Theo các chuyên gia về tâm lý, ca sĩ Hương Tràm tự bóc da tay đến rỉ máu có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng, áp lực và mất ngủ nhiều ngày gây nên. Theo y học, nhiều khả năng nữ ca sĩ đang mắc phải “Hội chứng tự ngược đãi bản thân” – một hội chứng không lạ trong giới trẻ, khi người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và được giải tỏa khi tự làm đau mình.
Sự việc sẽ chẳng có gì nghiêm trọng nếu những hành động đó của Hương Tràm dần biến mất và cô lại trở về với trạng thái tâm lý ban đầu của mình.
Nhưng, nếu hội chứng này nặng thêm, diễn biến phức tạp, người mắc sẽ lâm vào trạng thái rất nguy hiểm, do mức độ tự làm hại mình có xu hướng bạo lực gây sát thương cao như: Tự rạch da chảy máu, giật tóc, lao đầu vào tường hay thậm chí là đánh mình bị thương.
Hầu hết những trường hợp như vậy thường phải điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp điều trị tâm lý mới quay trở lại trạng thái như ban đầu.
Cùng nhìn lại trước đây, giới trẻ Việt Nam và thế giới có không ít những trường hợp thanh, thiếu niên do mắc “Hội chứng tự ngược đãi bản thân” mà không ngần ngại tự hại mình.
Đầu tiên phải kể đến sự việc xảy ra năm 2017 của một nữ sinh ở Nghệ An. Cô này đăng tải một đoạn clip lên mạng xã hội trong đó ghi lại hành động lấy dao tự rạch cổ tay mình vì lý do chia tay bạn trai.
Chỉ trong một thời gian ngắn, clip thu hút số lượng người xem và lượt share lên tới hàng chục ngàn người. Clip còn gây hoang mang trong dư luận, nhiều tranh cãi cũng nổ ra.
Cũng trong năm 2017, tương tự như nữ sinh trên là một nam thanh niên 20 tuổi tại Long An. Sau khi chia tay bạn gái cũ, anh này tuyên bố hùng hồn rằng sẽ xăm kín khuôn mặt mình để thể hiện mình. Tuy nhiên, rất may sau đó, anh này kịp dừng lại để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bản thân.
Không chỉ có vậy, vài năm trước dư luận không khỏi bàng hoàng trước những hành động của một nam thanh niên người Nga. Anh này kích động một nhóm người tham gia một trò chơi quái đản, bằng cách dùng dao khắc hình cá voi lên tay, xem phim kinh dị, cắt mạch máu, giữ thăng bằng trên mái nhà cao tầng, thức dậy từ 4h sáng hay giết một con vật và cuối cùng là tự sát vào ngày cuối cùng.
Trò chơi gây ra cái chết của 130 thiếu niên ở Nga và lan sang một số các nước khác khiến cho các quốc gia này phải khẩn cấp đưa ra lời cảnh báo, tuyên truyền nhằm nhắc nhở và ngăn chặn giới trẻ nước mình học theo xu hướng nguy hiểm.
Nhiều người hào hứng tham gia cho chơi và gặp nạn được xác định là những thanh thiếu niên khá cô đơn, nhiều người mắc các hội chứng tâm lý và cả Hội chứng tự ngược đãi bản thân.
Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), mặc dù trước đây hội chứng này thường xuất hiện ở nữ giới và rải rác ở mộ số độ tuổi nhất định. Nhưng hiện nay, hội chứng nguy hiểm này có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào kể cả những trường hợp trẻ 2 - 3 tuổi cho cho tới những cụ già 70.
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do căng thẳng trong các vấn đề đời sống, xã hội hoặc sự bất mãn bản thân, mâu thuẫn giữa mong muốn và được đáp ứng của cá nhân.
Hầu hết những người mắc hội chứng này thường có tâm lý, buồn bã, chán nản, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu giận, luôn có cảm giác ức chế; tim đập nhanh, hay bị đánh trống ngực, cơ bị run mỏi, cảm thấy có cục ở họng, khó nuốt, vã mồ hôi…
Thậm chí một số bệnh nhân có những rối loạn của hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, cảm giác ruồi bay trước mắt, nhìn khó, nhìn đôi, đau đầu, mất ngủ, tập trung kém, mệt mỏi nhiều. Rất nguy hiểm.
Được biết, hội chứng này nếu nhẹ có thể tự trở lại bình thường sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu nặng, bệnh sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc về tâm lý và sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tới cả tính mạng người bị bệnh.
Do đó, việc phát hiện sớm những người có nguy cơ bị hội chứng này là rất cần thiết. Theo các chuyên gia, hội chứng tự ngược đãi bản thân thường xuất phát từ những lý do căng thẳng cao độ, tâm lý áp lực, bức bách là chủ yếu cho nên, để điều trị cũng phải khởi đầu từ tâm lý.
Cụ thể, người bị mắc “Hội chứng tự ngược đãi bản thân” khi tự thấy có những dấu hiệu như trên thì nên chia sẻ với những người thân của mình hoặc bác sĩ tâm lý để nhờ sự trợ giúp, tránh chủ quan để hội chứng này càng nặng thêm, khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Video: Quá hâm mộ Đàm Vĩnh Hưng, cô gái trẻ hoang tưởng nhảy xuống từ tầng 2
Bình luận