Túp lều ấy đã từng chứng kiến bà ngoại Dũng bỏ mẹ Dũng đi lấy chồng và mẹ Dũng cũng bỏ cháu, bỏ con.
Người đàn bà “được tiếng” lười lao động
Tìm về xã Thổ Bình, nơi người mẹ tên Ma Thị Nhích (trú tại Đội 8, thôn Nà Bó, xã Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) và người đàn ông tên Hứa Văn Dụng (quê ở Bắc Kạn) sinh ra Bé Hứa Văn Dũng (3 tuổi nặng 6 kg) đang sinh sống, nhiều thông tin về người mẹ khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ và phần nào hiểu thêm về hành động nhẫn tâm của bà mẹ này.
Theo những người họ hàng của Nhích, bố Nhích đã chết vì rượu từ khi chị em Nhích còn nhỏ. Ít lâu sau ngày mất của bố Nhích, mẹ Nhích cũng bỏ mặc hai chị em trong túp lều tồi tàn, theo một người đàn ông ở xã bên để làm vợ người ta. Từ đấy, sự sống chết của chị em Nhích chẳng còn là mối bận tâm của bà mẹ ấy nữa.
Nhích và người chị gái phải tự mình làm ruộng để kiếm hạt thóc, hạt gạo sống qua ngày. Nhưng sức của trẻ con chẳng thể cáng đáng hết công việc đồng áng, gia đình người chú thím ruột của Nhích và những người hàng xóm cùng bản phải giúp đỡ rất nhiều.
Chị em Nhích lớn lên, hoang dại như cây cỏ trong rừng như thế. Điều may mắn duy nhất với chị em Nhích là nhờ có chính sách xóa mù chữ đối với người dân tộc ở vùng sâu vùng xa nên hai chị em cũng được đi học bổ túc, biết được mặt con chữ, biết cộng trừ đơn giản.
Đến tuổi trưởng thành, người chị gái của Nhích lần lượt sinh hai đứa con gái với những người đàn ông mà họ chẳng bao giờ thừa nhận con mình. Túp lều tồi tàn lại càng thêm chật chội bởi sự xuất hiện của hai đứa trẻ không cha.
Cách đây vài năm, thấy gia cảnh của chị em Nhích quá bi đát, chính quyền địa phương và bà con dân bản đã hợp lại, làm giúp họ căn nhà gỗ, lợp mái tôn theo chế độ của hộ nghèo. Tưởng thế, cuộc sống của chị em Nhích sẽ bớt đi những khó khăn, nào ngờ chính Nhích là người chà đạp lên tất cả những điều tốt đẹp ấy.
Người chị gái của Nhích bỏ đi làm ăn biệt xứ và bị lừa bán sang Trung Quốc, chẳng thể có cơ hội quay về. Chỉ còn lại một mình, Nhích buộc phải cưu mang hai đứa con của chị gái. Nhưng Nhích chẳng phải là người có trách nhiệm với cháu, với chính bản thân chị ta.
Nhích phải lòng người đàn ông tên Hứa Văn Dụng và mặc dù gia đình nhà trai không đồng tình, nhưng họ vẫn quyết sống với nhau mà chẳng cần hôn thú, cưới xin. Cặp vợ chồng hờ ấy dắt díu nhau về sống tại nhà của Nhích.
Cuộc sống vốn đã nghèo, thiếu đói liên miên nhưng Nhích “được tiếng” là lười lao động ở địa phương này. Mọi công việc nhà nông đều do chồng và hai đứa cháu gái, một lên mười, một lên 6 cáng đáng. Cái nghèo đến tận cùng đeo đẳng gia đình này và theo nhiều người dân địa phương, chồng Nhích còn có biểu hiện nghiện hút.
Gần ba năm về trước, Nhích sinh bé Hứa Văn Dũng. Có thêm con nhỏ, cuộc sống càng thêm bí bách. Chồng Nhích đã bỏ vào vùng Tây Nguyên để làm thuê, với hy vọng kiếm được đồng ra đồng vào. Nhích ở nhà, vay mượn khắp nơi để lấy tiền sinh hoạt.
Không làm ra tiền, số tiền nợ cứ lãi mẹ đẻ lãi con, Nhích đã liều lĩnh bán khung nhà vừa được chính quyền và bà con dân bản giúp đỡ, dựng lên. Số tiền bán khung nhà được hơn chục triệu, cũng chẳng đủ trả nợ nên Nhích ôm theo con nhỏ rời khỏi bản nghèo, bỏ mặc hai đứa cháu bơ vơ trong túp lều rách nát mà trước đó dùng để làm bếp đun nấu.
