• Zalo

Bên trong nhà máy iPhone bí mật nhất thế giới ở Trung Quốc

Kinh tếThứ Hai, 25/04/2016 03:21:00 +07:00Google News

Bị cáo buộc bắt nhân viên làm thêm quá giờ, nhà máy sản xuất iPhone bí ẩn nhất thế giới đã mở cửa chào đón nhà báo nước ngoài, cho thấy “sự minh bạch” của mình.

Bị cáo buộc bắt nhân viên làm thêm quá giờ, nhà máy sản xuất iPhone bí ẩn nhất thế giới đã mở cửa chào đón nhà báo nước ngoài, cho thấy “sự minh bạch” của mình.

Công nhân điểm danh tại nhà máy sản xuất iPhone bí mật nhất thế giới ở Trung Quốc
Khoảng hơn 9 giờ sáng ở nhà máy Pegatron Corp, ngoại ô Thượng Hải, hàng ngàn công nhân mặc áo khoác màu hồng đang chuẩn bị lắp ráp iPhone.

Những người đàn ông và phụ nữ này nhìn chằm chằm vào máy quét khuôn mặt và phù hiệu tại cửa quay an ninh để điểm danh. Việc kiểm tra ID nghiêm ngặt này là để đảm bảo nhân viên không làm thêm quá giờ.

Đây là vương quốc sản xuất điện thoại thông minh có lợi nhuận cao nhất thế giới, thuộc sự giám sát chặt chẽ của công ty Apple. Sau nhiều năm bị cáo buộc ép nhân viên làm quá giờ, Pegatron và Apple đã thông qua các thủ tục mới để đảm bảo những người lắp ráp iPhone không bị làm thêm giờ quá nhiều. Pegatron đang rất háo hức khoe hệ thống mới hoạt động như thế nào, và lần đầu tiên cho phép nhà báo phương tây vào trong nhà máy.

Pegatron bị cáo buộc ép nhân viên làm thêm quá giờ 
Lúc 9h20, 320 công nhân sản xuất xếp hàng ngang với sự chuẩn xác của quân đội để điểm danh.

"Chào buổi sáng!", họ hô đồng thanh chào người giám sát ca làm việc đang cầm một chiếc iPad và “quét” các công nhân. 6 phút sau, các công nhân đã lên tầng sản xuất, lắp ráp điện thoại thông minh được di chuyển qua trên băng chuyền.

Nhà máy Pegatron là một trong những cơ sở bí mật nhất tại “trái tim” sản xuất iPhone của thế giới: Trung Quốc. Nhà máy có diện tích tương đương 90 sân bóng đá. Ở giữa là một quảng trường với một trạm cứu hỏa, trạm cảnh sát và bưu điện. Có xe buýt đưa đón nhân viên, quán cà phê với bãi cỏ rộng và ao hồ xung quanh.

"Họ cho phép phóng viên vào trong để cho thấy rằng họ đang đáp trả lại các áp lực bên ngoài và cố gắng cho thấy mình minh bạch. Ít nhất họ đang tỏ ra đang cố gắng sửa chữa một cái gì đó", Jenny Chan, giảng viên tại Đại học  Kellogg của Oxford nói. "Nhưng họ vẫn không nói rõ cho chúng ta biết cách họ điều hành doanh nghiệp, hay toàn bộ hệ thống lao động như thế nào."

Nhà máy Pegatron có với diện tích tương đương 90 sân bóng đá 
Bên trong, nhà máy vẫn đang giấu kín một bí mật, theo tổ chức phi lợi nhuận Theo dõi lao động Trung Quốc. Mức lương cơ bản vẫn còn quá thấp khiến người lao động phải làm thêm giờ để kiếm sống, nhóm vận động cho biết. 1261 phiếu lương từ nhà máy Pegatron trong tháng 9 và tháng 10 năm 2015 là bằng chứng về việc làm thêm giờ quá nhiều.

