độc lực thay đổi? Bà Tiến khẳng định: Không phải diễn biến bệnh nhanh mà nó vẫn diễn ra bình thường. Đến nay, độc lực có thay đổi không thì phải nghiên cứu với thời gian khá lâu mới trả lời được.
Bộ Y tế có giấu dịch?
Sáng 16/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến thị sát tại BV Nhi TW |
Theo Giám đốc Sở Y tế báo cáo thì Hà Nội chiếm 1/3 tổng số ca mắc bệnh sởi nên theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm chúng tôi không có quyền công bố dịch.
Để giảm mắc nhiễm bệnh sởi, bà Tiến chia sẻ: Cần phải đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ. Hiện, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 rất cao đạt 97% nhưng mũi 2 chỉ đạt 87% nên không bảo vệ trẻ được hoàn toàn. Ngay cả tiêm đủ 100%, thì 95% được bảo vệ còn 5% vẫn mắc bệnh.
“Tôi đã đề nghị BV Nhi TW, BV Bạch Mai cử người về các bệnh viện vệ tinh nhằm giảm quá tải bệnh viện, giảm lây nhiễm chéo và tăng cường nhân lực, kéo dãn khoa cho rộng phòng…
Chúng ta đang trong giai đoạn khống chế sởi. Đến năm 2017, Việt Nam mới có thể thanh toán bệnh sởi. Và nếu con nhiễm sởi thì khám chữa nơi gần nhất, trừ khi bị nặng mới chuyển lên tuyến trên”, bà Tiến nói.
» Không tiêm phòng sởi, bé gái nguy hiểm tính mạng
» 200.000 trẻ sẽ được tiêm vaccine sởi
» Đã 3 trẻ tử vong, Hà Nội quyết dập nhanh dịch sởi
» 'Trời độc', bệnh hiểm phát tác
» 3 người chết vì sởi, làm sao phòng tránh?
» Dịch sởi tấn công người Hà Nội
» Nhiều trẻ bỏ tiêm vaccine, bệnh sởi bùng phát
Nam Anh
Bình luận