Những người họ hàng xa và bà con dân bản phải dành dụm, bớt chút cơm gạo của gia đình để cưu mang hai đứa trẻ đáng thương ấy.
Nhà có “gen” bỏ con?
Nhích rời khỏi bản nghèo, ra thị trấn Vĩnh Lộc - cách đó khoảng 40km - để tìm kế sinh nhai. Thân cô thế cô, Nhích thuê một căn phòng nhỏ với giá 500.000 đồng/tháng để ở. Bé Dũng khi được 6 tháng tuổi thì có biểu hiện biếng ăn, xanh xao.
Vốn chẳng phải bà mẹ khéo chăm con nên thấy con bỏ ăn, Nhích cũng chẳng mảy may sốt ruột. Nhích sống ở thị trấn nhỏ, thi thoảng có người thuê làm việc vặt thì làm, hoặc may mắn được theo tốp thợ xây đi làm phụ vữa. Mỗi khi đi làm, bé Dũng được Nhích nhờ một người quen đến phòng trọ trông nom.
Cái ăn cái mặc hàng ngày vốn đã là gánh nặng của Nhích nên dù thấy con còi cọc mỗi ngày, người mẹ cũng chẳng có tiền để mua thêm thực phẩm bổ dưỡng. Bé Dũng ngày một yếu dần, gày tóp teo, mỗi bữa chỉ nuốt được vài thìa nước cơm, nước cháo.
Đến khi thấy bé Dũng quá teo tóp, một vài lần Nhích mới vay mượn tiền, đưa con vào viện tuyến tỉnh khám. Các bác sĩ kết luận, bé Dũng bị thiếu máu huyết tán, phải truyền máu, cộng thêm bệnh suy dinh dưỡng thể teo tóp. Từ đó, thi thoảng Nhích lại gom góp ít tiền, đưa con đi truyền máu, nhưng chừng ấy chẳng đủ chữa bệnh của bé Dũng, cậu bé ngày một suy nhược, leo lét sống.
Dạo gần Tết vừa rồi, chồng Nhích từ Tây Nguyên trở về, thấy bệnh tình con trai ngày càng nặng, nghĩ là Dũng sẽ chẳng ở lại với bố mẹ lâu nên họ bàn nhau có thêm con. Nhích có thai, sự quan tâm, chăm sóc đối với bé Dũng càng lơ đễnh.
Mãi cuối tháng 3/2013 vừa qua, thấy bệnh tình con trai ngày càng suy kiệt, Nhích điện thoại cho chồng để chồng xoay sở tiền đưa con đi Hà Nội chữa. Nhận được 2 triệu đồng từ chồng, Nhích một mình ôm con đến Viện huyết học trung ương (Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ sửng sốt khi tiếp nhận bé Dũng, đã ba tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, thân hình chỉ còn da bọc xương. Trên giường bệnh, bé Dũng thở hổn hển bằng chút sức tàn cuối cùng.
Nhờ những thông tin của bác sĩ, truyền thông vào cuộc phản ánh, nhà hảo tâm từ khắp nơi gửi gắm những tình cảm, vật chất đến để chia sẻ với hoàn cảnh của bé Dũng. Nhưng, bé Dũng không thể qua khỏi vì bệnh tật quá trầm trọng. Nhưng đau đớn hơn, bố mẹ của bé đã ôm tiền tài trợ về quê, bỏ lại bé lạnh lẽo nơi nhà xác.
Khi phóng viên liên lạc, mẹ của bé Dũng bảo, còn bận về làm ma cho bé. Vài ngày sau cái chết của con, do sức ép từ dư luận, từ chính quyền địa phương, chồng Nhích miễn cưỡng xuống Hà Nội nhận lại tro cốt của con. Hành động bỏ con của Nhích được lặp lại, bởi ngày còn thơ ấu, chính Nhích cũng là nạn nhân khi cha chết, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, để chị em Nhích bơ vơ.
