• Zalo

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Đồng Nai qua đời

Tin tứcThứ Tư, 07/07/2021 18:03:58 +07:00Google News
(VTC News) -

Một bệnh nhân COVID-19 là tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) điều trị ở Đồng Nai vừa qua đời.

Chiều 7/7, trả lời VTC News, ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, một bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở tỉnh vừa qua đời.

“Đây là trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 tại Đồng Nai. Bệnh nhân bị COVID-19 trên nền các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì”, ông Vũ nói.

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Đồng Nai qua đời - 1

Ảnh minh hoạ.

Bệnh nhân là nữ, sinh năm 1973, ngụ xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất) là tiểu thương buôn bán tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP.HCM.

Bệnh nhân đi cách ly tập trung ngày 29/6 tại Trường đại học Công nghệ Miền Đông. Ngày 1/7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nên được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai.

Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, từ ngày 27/4 đến ngày 7/7, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 107 ca dương tính với SARS-CoV-2. Cộng dồn cả 3 đợt dịch trước, tổng số ca dương tính là 138 ca, trong đó 32 ca đã được điều trị khỏi, xuất viện, 1 ca tử vong, hiện còn 105 trường hợp đang được điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai và Bệnh viện Da liễu Đồng Nai.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế tỉnh Đồng Nai đang khẩn trương thành lập bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Thống Nhất để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong tỉnh.

KHUẤT NGUYÊN

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Xem nhiều
Tin mới
5 loại thực phẩm giàu magie

5 loại thực phẩm giàu magie

Tư vấn00:00 31/03/2025

Magie là khoáng chất quan trọng, giúp bạn duy trì sức khỏe tối ưu, vì vậy bổ sung magie thông qua ăn uống là một trong những cách hữu hiệu.

Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

Chuyện bốn phương23:30 30/03/2025

Tục ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực của người Việt Nam ít nhất đã có từ trước thời Lê Trung hưng, vì nhà bác học Lê Quý Đôn từng ghi chép về tục này.