Được cậu ruột nuôi dạy từ nhỏ, hết lòng chăm sóc, cưu mang vậy mà khi nghe tin cha ruột bị cậu hành hung, bênh cha nên chưa biết sự thể thế nào, bị cáo đã vung dao “xử lý” người cậu để rồi phải trả giá bằng bản án 8 năm tù…
Bị cáo Lê Văn Hoàng (SN 1987, ngụ xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) là con đẻ của ông Lê Văn Bé và bà Huỳnh Ngọc Sáng. Do gia đình khó khăn nên từ nhỏ Hoàng được cha mẹ gửi người cậu ruột là ông Huỳnh Ngọc Cẩn nuôi dạy. Đến tuổi trưởng thành, Hoàng cưới vợ người cùng xã, hiện có 2 con.
Mặc dù đã là trụ cột gia đình nhưng với bản tính hung hăng, Hoàng hay gây lộn với mọi người nên năm 2011 từng bị TAND huyện Bình Tân kết án 9 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”. Thụ án xong, Hoàng lên TP.HCM làm thuê, hàng tháng gửi tiền về phụ vợ nuôi con.
Theo lời bà Huỳnh Ngọc Sáng - mẹ của bị cáo trình bày tại tòa, ngày 7/6/2014, bà Sáng phát hiện nhà bị mất tiền, nghi do chồng là ông Bé lấy đi chơi nên giữa hai vợ chồng bà xảy ra cự cãi. Cho rằng bị nghi oan, ông Bé đã đấm vào mặt vợ hơi quá tay nên bị chảy máu.
Tức giận vì bị chồng đánh, bà Sáng bỏ về nhà mẹ ruột ở, tại đây bà gặp em trai là ông Huỳnh Ngọc Cẩn. Thấy chị gái bị thương ở mặt nên ông Cẩn hỏi thì được biết vết thương là do anh rể đánh. Ông Cẩn thương chị, nóng nảy cầm tuýp sắt sang “hỏi tội” anh rể về việc đánh chị mình khiến ông Bé bị thương.
Biết không ngang sức để đánh lại em rể ngang ngược, ông Bé đã điện thoại mách con trai là bị cáo Hoàng khi đó đang làm ở TP.HCM biết việc mình bị đánh. Hôm sau, Hoàng quay về, nhìn thấy trên tay và hông trái của cha có vết bầm nên không dằn được nóng giận.
Chiều hôm đó, Hoàng gặp người bạn uống vài ly rượu như giúp lấy thêm “can đảm” rồi đi trả thù cho cha mình. Sau khi uống rượu, Hoàng hỏi mượn cây phảng nhưng sợ có chuyện nên người bạn không cho. Không từ bỏ ý định trả thù, Hoàng sang nhà kế bên tự ý lấy cây phảng (chủ nhà không biết) rồi lên xe chạy đi tìm cậu.
Hoàng gặp cậu Cẩn đang ngồi uống nước giải khát với bạn tại quán cà phê ở ấp Thành Nghĩa (xã Thành Lợi, Bình Tân). Thấy Hoàng dừng xe, trên tay có cầm cây phảng, anh Cẩn hỏi vọng ra: “Mầy vác phảng ra đây chém tao hả Hoàng?”. Hoàng đáp lại: “Không chém ông thì chém ai?”.
Vừa dứt câu, Hoàng tấn công cậu và chém nhiều nhát từ trên đầu xuống. May mắn ông Cẩn nhanh nhẹn tránh được nên chỉ bị một số vết thương nhẹ ở đầu. Ông Cẩn được mọi người đưa đi cấp cứu, tỷ lệ thương tật là 17%. Còn Hoàng sau khi gây án trốn lên TP.HCM, sau đó quay về trình diện cơ quan điều tra.
Bị cáo Hoàng biện minh rằng không có ý định giết cậu mà chỉ muốn đánh cảnh cáo để người cậu chừa thói hung hăng, sau này không còn đánh cha mỗi khi bị cáo không có nhà.
Tuy nhiên, Tòa giải thích hành vi bị cáo dùng cây phảng là hung khí nguy hiểm mang tính sát thương cao tấn công vào vùng xung yếu của cơ thể cậu hoàn toàn có khả năng tước đoạt tính mạng bị hại nếu không được cấp cứu kịp thời. Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người” có tính chất côn đồ, việc bị hại thoát chết là ngoài ý thức chủ quan của bị cáo.
Người bị hại thì cho biết, từ khi bị cháu ruột “giết hụt”, sức khỏe sa sút trầm trọng, tình cảm anh em, cậu cháu coi như cũng chẳng còn. Ông Cẩn đề nghị bị cáo phải bồi thường cho mình số tiền 80 triệu đồng nhưng bản thân ông cũng biết với hoàn cảnh kinh tế của bị cáo, chẳng biết đào đâu ra số tiền trên.
Theo dõi vụ án, nhiều người cảm thấy đáng tiếc cho cách hành xử nóng vội, thiếu cẩn trọng của những người trong cuộc. Giá như bà Sáng, ông Bé, ông Cẩn và Hoàng bình tĩnh hơn khi giải quyết mâu thuẫn gia đình trên cơ sở hài hòa, “chín bỏ làm mười” thì vụ án đáng tiếc đã không xảy ra. Để rồi giờ đây, tình cảm gia đình sứt mẻ, bản thân Hoàng phải lãnh án 8 năm tù, để lại vợ trẻ, hai đứa con thơ thiếu người cáng đáng, lo toan kinh tế gia đình.
