Thalidomide - loại thuốc được quảng cáo là “thần dược” đã gây những dị tật nghiêm trọng ở thai nhi như chân tay teo tóp, mù mắt, các bệnh nội tạng...
Tập đoàn dược phẩm Grunenthal của Đức đã gây ra một trong những vụ bê bối y tế lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Khoảng 10.000 trẻ em trên toàn thế giới sinh ra từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 bị dị tật do thalidomide. Ước tính hiện vẫn còn 5.000-6.000 nạn nhân còn sống.
Lần đầu tiên trong 50 năm qua, Tập đoàn dược phẩm Grunenthal đã chính thức lên tiếng xin lỗi những người từng sử dụng thuốc Thalidomide vì tác dụng phụ của nó, đồng thời chi 5.000 euro dựng tượng tưởng niệm các nạn nhân thuốc thalidomide ở thị trấn Stolberg (Đức).
Thuốc ra đời từ năm 1953 và lần đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Anh năm 1958. Trước đây, loại thuốc này được coi là thần dược vì nó trị hiệu quả các chứng đau đầu, cảm cúm, cảm lạnh và đặc biệt là mệt mỏi vào buổi sáng.
Các nạn nhân loại thuốc thalidomide trên toàn thế giới đã lên án lời xin lỗi của Grunenthal, bởi tập đoàn này không hề đả động đến việc bồi thường. Hiệp hội Nạn nhân thalidomide Đức khẳng định đây chỉ là một trò PR của Grunenthal và cho thấy hãng này vẫn có ý đồ tiếp tục sử dụng thuốc thalidomide.
Năm 1957, Grunenthal tung ra thị trường loại thuốc thalidomide trị chứng ốm nghén và mất ngủ ở phụ nữ có thai. Tính đến năm 1961, Grunenthal bán loại thuốc này tới gần 50 quốc gia, trong đó có Đức, Anh, Nhật, Canada, Úc...
Luật sư Lynette Rowe (Úc) khẳng định Grunenthal đã biết rõ về hậu quả của loại thuốc thalidomide hai năm trước khi nó bị rút khỏi thị trường. Tháng 7/2012, luật sư Rowe đã thắng kiện một hãng phân phối thuốc thalidomide ở Úc là Diageo Plc, khiến hãng này phải bồi thường nhiều triệu đô la Mỹ.
Cho đến năm 2010, các nạn nhân thalidomide ở Đức được hưởng trợ cấp 1.116 euro/tháng từ một quỹ ủy thác có sự đóng góp nhỏ của Grunenthal. Tuy nhiên, hàng nghìn nạn nhân ở các quốc gia khác không nhận được bất cứ sự quan tâm hỗ trợ nào từ hãng dược này.
Lời xin lỗi sau 50 năm của Grunenthal chẳng hề làm giảm đi nỗi đau mà các nạn nhân đang phải chịu đựng hằng ngày.
Hiện nay, loại thuốc này vẫn tồn tại trên thị trường với nhiều "công dụng chữa bệnh" khác nhau. Năm 1998, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua việc sử dụng thalidomide để chữa bệnh phong.
Năm 2006, FDA cấp phép công nhận thalidomide chữa bệnh đa u tủy và năm 2009, Cơ quan Dược châu Âu cũng ra quyết định như trên.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục cảnh báo và nhấn mạnh, ngày nay vẫn có nhiều trẻ sơ sinh ra đời với các dị tật vì thuốc thalidomide.
Tập đoàn dược phẩm Grunenthal của Đức đã gây ra một trong những vụ bê bối y tế lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Khoảng 10.000 trẻ em trên toàn thế giới sinh ra từ cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 bị dị tật do thalidomide. Ước tính hiện vẫn còn 5.000-6.000 nạn nhân còn sống.
Một nạn nhân trong vụ bê bối này |
Lần đầu tiên trong 50 năm qua, Tập đoàn dược phẩm Grunenthal đã chính thức lên tiếng xin lỗi những người từng sử dụng thuốc Thalidomide vì tác dụng phụ của nó, đồng thời chi 5.000 euro dựng tượng tưởng niệm các nạn nhân thuốc thalidomide ở thị trấn Stolberg (Đức).
Thuốc ra đời từ năm 1953 và lần đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Anh năm 1958. Trước đây, loại thuốc này được coi là thần dược vì nó trị hiệu quả các chứng đau đầu, cảm cúm, cảm lạnh và đặc biệt là mệt mỏi vào buổi sáng.
Các nạn nhân loại thuốc thalidomide trên toàn thế giới đã lên án lời xin lỗi của Grunenthal, bởi tập đoàn này không hề đả động đến việc bồi thường. Hiệp hội Nạn nhân thalidomide Đức khẳng định đây chỉ là một trò PR của Grunenthal và cho thấy hãng này vẫn có ý đồ tiếp tục sử dụng thuốc thalidomide.
Năm 1957, Grunenthal tung ra thị trường loại thuốc thalidomide trị chứng ốm nghén và mất ngủ ở phụ nữ có thai. Tính đến năm 1961, Grunenthal bán loại thuốc này tới gần 50 quốc gia, trong đó có Đức, Anh, Nhật, Canada, Úc...
Luật sư Lynette Rowe (Úc) khẳng định Grunenthal đã biết rõ về hậu quả của loại thuốc thalidomide hai năm trước khi nó bị rút khỏi thị trường. Tháng 7/2012, luật sư Rowe đã thắng kiện một hãng phân phối thuốc thalidomide ở Úc là Diageo Plc, khiến hãng này phải bồi thường nhiều triệu đô la Mỹ.
Cho đến năm 2010, các nạn nhân thalidomide ở Đức được hưởng trợ cấp 1.116 euro/tháng từ một quỹ ủy thác có sự đóng góp nhỏ của Grunenthal. Tuy nhiên, hàng nghìn nạn nhân ở các quốc gia khác không nhận được bất cứ sự quan tâm hỗ trợ nào từ hãng dược này.
Lời xin lỗi sau 50 năm của Grunenthal chẳng hề làm giảm đi nỗi đau mà các nạn nhân đang phải chịu đựng hằng ngày.
Hiện nay, loại thuốc này vẫn tồn tại trên thị trường với nhiều "công dụng chữa bệnh" khác nhau. Năm 1998, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua việc sử dụng thalidomide để chữa bệnh phong.
Năm 2006, FDA cấp phép công nhận thalidomide chữa bệnh đa u tủy và năm 2009, Cơ quan Dược châu Âu cũng ra quyết định như trên.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục cảnh báo và nhấn mạnh, ngày nay vẫn có nhiều trẻ sơ sinh ra đời với các dị tật vì thuốc thalidomide.
Theo Vietq
Bình luận