Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta, tính đến cuối năm 2011 tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp trong đó bệnh bụi phổi - silic chiếm tới 74,40%.
Phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với Phó Giáo sư- Bác sĩ Đỗ Văn Dũng – Phó hiệu trưởng – Trưởng Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
-Thưa bác sỹ, có phải bụi chúng ta hít phải hằng ngày đều vào phổi và gây ra bệnh bụi phổi không?
Đối với bụi, thường người ta hay nghĩ đến bệnh bụi phổi, nhưng bụi phổi chỉ là một phần tác động của bụi lên sức khỏe con người. Bụi có thể ảnh hưởng bên ngoài tác động tồn lưu ở phổi thì gọi là những bệnh lý khác, còn bụi tồn lưu trên phổi thì đó là bệnh bụi phổi.
Những bệnh không do tồn lưu thì có thể do trong bụi có vi sinh vật (ví dụ: hút bụi có vi khuẩn lao thì dễ bị lao phổi, độc tố quan âm trong bệnh bụi phổi bông, nếu nhiễm bụi chì có thể bị ngộ độc chì).
Ngoài ra bụi còn gây ra những bệnh lý khác như bệnh lý dưỡng do bụi. Riêng về bụi phổi là do bụi tích lũy trong phổi và phụ thuộc vào kích thước của bụi, nếu bụi có kích thước khá lớn thì bụi sẽ bị bắt giữ ở các đường thở, và khi bị bắt giữ ở các đường thở thì bụi có thể thải trừ dễ dàng.
Nếu bụi có kích thước đủ nhỏ thì sẽ vào trong phế nang hay gọi là ống túi thở, việc thải trừ sẽ chậm trễ hơn và lâu ngày khi lượng bụi phổi lớn sẽ gây bệnh bụi phổi.
Bụi phổi phụ thuộc vào tác nhân gây bụi phổi, có một số tác nhân có thể gây hiện tượng tồn lưu và gây xơ hóa phổi. Ví dụ: Nếu là bụi silic, bụi abato, bụi amiăng hay bụi than, đó là những bụi phổi thường gặp. Tóm lại, bụi gây nhiều tác hại trong đó có bụi phổi và bụi phổi nguy hại bởi nó có thể gây nên hiện tượng xơ hóa ở phổi lâu dài.
-Xin bác sỹ cho biết, những ngành nghề nào thì người lao động có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi?
Những ngành nghề nào tiếp xúc với vật liệu trên có tính phân tán thành những hạt nhỏ thì đều có khả năng gây bụi phổi.
Đối với nước ta, bệnh bụi phổi silic là bệnh bụi phổi tương đối phổ biến, những nghề nghiệp liên quan đến khai thác đá, chế tạo vật liệu xây dựng, liên quan tới cắt, mài thì đều gây bệnh bụi phổi silic. Những người làm việc ở nơi có bụi amiăng như mài, chế tác bố thắng… đó là những nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi.
- Hiện nay, người lao động không phân biệt rõ được bệnh bụi phổi thông thường và bệnh bụi phổi nghề nghiệp, xin bác sĩ chia sẻ cho người lao động biết những triệu chứng phân biệt được 2 loại bệnh này?
Để phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp thì vấn đề chính đó là do tác nhân phơi nhiễm. Cũng là bụi phổi nhưng trong môi trường dân cư thì do sự nhạy cảm của cá nhân thì đó không được xem là bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là do tác nhân phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ với các chỉ tiêu vượt quá mức cho phép tại môi trường lao động, đó được gọi là bệnh nghề nghiệp. Việc phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nước cho phép, quy định thì mới được xem là bệnh nghề nghiệp.
- Việc điều trị bệnh bụi phổi ở nước ta đang gặp những khó khăn gì thưa bác sĩ?
Bệnh bụi phổi hầu như không chữa khỏi hẳn được bởi vì hiện tượng xơ hóa phổi khi đã hình thành thì nó sẽ diễn tiến chứ không lùi được. Ngoài ra, bệnh bụi phổi còn dễ gây ra các bệnh khác như lao phổi, dễ dẫn đến ung thư phổi nếu người đó hút thuốc lá.
Vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan, xí nghiệp ngoài việc tạo điều kiện như thay đổi quy trình, cách ly với tác nhân gây ô nhiễm thì phải còn giáo dục cho người lao động, cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thực hiện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp nói chung và các bệnh bụi phổi nghề nghiệp nói riêng để chúng ta sớm có giải pháp khắc phục.
-Vậy người lao động cần làm thủ tục gì để hưởng được các chế độ Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm tai nạn?
Theo điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người lao động cần có đủ 4 giấy tờ sau: sổ BHXH, giấy xuất viện hoặc giấy khám bệnh tại các cơ quan có thẩm quyền cấp, giám định mất khả năng lao động, văn bản đề nghị trợ cấp cho bệnh nghề nghiệp.
-Chế độ chăm sóc sức khỏe cho những người từng mắc bệnh bụi phổi thì cần lưu ý những gì thưa bác sĩ?
Người lao động sau khi mắc bệnh bụi phổi và được đánh giá là suy giảm sức lao động nhưng không suy giảm quá mức thì họ có thể chuyển sang những công việc không đòi hỏi sức lao động nhiều, ví dụ như chuyển sang làm các công việc gián tiếp để giảm thời gian tiếp xúc chất ô nhiễm. Ngoài ra, việc quay lại môi trường bụi thì không được khuyến khích.
-Theo bác sỹ, Người lao động cần làm gì để phòng tránh bệnh bụi phổi trong công việc?
Người lao động cần biết bệnh bụi phổi là một bệnh nguy hiểm và nó có diễn tiến nặng dần và không thể điều trị dứt điểm. Người lao động cần biết nơi nào có yếu tố gây hại và khi làm việc tại nơi đó phải tuân thủ đúng các kỷ luật lao động, đeo trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp, bên cạnh đó người lao động nên biết nghĩa vụ của mình là đóng BHXH, đồng thời cũng biết quyền lợi của mình được khám sức khỏe định kỳ.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Bích Trâm
Phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với Phó Giáo sư- Bác sĩ Đỗ Văn Dũng – Phó hiệu trưởng – Trưởng Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh về nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.
-Thưa bác sỹ, có phải bụi chúng ta hít phải hằng ngày đều vào phổi và gây ra bệnh bụi phổi không?
Đối với bụi, thường người ta hay nghĩ đến bệnh bụi phổi, nhưng bụi phổi chỉ là một phần tác động của bụi lên sức khỏe con người. Bụi có thể ảnh hưởng bên ngoài tác động tồn lưu ở phổi thì gọi là những bệnh lý khác, còn bụi tồn lưu trên phổi thì đó là bệnh bụi phổi.
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta |
Ngoài ra bụi còn gây ra những bệnh lý khác như bệnh lý dưỡng do bụi. Riêng về bụi phổi là do bụi tích lũy trong phổi và phụ thuộc vào kích thước của bụi, nếu bụi có kích thước khá lớn thì bụi sẽ bị bắt giữ ở các đường thở, và khi bị bắt giữ ở các đường thở thì bụi có thể thải trừ dễ dàng.
Nếu bụi có kích thước đủ nhỏ thì sẽ vào trong phế nang hay gọi là ống túi thở, việc thải trừ sẽ chậm trễ hơn và lâu ngày khi lượng bụi phổi lớn sẽ gây bệnh bụi phổi.
Bụi phổi phụ thuộc vào tác nhân gây bụi phổi, có một số tác nhân có thể gây hiện tượng tồn lưu và gây xơ hóa phổi. Ví dụ: Nếu là bụi silic, bụi abato, bụi amiăng hay bụi than, đó là những bụi phổi thường gặp. Tóm lại, bụi gây nhiều tác hại trong đó có bụi phổi và bụi phổi nguy hại bởi nó có thể gây nên hiện tượng xơ hóa ở phổi lâu dài.
