(VTC News) – Nợ công vẫn là tâm điểm của kinh tế thế giới tuần qua. Các nước trên toàn thế giới đang hướng sự quan tâm đến những động thái của khu vực Eurozone, nhằm giải quyết tình trạng nợ công lan rộng. Theo cảnh báo của chuyên gia thuộc EU, khu vực này có thể đối diện khủng hoảng
Thứ 2 – 7/11
Thủ tướng Hy Lạp đồng George Papandreou đồng ý từ chức. Hành động này đã giúp mở đường để thành lập một chính phủ liên minh, để góp phần giải quyết vấn đề nợ công của Hy Lạp. Quyết định của ông Papandreou sau 10 ngày, từ khi ông nhận được quyết định về gói cứu trợ của EU, sau đó ông đã lên kế hoạch cuộc trưng cầu ý dân nhưng phải từ bỏ kế hoạch này.
Một chuyên gia đến từ Standard Chartered Bank cho rằng: “Còn nhiều thứ chưa rõ về chính phủ mới, có thể chính phủ sẽ thận trọng với bất kỳ hoạt động chia tách nào. Còn một thời gian nữa, Hy Lạp mới qua khó khăn.
Hôm 9/11, Hy Lạp đã bổ nhiệm ông Lucas Papademos – Cựu phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB làm Thủ tướng tạm quyền. Nhà lãnh đạo 64 tuổi này được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề nợ công của Hy Lạp.
EU yêu cầu Hy Lạp thông qua các biện pháp khắc khổ, đáng chú ý là yêu cầu sa thải nhân công vốn gây ra biểu tình rầm rộ phản đối suốt nhiều tháng qua, ngoài ra EU yêu cầu được giám sát dài hàn để Hy Lạp khôi phục kinh tế.
(Ảnh minh họa)
Thứ 3 – 8/11
Trong nỗ lực thắt chặt chi tiêu, thắt lưng buộc bụng, Thủ tướng Pháp Francois Fillons đã kêu gọi không tăng lương cho Tổng thống Sarkozy cũng như các bộ trưởng.
Trước đó, ông Fillon đã công bố kế hoạch tiết kiệm, theo đó trong năm 2012 Pháp sẽ tiết kiệm 7 tỷ Euro còn năm 2013 là 11,6 tỷ Euro. Cũng theo Thủ tướng Pháp, từ nay tới tới năm 2016 nước này sẽ giảm 65 tỷ Euro.
Để tiết kiệm những khoản tiền khổng lồ trên, Pháp sẽ hướng đến cải cách lương hưu và tăng thuế VAT cũng như thu nhập doanh nghiệp.
Thứ 4 – 9/11
Hãng Bloomberg dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho hay, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu so với tháng 9, CPI giảm 0,6%, đây là mức giảm mạnh kể từ tháng 2/2009.
Ông Liu Li Gang – Chuyên gia kinh tế thuộc ANZ Hồng Kong cho hay: “Lạm phát giảm, nợ công châu Âu lan rộng và khả năng suy giảm của nhà đất Trung Quốc có thể mở ra khả năng trước mắt có thể nới lỏng chính sách”.
Nhà phân tích Huang Yiping thuộc Barclays Capital ở Hồng Kong nhận định: “Chắc chắn, thị trường nhà đất đang bước vào thời kỳ khó khăn”. Chuyên gia đến từ tổ chức này cũng nhận định, giá nhà ở Trung Quốc trong năm tới sẽ giảm 10 – 30%
Thứ 5 – 10/11
Hôm thứ Năm, nhiều hãng tin thế giới thông báo về hạt Hạt Jefferson thuộc bang Alabama ngày 8/11 đã đệ đơn phá sản. Đơn phá sản được đưa ra sau tuyên bố địa phương này không trả được khoản nợ 4 tỷ USD. Khoản nợ này xuất phát từ việc đầu tư hệ thống cấp thoát nước.
Hồi năm 1994, hạt Orange, bang California tuyên đệ đơn vỡ nợ do không trả được khoản nợ 2 tỷ. Từ đầu năm 2011, có 3 địa phương ở Mỹ đệ đơn phá sản gồm Jefferson, Harrisburg (bang Pennsylvania) và Boise (bang Idaho).
Jefferson có số dân khoảng 660.000, đây là hạt đông dân nhất ở Alabama, thu nhập đầu người khoảng 20.892 USD. Hơn 2 năm qua, hạt này đã mất khả năng trả nợ ở một số lĩnh vực.
(Ảnh minh họa)
Thứ 6 – 11/11
Hôm thứ Sáu, Pháp đã yêu cầu điều tra việc Standard and Poor’s thông báo sai việc xếp hạng tín dụng của nước này. Trước đó, lúc 15h57’ thứ Năm (10/11), Standard & Poor's (S&P) thông báo hạ xếp hạng tín dụng của Pháp được gửi đi lúc 15h57 theo giờ Paris. Tuy nhiên tới 17h40 cùng ngày S&P cho biết, thông tin đó là sai và khẳng định lại xếp hạng của Pháp vẫn ở AAA/A-1+ với triển vọng ổn định.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin yêu cầu cơ quan quản lý thị trường và chứng khoán châu Âu điều tra thông báo sai này của S&P và hậu quả của nó. S&P cho biết sai sót là do lỗi kỹ thuật, và một thông tin không chính xác đã được tự động gửi đi.
Thứ 7 – 12/11
Ông Olli Rehn - Ủy viên kinh tế tiền tệ của EU cảnh báo, châu Âu đang đối mặt với suy thoái mới vào năm tới do nợ công, các ngân hàng đang chịu ảnh hưởng và chi tiêu thắt chặt.
Theo lời ông Rehn, khủng hoảng nợ công của châu Âu, tài chính chìm vào khủng hoảng, thương mại thế giới giảm sút là nguy cơ đối với kinh tế châu Âu. Để tránh khỏi nguy cơ này, các nước EU trong đó có Italy cần chú ý thực hiện cải cách không do dự.
Ông nói: “tăng trưởng kinh tế chậm chạp đã khiến khu vực này đối mặt nguy cơ suy thoái”. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Eurozone được dự báo giảm còn 0,5% đây là mức thấp hơn nhiều được các chuyên gia dự báo 1,8% hồi đầu năm nay. EU không còn nhiều hi vọng về việc Hy Lạp sẽ thoát khỏi suy thoái, dự báo tăng trưởng kinh tế nước này ở mức -2,8% năm, thay vì dự đoán trước đó là -1,1%.
Anh Minh
Bình luận