Công nghệ cao đang ngày càng được áp dụng sâu rộng vào lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Bên trong nhà máy sản xuất tên lửa Raytheon có trụ sở đặt tại bang Arizona (Hoa Kỳ), bạn sẽ thấy những cỗ máy robot khổng lồ được các nhà khoa học đặt theo tên của các chiến binh trong bộ phim Transformers như Optimus, Bumblebee, DeVito.
Các robot làm việc vô cùng nhẹ nhàng và hiệu quả với một độ chính xác đến mức gần như tuyệt đối. Một cánh tay robot khổng lồ nâng các bộ phận dẫn đường bằng laser cho tên lửa Talon - mang vào lò thử nhiệt nhằm kiểm tra sức chịu đựng nhiệt độ cao. Lò này có tên gọi là Thermotron sẽ tự động mở ra khi có robot di chuyển đến gần và tự động đóng lại khi cánh tay robot đã đưa Talon vào bên trong.
Đây là khu kiểm nghiệm Pee Wee, hoàn toàn sạch sẽ vô trùng và đầy những vũ khí đắt giá nguy hiểm.
Vấn đề muôn thuở làm đau đầu các bộ an ninh và quốc phòng của các nước trên thế giới nói chung đều là về ngân sách. Máy bay chiến đấu, tên lửa và các hệ thống phòng không đều trị giá hàng triệu đô la. Hơn nữa chúng rất nhanh bị lỗi thời và cần nâng cấp, loại bỏ và mua mới liên tục. Vì thế, việc tìm ra một cách thức giảm thiểu chi phí sản xuất vũ khí là một điều mà các công ty quốc phòng và an ninh luôn hướng đến.
Nằm giữa sa mạc rộng lớn và hẻo lánh ở vùng Arizona, nhà máy Raytheon sử dụng công nghệ thực tế ảo, in ấn 3 chiều, robot cùng với công nghệ giám sát để sản xuất các loại vũ khí công nghệ cao. Nhà máy gần như không cần sử dụng bất kì một nhân viên nào tham gia vào khâu sản xuất. Bộ quốc phòng Mỹ đang đặt nhiều hy vọng vào Raytheon trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất và phát triển vũ khí trong tương lai.
Bên cạnh việc lắp ráp những loại vũ khí tên lửa thông thường, các kỹ sư điều hành Raydeon đang hướng đến việc phát triển các loại vũ khí dùng trong không gian nhằm tiêu diệt tàu vũ trụ và trạm không gian của đối phương nếu có chiến tranh diễn ra.
Tuy chiến tranh lạnh đã qua đi từ lâu nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng giữa các nước luôn diễn ra các cuộc chạy đua vũ trang ngấm ngầm.
Vào tháng 10/2015, Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã cung cấp 1,5 triệu đô cho Raytheon nhằm yêu cầu phát triển một hệ thống vệ tinh có thể cung cấp được hình ảnh thời gian thực ở một địa điểm nhất định.
Xu hướng các vệ tinh giám sát không gian trong tương lai sẽ là một hệ thống tập hợp nhiều vệ tinh nhỏ chứ không phải là một vệ tinh có kích thước to lớn như hiện nay. Điều này sẽ làm gia tăng hiệu quả của chất lượng hình ảnh thu về, giám sát được một vùng rộng lớn và giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu bị tấn công.
Điểm nổi bật ở Raytheon là có thể vận hành toàn bộ hệ thống bằng một robot trung tâm. Điều này giúp cho toàn bộ khu liên hợp có thể luôn hoạt động mà không cần bất kì một người nào tham gia. Khi cần thay đổi số lượng hoặc chủng loại vũ khí, người dùng chỉ cần nạp lệnh từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính.
Nhằm đảm bảo tính vô trùng của các phòng thí nghiệm và giúp tránh những chất độc hại có trong vũ khí đang sản xuất, khi cần bảo trì định kì, người dùng chỉ cần sử dụng công nghệ thực tại ảo là có thể ngồi từ một nơi rất xa mà vẫn xem xét được các biến đổi bên trong của Raytheon.
Nguồn: Khám phá
Bên trong nhà máy sản xuất tên lửa Raytheon có trụ sở đặt tại bang Arizona (Hoa Kỳ), bạn sẽ thấy những cỗ máy robot khổng lồ được các nhà khoa học đặt theo tên của các chiến binh trong bộ phim Transformers như Optimus, Bumblebee, DeVito.
Khu vực chuyên biệt dành để chế tạo vệ tinh của Raytheon |
Đây là khu kiểm nghiệm Pee Wee, hoàn toàn sạch sẽ vô trùng và đầy những vũ khí đắt giá nguy hiểm.
Vấn đề muôn thuở làm đau đầu các bộ an ninh và quốc phòng của các nước trên thế giới nói chung đều là về ngân sách. Máy bay chiến đấu, tên lửa và các hệ thống phòng không đều trị giá hàng triệu đô la. Hơn nữa chúng rất nhanh bị lỗi thời và cần nâng cấp, loại bỏ và mua mới liên tục. Vì thế, việc tìm ra một cách thức giảm thiểu chi phí sản xuất vũ khí là một điều mà các công ty quốc phòng và an ninh luôn hướng đến.
Nằm giữa sa mạc rộng lớn và hẻo lánh ở vùng Arizona, nhà máy Raytheon sử dụng công nghệ thực tế ảo, in ấn 3 chiều, robot cùng với công nghệ giám sát để sản xuất các loại vũ khí công nghệ cao. Nhà máy gần như không cần sử dụng bất kì một nhân viên nào tham gia vào khâu sản xuất. Bộ quốc phòng Mỹ đang đặt nhiều hy vọng vào Raytheon trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất và phát triển vũ khí trong tương lai.
Bên cạnh việc lắp ráp những loại vũ khí tên lửa thông thường, các kỹ sư điều hành Raydeon đang hướng đến việc phát triển các loại vũ khí dùng trong không gian nhằm tiêu diệt tàu vũ trụ và trạm không gian của đối phương nếu có chiến tranh diễn ra.
Tuy chiến tranh lạnh đã qua đi từ lâu nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng giữa các nước luôn diễn ra các cuộc chạy đua vũ trang ngấm ngầm.
Vào tháng 10/2015, Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã cung cấp 1,5 triệu đô cho Raytheon nhằm yêu cầu phát triển một hệ thống vệ tinh có thể cung cấp được hình ảnh thời gian thực ở một địa điểm nhất định.
Xu hướng các vệ tinh giám sát không gian trong tương lai sẽ là một hệ thống tập hợp nhiều vệ tinh nhỏ chứ không phải là một vệ tinh có kích thước to lớn như hiện nay. Điều này sẽ làm gia tăng hiệu quả của chất lượng hình ảnh thu về, giám sát được một vùng rộng lớn và giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu bị tấn công.
Điểm nổi bật ở Raytheon là có thể vận hành toàn bộ hệ thống bằng một robot trung tâm. Điều này giúp cho toàn bộ khu liên hợp có thể luôn hoạt động mà không cần bất kì một người nào tham gia. Khi cần thay đổi số lượng hoặc chủng loại vũ khí, người dùng chỉ cần nạp lệnh từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính.
Nhằm đảm bảo tính vô trùng của các phòng thí nghiệm và giúp tránh những chất độc hại có trong vũ khí đang sản xuất, khi cần bảo trì định kì, người dùng chỉ cần sử dụng công nghệ thực tại ảo là có thể ngồi từ một nơi rất xa mà vẫn xem xét được các biến đổi bên trong của Raytheon.
Nguồn: Khám phá
Bình luận