-Xin bác sỹ cho biết, những ngành nghề nào thì người lao động có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi?
Những ngành nghề nào tiếp xúc với vật liệu trên có tính phân tán thành những hạt nhỏ thì đều có khả năng gây bụi phổi.
Đối với nước ta, bệnh bụi phổi silic là bệnh bụi phổi tương đối phổ biến, những nghề nghiệp liên quan đến khai thác đá, chế tạo vật liệu xây dựng, liên quan tới cắt, mài thì đều gây bệnh bụi phổi silic. Những người làm việc ở nơi có bụi amiăng như mài, chế tác bố thắng… đó là những nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi.
- Hiện nay, người lao động không phân biệt rõ được bệnh bụi phổi thông thường và bệnh bụi phổi nghề nghiệp, xin bác sĩ chia sẻ cho người lao động biết những triệu chứng phân biệt được 2 loại bệnh này?
Để phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp thì vấn đề chính đó là do tác nhân phơi nhiễm. Cũng là bụi phổi nhưng trong môi trường dân cư thì do sự nhạy cảm của cá nhân thì đó không được xem là bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là do tác nhân phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ với các chỉ tiêu vượt quá mức cho phép tại môi trường lao động, đó được gọi là bệnh nghề nghiệp. Việc phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chức năng được nhà nước cho phép, quy định thì mới được xem là bệnh nghề nghiệp.
Tính đến cuối năm 2011 tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp trong đó bệnh bụi phổi - silic chiếm tới 74,40%. |
Bệnh bụi phổi hầu như không chữa khỏi hẳn được bởi vì hiện tượng xơ hóa phổi khi đã hình thành thì nó sẽ diễn tiến chứ không lùi được. Ngoài ra, bệnh bụi phổi còn dễ gây ra các bệnh khác như lao phổi, dễ dẫn đến ung thư phổi nếu người đó hút thuốc lá.
Vì vậy, trách nhiệm của các cơ quan, xí nghiệp ngoài việc tạo điều kiện như thay đổi quy trình, cách ly với tác nhân gây ô nhiễm thì phải còn giáo dục cho người lao động, cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thực hiện khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp nói chung và các bệnh bụi phổi nghề nghiệp nói riêng để chúng ta sớm có giải pháp khắc phục.
-Vậy người lao động cần làm thủ tục gì để hưởng được các chế độ Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm tai nạn?
Theo điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người lao động cần có đủ 4 giấy tờ sau: sổ BHXH, giấy xuất viện hoặc giấy khám bệnh tại các cơ quan có thẩm quyền cấp, giám định mất khả năng lao động, văn bản đề nghị trợ cấp cho bệnh nghề nghiệp.
-Chế độ chăm sóc sức khỏe cho những người từng mắc bệnh bụi phổi thì cần lưu ý những gì thưa bác sĩ?
Người lao động sau khi mắc bệnh bụi phổi và được đánh giá là suy giảm sức lao động nhưng không suy giảm quá mức thì họ có thể chuyển sang những công việc không đòi hỏi sức lao động nhiều, ví dụ như chuyển sang làm các công việc gián tiếp để giảm thời gian tiếp xúc chất ô nhiễm. Ngoài ra, việc quay lại môi trường bụi thì không được khuyến khích.
-Theo bác sỹ, Người lao động cần làm gì để phòng tránh bệnh bụi phổi trong công việc?
Người lao động cần biết bệnh bụi phổi là một bệnh nguy hiểm và nó có diễn tiến nặng dần và không thể điều trị dứt điểm. Người lao động cần biết nơi nào có yếu tố gây hại và khi làm việc tại nơi đó phải tuân thủ đúng các kỷ luật lao động, đeo trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp, bên cạnh đó người lao động nên biết nghĩa vụ của mình là đóng BHXH, đồng thời cũng biết quyền lợi của mình được khám sức khỏe định kỳ.
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”.
Bích Trâm
Bình luận