• Zalo

Bé 'người sói': Nỗi mặc cảm bị gọi là 'heo nái'

Thời sựThứ Năm, 03/11/2011 07:46:00 +07:00Google News

(VTC News) – Nhiều hôm, thằng nhỏ đi học về, mặt buồn thiu, cất cặp rồi lên giường nằm một mình. Hỏi ra là do bạn trêu chọc gọi là “heo nái”.

(VTC News) – “Nhiều hôm, thằng nhỏ đi học về, mặt buồn thiu, cất cặp rồi lên giường nằm một mình. Hỏi mãi mới nói là bạn trêu chọc gọi là heo nái”, chị Sương nói.

Chân dung cậu bé “người sói”

Rồi chị kể lại việc sinh nở cháu Phong…Hồi ấy, chị Sương mang thai cháu Phong được 6 tháng, khi đi khám thai, các bác sỹ đã phát hiện cháu có vấn đề nhưng sợ ch lo lắng nên không cho chị hay. Khi sinh cháu, chị mới biết con bị mình bị “bớt” rất nhiều.

không chỉ ở lưng mà khắp người, chân tay, mặt, đầu và cả tóc, Phong cũng bị bớt và mọc đầy lông

“Khi sinh cháu Phong, em mới biết con mình bị “bớt”. Bác sỹ nói do khi mang thai, lượng sắt quá nhiều nên mới ra như vậy. Và họ trấn an rằngkhông có vấn đề gì”, chị Sương nói.


Ông Trần Ngọc Hải, hàng xóm chị Sương cho biết thêm: “Tội nghiệp thằng nhỏ, tui chưa thấy đứa mô có cái bớt lớn và nhiều bớt như ri. Mặc dù cháu đã mặc áo quần rất kỹ, nhưng càng lớn, lông mọc càng nhiều, tay chân chỗ mô cũng có nên bị lũ trẻ trong xóm, rồi bạn bè trên trường trêu chọc, rồi gắn cho nhiều biệt danh như: heo nái, mọc lông, thằng bớt… Trêu hoài, lũ trẻ chán cũng thôi. Với lại, cháu ngoan, học tốt nên các bạn dần dần quý cháu và hết trêu chọc”.

Mặc cảm với bạn bè, Phong chủ yếu ở nhà với mẹ và đồ chơi của em chỉ là những chiếc lon sữa cũ của em gái 2 tuổi dùng hết 
Không dám ra ngoài chơi vì bị trêu chọc

Chị Sương kể lại, lúc Phong mới sinh, các vết nhỏ trên tay, chân, thậm chí cả mặt đều không có. Nhưng vài năm trở lại đây, trên người cháu càng xuất hiện các vết đen, kèm theo đó là lông tại các vết bớt mọc dài và dày hơn. “Không biết lớn lên, các nốt ni có nhiều lên không, lan rộng nữa không, rồi cháu sẽ sinh hoạt thế nào, mặc cảm với bạn bè ra sao…”, chị Sương rầu rĩ nói.

Theo chị Phương, hồi nhỏ, ai sờ vào người,Phong cũng không cho, cứ hễ đòi xem là cháu khóc rồi nổi cáu. Gần một năm nay, Phonghay bị sổ mũi, ho hắng mỗi khi trở trời. Vợ chồng anh Tú, chị Phương bảo, gia đình rất muốn chữa trị cho cháu, nhưng nghèo quá không biết phải làm gì.

Mỗi khi chạm đến mặc cảm về hình thể và mong muốn điều trị vết bớt trên người, cả hai mẹ con cháu Phong và chị Sương đều buồn

Ngôi nhà gia đình cậu bé Phong

“Chạy vạy lắm mới kiếm được vài ba chục ngàn một ngày. Ngoài thời gian làm ruộng, 2 vợ chồng tranh thủ làm thêm chổi để kiếm sống. Cứ một tuần anh Tú ra Đà Nẵng bỏ chổi 1 lần cũng kiếm được vài ba chục bạc, nhưng trời mưa thì cả nhà nó nhìn nhau. Muốn chữa trị cho thằng Phong, nhưng không có tiền nên nhà nó đành để vậy.


C
u Phong cũng ít ra ngoài chơi vì sợ các bạn trêu chọc. Ở nhà, nó cứ soạn mấy cái lon, đồ làm chổi của ba nó ra làm đồ chơi rồi giúp mẹ ba chuyện lặt vặt trong nhà”, một bác hàng xóm kể.

Video: Nỗi buồn của 2 mẹ con 'người sói'

Cháu Phong bị mắc chứng bệnh “bớt tăng sắc tố”.
Trước đó, bác sỹ Phan Đình Mỹ, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh (Quảng Nam) cùng một số bác sỹ khác đã khám và chẩn đoán bệnh cho cậu bé “người sói”- Nguyên Văn Phong.

Theo chẩn đoán ban đầu,cháu Phong bị mắc chứng bệnh “bớt tăng sắc tố”. Đây là loại bệnh ngoài da hay gặp với biểu hiện là các bớt màu xanh đen, nâu hay nâu đen, có thể xuất hiện ở mặt như bớt ở vùng cổ, phần trên cánh tay, vùng thắt lưng, mông... Bệnh này đa số là bệnh bẩm sinh xuất hiện khi còn là trẻ nhỏ, các dát sắc tố này có thể tồn tại suốt cuộc đời bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời.

Thông thường bệnh “bớt tăng sắc tố” ít ngứa, bằng phẳng với mặt da, nhưng đôi khi tổn thương tăng đậm sắc tố, sùi lên và trên bề mặt có nhiều lông. Tuy bệnh phần lớn là lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Tùy theo kích thước, vị trí tổn thương mà ảnh hưởng nhiều hay ít, gây cho bệnh nhân sự lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Cũng theo bác sỹ Mỹ, cháu Phong ở giai đoạn bệnh nặng, nếu không được chữa kịp thời sẽ các sắc tố này lan rất nhanh khắp cả người. Có hai cách điều trị cho cháu Phong nhưng tốn rất nhiều tiền, đó là thẩm mỹ thay da và bắn tia laser. Tuy nhiên, gia đình cháu Phong rất nghèo nên cả hai cách trên khó có thể thực hiện được ngoại trừ có những tấm lòng hảo tâm.


Bửu Lân

Bình luận
vtcnews.vn