Pegatron phản đối việc này và nói rằng họ đã tính toán nhầm thời gian làm việc của nhân viên vì thời gian đó bị trùng với ngày nghỉ lễ quốc gia, khi lương được trả gấp 3 lần bình thường. Apple và Pegatron cho biết họ chưa bao giờ liên lạc thành công với tổ chức phi lợi nhuận Theo dõi Lao động Trung Quốc. Tổ chức này lại khẳng định họ tiếp cận Apple nhưng không nhận được phản hồi. Từ tháng 3.2016, tổ chức này cho biết đã thu thập được hơn 441 phiếu lương cho thấy nhân viên làm thêm giờ.

"Hệ thống cửa quay kiểm tra ID đã được lập trình," Li Qiang, giám đốc điều hành tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc cho biết. Ông nói rằng việc kiểm tra ID là chỉ để làm cảnh", nếu không sẽ không có nhiều trường hợp hàng trăm công nhân làm thêm giờ như vậy.

Tổ chức Theo dõi lao động Trung Quốc cho biết nhà máy này vẫn đang che giấu việc làm thêm quá giờ của nhân viên 
Pegatron cho biết họ tuân thủ những hướng dẫn của Liên minh Công nghiệp điện tử không cho phép làm thêm quá 80h/ tuần, và cũng nói thêm: Pegatron và nhiều nhà sản xuất khác đã được miễn khỏi quy định của nhà nước Trung Quốc không cho người lao động làm thêm quá 36h/tháng.

Để chứng minh cho điều này, Pegatron đã vận hành một hệ thống nhận dạng ID mới. Bằng phù hiệu, công nhân có thể kiểm tra thời gian làm việc, lương và thậm chí cả số tiền hỗ trợ ăn trưa của mình. Hệ thống đã giúp thúc đẩy việc tuân thủ các quy định làm thêm giờ gần như 100%, theo Pegatron. Rất ít các trường hợp ngoại lệ khi kỹ sư phải sửa chữa khẩn cấp.

Trong báo cáo kiểm toán mới nhất của mình, Apple cho biết 97% các nhà cung cấp tuân thủ 60 giờ làm việc/tuần trong năm 2015, tăng 5 phần trăm so với năm trước.

Nhiều công nhân muốn làm thêm giờ vì lương quá thấp 
Một số công nhân thực sự hoan nghênh cơ hội kiếm thêm tiền. "Với 60 giờ/tuần tối đa, nhiều công nhân muốn làm thêm vì tiền lương rất thấp ", một người công nhân giấu tên cho biết. "Chúng tôi có thể kiếm được nhiều hơn trong thời gian làm thêm, vì vậy chúng tôi rất muốn làm thêm giờ."

Số tiền lương mang về nhà trung bình của một nhân viên ở Pegatron là 4.200 - 5.500 nhân dân tệ một tháng (14 triệu – 19 triệu đồng). Một nhân viên cho biết mức lương cơ bản của cô là 2.020 nhân dân tệ (7,5 triệu đồng). IPhone 6 ở Trung Quốc có giá 4.488 nhân dân tệ (15,3 triệu đồng).

Tại quán cà phê của nhà máy, một nhóm phụ nữ vội vàng ăn trưa trong khoảng thời gian nghỉ 50 phút. Họ đến từ khắp nơi ở Trung Quốc, từ Tứ Xuyên ở phía tây đến Sơn Đông ở phía đông bắc. Không ai đến đây làm việc nhiều hơn một vài tháng.

"Thế này là thoải mái hơn các nhà máy khác rồi”, công nhân Xu Na, 30 tuổi, người đã theo em trai của mình đến làm việc tại nhà máy cho biết. "Chúng tôi không bao giờ phải làm việc hơn 60 tiếng/tuần."

Trang Tin tuc 24h tổng hợp những bài viết về Tin tức Công nghệ thông tin (Virus, phần mềm, phần cứng, game...) MỚI NHẤT

Nguồn: Dân Việt
Bình luận
vtcnews.vn