Theo Ngọc Thắm/ PLVN
Bị cáo Lê Văn Hoàng (SN 1987, ngụ xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) là con đẻ của ông Lê Văn Bé và bà Huỳnh Ngọc Sáng. Do gia đình khó khăn nên từ nhỏ Hoàng được cha mẹ gửi người cậu ruột là ông Huỳnh Ngọc Cẩn nuôi dạy. Đến tuổi trưởng thành, Hoàng cưới vợ người cùng xã, hiện có 2 con.
Bị cáo Lê Văn Hoàng |
Theo lời bà Huỳnh Ngọc Sáng - mẹ của bị cáo trình bày tại tòa, ngày 7/6/2014, bà Sáng phát hiện nhà bị mất tiền, nghi do chồng là ông Bé lấy đi chơi nên giữa hai vợ chồng bà xảy ra cự cãi. Cho rằng bị nghi oan, ông Bé đã đấm vào mặt vợ hơi quá tay nên bị chảy máu.
Tức giận vì bị chồng đánh, bà Sáng bỏ về nhà mẹ ruột ở, tại đây bà gặp em trai là ông Huỳnh Ngọc Cẩn. Thấy chị gái bị thương ở mặt nên ông Cẩn hỏi thì được biết vết thương là do anh rể đánh. Ông Cẩn thương chị, nóng nảy cầm tuýp sắt sang “hỏi tội” anh rể về việc đánh chị mình khiến ông Bé bị thương.
Biết không ngang sức để đánh lại em rể ngang ngược, ông Bé đã điện thoại mách con trai là bị cáo Hoàng khi đó đang làm ở TP.HCM biết việc mình bị đánh. Hôm sau, Hoàng quay về, nhìn thấy trên tay và hông trái của cha có vết bầm nên không dằn được nóng giận.
Chiều hôm đó, Hoàng gặp người bạn uống vài ly rượu như giúp lấy thêm “can đảm” rồi đi trả thù cho cha mình. Sau khi uống rượu, Hoàng hỏi mượn cây phảng nhưng sợ có chuyện nên người bạn không cho. Không từ bỏ ý định trả thù, Hoàng sang nhà kế bên tự ý lấy cây phảng (chủ nhà không biết) rồi lên xe chạy đi tìm cậu.
Hoàng gặp cậu Cẩn đang ngồi uống nước giải khát với bạn tại quán cà phê ở ấp Thành Nghĩa (xã Thành Lợi, Bình Tân). Thấy Hoàng dừng xe, trên tay có cầm cây phảng, anh Cẩn hỏi vọng ra: “Mầy vác phảng ra đây chém tao hả Hoàng?”. Hoàng đáp lại: “Không chém ông thì chém ai?”.
Vừa dứt câu, Hoàng tấn công cậu và chém nhiều nhát từ trên đầu xuống. May mắn ông Cẩn nhanh nhẹn tránh được nên chỉ bị một số vết thương nhẹ ở đầu. Ông Cẩn được mọi người đưa đi cấp cứu, tỷ lệ thương tật là 17%. Còn Hoàng sau khi gây án trốn lên TP.HCM, sau đó quay về trình diện cơ quan điều tra.
Bị cáo Hoàng biện minh rằng không có ý định giết cậu mà chỉ muốn đánh cảnh cáo để người cậu chừa thói hung hăng, sau này không còn đánh cha mỗi khi bị cáo không có nhà.
Tuy nhiên, Tòa giải thích hành vi bị cáo dùng cây phảng là hung khí nguy hiểm mang tính sát thương cao tấn công vào vùng xung yếu của cơ thể cậu hoàn toàn có khả năng tước đoạt tính mạng bị hại nếu không được cấp cứu kịp thời. Hành vi của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người” có tính chất côn đồ, việc bị hại thoát chết là ngoài ý thức chủ quan của bị cáo.
Người bị hại thì cho biết, từ khi bị cháu ruột “giết hụt”, sức khỏe sa sút trầm trọng, tình cảm anh em, cậu cháu coi như cũng chẳng còn. Ông Cẩn đề nghị bị cáo phải bồi thường cho mình số tiền 80 triệu đồng nhưng bản thân ông cũng biết với hoàn cảnh kinh tế của bị cáo, chẳng biết đào đâu ra số tiền trên.
Theo dõi vụ án, nhiều người cảm thấy đáng tiếc cho cách hành xử nóng vội, thiếu cẩn trọng của những người trong cuộc. Giá như bà Sáng, ông Bé, ông Cẩn và Hoàng bình tĩnh hơn khi giải quyết mâu thuẫn gia đình trên cơ sở hài hòa, “chín bỏ làm mười” thì vụ án đáng tiếc đã không xảy ra. Để rồi giờ đây, tình cảm gia đình sứt mẻ, bản thân Hoàng phải lãnh án 8 năm tù, để lại vợ trẻ, hai đứa con thơ thiếu người cáng đáng, lo toan kinh tế gia đình.
Theo Ngọc Thắm/ PLVN
Bình luận