Dư luận nhiều ngày qua không khỏi bức xúc với hành động bất nhân tính của cặp cha mẹ bỏ xác con tại bệnh viện. Và hàng triệu con người khi biết về hoàn cảnh của bé Dũng đều cùng chung một ước nguyện, cầu mong bé trai mệnh bạc được siêu thoát, bởi dẫu bé bị tình thân ruồng bỏ phút lìa trần, nhưng tấm lòng của đội ngũ y bác sĩ, nhà hảo tâm dành cho bé phút cuối đời là sự ấm áp đượm tình người.
Theo Infonet
Người mẹ bỏ mặc con trai lạnh lẽo, côi cút nơi nhà xác của bệnh viện từng “được tiếng” là lười lao động, thậm chí để có cái ăn, cái mặc cho riêng mình, chị ta từng bán cả khung nhà và “ôm tiền” rời khỏi địa phương…
Người đàn bà “được tiếng” lười lao động
Tìm về xã Thổ Bình, nơi người mẹ tên Ma Thị Nhích (trú tại Đội 8, thôn Nà Bó, xã Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) và người đàn ông tên Hứa Văn Dụng (quê ở Bắc Kạn) sinh ra Bé Hứa Văn Dũng (3 tuổi nặng 6 kg) đang sinh sống, nhiều thông tin về người mẹ khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ và phần nào hiểu thêm về hành động nhẫn tâm của bà mẹ này.
Theo những người họ hàng của Nhích, bố Nhích đã chết vì rượu từ khi chị em Nhích còn nhỏ. Ít lâu sau ngày mất của bố Nhích, mẹ Nhích cũng bỏ mặc hai chị em trong túp lều tồi tàn, theo một người đàn ông ở xã bên để làm vợ người ta. Từ đấy, sự sống chết của chị em Nhích chẳng còn là mối bận tâm của bà mẹ ấy nữa.
Nhích và người chị gái phải tự mình làm ruộng để kiếm hạt thóc, hạt gạo sống qua ngày. Nhưng sức của trẻ con chẳng thể cáng đáng hết công việc đồng áng, gia đình người chú thím ruột của Nhích và những người hàng xóm cùng bản phải giúp đỡ rất nhiều.
Chị em Nhích lớn lên, hoang dại như cây cỏ trong rừng như thế. Điều may mắn duy nhất với chị em Nhích là nhờ có chính sách xóa mù chữ đối với người dân tộc ở vùng sâu vùng xa nên hai chị em cũng được đi học bổ túc, biết được mặt con chữ, biết cộng trừ đơn giản.
Hai đứa cháu của Nhích bên căn "nhà" tồi tàn sau khi Nhích bán khung nhà chính và bỏ đi. |
Cách đây vài năm, thấy gia cảnh của chị em Nhích quá bi đát, chính quyền địa phương và bà con dân bản đã hợp lại, làm giúp họ căn nhà gỗ, lợp mái tôn theo chế độ của hộ nghèo. Tưởng thế, cuộc sống của chị em Nhích sẽ bớt đi những khó khăn, nào ngờ chính Nhích là người chà đạp lên tất cả những điều tốt đẹp ấy.
Người chị gái của Nhích bỏ đi làm ăn biệt xứ và bị lừa bán sang Trung Quốc, chẳng thể có cơ hội quay về. Chỉ còn lại một mình, Nhích buộc phải cưu mang hai đứa con của chị gái. Nhưng Nhích chẳng phải là người có trách nhiệm với cháu, với chính bản thân chị ta.
Nhích phải lòng người đàn ông tên Hứa Văn Dụng và mặc dù gia đình nhà trai không đồng tình, nhưng họ vẫn quyết sống với nhau mà chẳng cần hôn thú, cưới xin. Cặp vợ chồng hờ ấy dắt díu nhau về sống tại nhà của Nhích.
Cuộc sống vốn đã nghèo, thiếu đói liên miên nhưng Nhích “được tiếng” là lười lao động ở địa phương này. Mọi công việc nhà nông đều do chồng và hai đứa cháu gái, một lên mười, một lên 6 cáng đáng. Cái nghèo đến tận cùng đeo đẳng gia đình này và theo nhiều người dân địa phương, chồng Nhích còn có biểu hiện nghiện hút.
Gần ba năm về trước, Nhích sinh bé Hứa Văn Dũng. Có thêm con nhỏ, cuộc sống càng thêm bí bách. Chồng Nhích đã bỏ vào vùng Tây Nguyên để làm thuê, với hy vọng kiếm được đồng ra đồng vào. Nhích ở nhà, vay mượn khắp nơi để lấy tiền sinh hoạt.
