(VTC News) - Sức ảnh hưởng của thảm kịch bé trai Syria đang lan rộng trên toàn thế giới và buộc các quốc gia cần hành động mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Nỗi thống khổ của người tỵ nạn
Vấn đề về làn sóng người tỵ nạn từ khu vực Trung Đông ồ ạt sang các quốc gia châu Âu để hướng tới chân trời mới an toàn hơn, ổn định hơn không phải mới đây mới xuất hiện, tuy nhiên có vẻ như thế giới chưa hề quan tâm đúng mức tới nó.
Và thảm kịch bé trai Syria chết đuối sau nỗ lực không thành vượt sóng tới châu Âu. Thi thể của Aylan được tìm thấy bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ và sự kiện này đang khiến thế giới thức tỉnh, chú ý hơn về việc người tỵ nạn.
Người tỵ nạn bản chất là những người dân sống trong các khu vực khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị hoặc bất ổn về mặt an ninhxã hội. Nói tới gia đình Aylan Kurdi, nguyên nhân khiến gia đình cậu bé phải rời khỏi Syria là do Phiến quân Hồi giáo IS.
Phiến quân IS đã biến thị trấn Kobane yên bình thành mồ chôn của hàng trăm người, bên cạnh đó là việc chúng đặt ách thống trị, điều hành mọi hoạt động tại đây từ cuối năm 2014.
Quốc tế hành động
Các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu có những động thái nhằm giải quyết vấn đề người tỵ nạn. Mọi con mắt đang hướng về Lục địa già - đích đến của làn sóng này.
Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo châu ÂU sẽ họp thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 14/9 để bàn cách giải quyết khủng hoảng. Đức, Italy và Pháp kêu gọi phân bổ người tị nạn công bằng hơn trên toàn Liên minh châu Âu (EU)
Theo Sputnik, Thủ tướng Anh - David Cameron mới đây đã tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận thêm hàng nghìn người dân tỵ nạn từ Syria trong cuộc hội đàm tại Bồ Đào Nha.
Theo ông Cameron, Vương Quốc Anh nhận thấy họ cần phải ghé đôi vai gánh "trách nhiệm đạo đức" và đảm bảo cuộc sống cho những thường dân đến từ các quốc gia gặp xung đột, đặc biệt là Syria. Việc tiếp nhận sẽ thông qua các trại tỵ nạn của Liên Hợp Quốc chứ không qua những người tự do.
Gần đây nhất, Áo và Đức - đã quyết định mở cửa phần biên giới gần với châu Á nhất của mình để tiếp nhận một số người tỵ nạn đang cạn kiệt lương thực, thực phẩm trong thời gian qua với sự giúp đỡ của Hungary.
Phía Đức, nhà chức trách tuyên bố 1.000 người tỵ nạn được dự kiến sẽ qua biên giới của họ trong ngày thứ Bảy (5/9) và sẽ được đưa tới Munich nhanh nhất, theo Reuters, còn con số này của Áo là 6.000 người trong vài ngày qua.
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary ông Csaba Hende cho biết có thể triển khai 3.500 binh sĩ tới biên giới phía Nam giáp Serbia để ổn định tình hình người tỵ nạn
Đức được xem là một trong những quốc gia tích cực nhất trong thời gian qua với các hoạt động ủng hộ người tỵ nạn. Điển hình là các trận đấu ở Bundesliga, các cổ động viên giơ cao biểu ngữ vì người tỵ nạn và kêu gọi Chính phủ cũng như nhiều tổ chức chung tay giúp đỡ.
Đội bóng Bayern Munich thậm chí còn tổ chức tặng 1 triệu USD cho những người dân nghèo khổ với mong muốn họ sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn tại một quốc gia khác ngoài quê hương mình.
Nỗi thống khổ của người tỵ nạn
Vấn đề về làn sóng người tỵ nạn từ khu vực Trung Đông ồ ạt sang các quốc gia châu Âu để hướng tới chân trời mới an toàn hơn, ổn định hơn không phải mới đây mới xuất hiện, tuy nhiên có vẻ như thế giới chưa hề quan tâm đúng mức tới nó.
Aylan Kurdi có phải là nạn nhân cuối cùng của thảm kịch tỵ nạn? |
Người tỵ nạn bản chất là những người dân sống trong các khu vực khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị hoặc bất ổn về mặt an ninhxã hội. Nói tới gia đình Aylan Kurdi, nguyên nhân khiến gia đình cậu bé phải rời khỏi Syria là do Phiến quân Hồi giáo IS.
Làn sóng người tỵ nạn vẫn ồ ạt tiến vào châu Âu |
Quốc tế hành động
Các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu có những động thái nhằm giải quyết vấn đề người tỵ nạn. Mọi con mắt đang hướng về Lục địa già - đích đến của làn sóng này.
Theo dự kiến, các nhà lãnh đạo châu ÂU sẽ họp thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 14/9 để bàn cách giải quyết khủng hoảng. Đức, Italy và Pháp kêu gọi phân bổ người tị nạn công bằng hơn trên toàn Liên minh châu Âu (EU)
Theo Sputnik, Thủ tướng Anh - David Cameron mới đây đã tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận thêm hàng nghìn người dân tỵ nạn từ Syria trong cuộc hội đàm tại Bồ Đào Nha.
Thủ tướng Anh, ông David Cameron tuyên bố sẽ mở cửa hơn với người tỵ nạn |
Gần đây nhất, Áo và Đức - đã quyết định mở cửa phần biên giới gần với châu Á nhất của mình để tiếp nhận một số người tỵ nạn đang cạn kiệt lương thực, thực phẩm trong thời gian qua với sự giúp đỡ của Hungary.
Hàng nghìn người nhập cư đã tới Đức và Áo trong ngày cuối tuần |
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary ông Csaba Hende cho biết có thể triển khai 3.500 binh sĩ tới biên giới phía Nam giáp Serbia để ổn định tình hình người tỵ nạn
Đức hiện đang là quốc gia nhiệt tình nhất trong vấn đề người tỵ nạn |
Đội bóng Bayern Munich thậm chí còn tổ chức tặng 1 triệu USD cho những người dân nghèo khổ với mong muốn họ sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn tại một quốc gia khác ngoài quê hương mình.
Bên cạnh đó, bà Laura Padoan thuộc Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR cho biết tổ chức đã chứng kiến sự đóng góp lớn trong tuần qua. Đồng thời tin rằng sức ảnh hưởng của bức ảnh sẽ lan rộng ra toàn cầu như bức ảnh Em bé Napalm ngày trước.
Rõ ràng, sức ảnh hưởng của thảm kịch bé trai Syria đang lan rộng trên toàn thế giới và buộc các quốc gia cần hành động mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Linh Trần
Linh Trần
Bình luận