Không làm ra tiền, số tiền nợ cứ lãi mẹ đẻ lãi con, Nhích đã liều lĩnh bán khung nhà vừa được chính quyền và bà con dân bản giúp đỡ, dựng lên. Số tiền bán khung nhà được hơn chục triệu, cũng chẳng đủ trả nợ nên Nhích ôm theo con nhỏ rời khỏi bản nghèo, bỏ mặc hai đứa cháu bơ vơ trong túp lều rách nát mà trước đó dùng để làm bếp đun nấu.
Những người họ hàng xa và bà con dân bản phải dành dụm, bớt chút cơm gạo của gia đình để cưu mang hai đứa trẻ đáng thương ấy.
Nhà có “gen” bỏ con?
Bé Dũng lúc còn sống |
Vốn chẳng phải bà mẹ khéo chăm con nên thấy con bỏ ăn, Nhích cũng chẳng mảy may sốt ruột. Nhích sống ở thị trấn nhỏ, thi thoảng có người thuê làm việc vặt thì làm, hoặc may mắn được theo tốp thợ xây đi làm phụ vữa. Mỗi khi đi làm, bé Dũng được Nhích nhờ một người quen đến phòng trọ trông nom.
Cái ăn cái mặc hàng ngày vốn đã là gánh nặng của Nhích nên dù thấy con còi cọc mỗi ngày, người mẹ cũng chẳng có tiền để mua thêm thực phẩm bổ dưỡng. Bé Dũng ngày một yếu dần, gày tóp teo, mỗi bữa chỉ nuốt được vài thìa nước cơm, nước cháo.
Đến khi thấy bé Dũng quá teo tóp, một vài lần Nhích mới vay mượn tiền, đưa con vào viện tuyến tỉnh khám. Các bác sĩ kết luận, bé Dũng bị thiếu máu huyết tán, phải truyền máu, cộng thêm bệnh suy dinh dưỡng thể teo tóp. Từ đó, thi thoảng Nhích lại gom góp ít tiền, đưa con đi truyền máu, nhưng chừng ấy chẳng đủ chữa bệnh của bé Dũng, cậu bé ngày một suy nhược, leo lét sống.
Dạo gần Tết vừa rồi, chồng Nhích từ Tây Nguyên trở về, thấy bệnh tình con trai ngày càng nặng, nghĩ là Dũng sẽ chẳng ở lại với bố mẹ lâu nên họ bàn nhau có thêm con. Nhích có thai, sự quan tâm, chăm sóc đối với bé Dũng càng lơ đễnh.
Mãi cuối tháng 3/2013 vừa qua, thấy bệnh tình con trai ngày càng suy kiệt, Nhích điện thoại cho chồng để chồng xoay sở tiền đưa con đi Hà Nội chữa. Nhận được 2 triệu đồng từ chồng, Nhích một mình ôm con đến Viện huyết học trung ương (Hà Nội). Tại đây, các bác sĩ sửng sốt khi tiếp nhận bé Dũng, đã ba tuổi nhưng chỉ nặng 6kg, thân hình chỉ còn da bọc xương. Trên giường bệnh, bé Dũng thở hổn hển bằng chút sức tàn cuối cùng.
Nhích chăm con tại viện Huyết học truyền máu TW |
Khi phóng viên liên lạc, mẹ của bé Dũng bảo, còn bận về làm ma cho bé. Vài ngày sau cái chết của con, do sức ép từ dư luận, từ chính quyền địa phương, chồng Nhích miễn cưỡng xuống Hà Nội nhận lại tro cốt của con. Hành động bỏ con của Nhích được lặp lại, bởi ngày còn thơ ấu, chính Nhích cũng là nạn nhân khi cha chết, mẹ bỏ đi lấy chồng khác, để chị em Nhích bơ vơ.
Dư luận nhiều ngày qua không khỏi bức xúc với hành động bất nhân tính của cặp cha mẹ bỏ xác con tại bệnh viện. Và hàng triệu con người khi biết về hoàn cảnh của bé Dũng đều cùng chung một ước nguyện, cầu mong bé trai mệnh bạc được siêu thoát, bởi dẫu bé bị tình thân ruồng bỏ phút lìa trần, nhưng tấm lòng của đội ngũ y bác sĩ, nhà hảo tâm dành cho bé phút cuối đời là sự ấm áp đượm tình người.
Theo Infonet
Bình luận