(VTC News) – Công an Ninh Bình nói gì về cuộc sống ở “vương quốc bầy đàn” của các học viên đa cấp Lô Hội tại đây?
Theo ông Thủy, học viên Lô Hội xuất hiện tại địa bàn phường Bích Đào từ khoảng 2 năm nay và có 2 nhóm khác nhau.
Một nhóm người chủ yếu khai thác các đối tượng có điều kiện, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn Lô Hội. Người ta tham gia vào mạng lưới này để bán hàng, cung cấp sản phẩm cho mạng lưới đó. Nhóm này xuất hiện ở đây từ 2 năm trước.
Nhóm còn lại mới xuất hiện trên địa bàn phường từ 5 – 6 tháng trước.
Nhóm này chủ yếu là người Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…Họ chủ yếu là các học sinh phổ thông vừa tốt nghiệp, tuổi đời từ 18 – 26, ít người cao tuổi. Sau khi nhóm thứ 2 xuất hiện, chúng tôi thấy tình hình trở nên phức tạp.
- Ông có thể nói rõ hơn về sự phức tạp này?
Việc ăn ở của họ thường tập trung đông người. Họ thuê nhà không có nhu cầu sử dụng của các hộ dân ở địa phương để ở. Khoảng 20 – 30 người/nhóm/phòng.
Qua tìm hiểu, tôi được biết họ tới đây để học tập, chia sẻ kinh nghiệm bán hàng đa cấp. Họ xem đó là công việc với mong muốn sớm ổn định, có thu nhập và không rơi vào cảnh thất nghiệp.
Khi tiếp xúc, họ chia sẻ có người thuộc mạng lưới nhận lương cao tới 20 – 30 triệu đồng/tháng. Thế nên họ khát khao tham gia vào mạng lưới này.
Ban ngày họ tụ tập đông ở ngã ba, nói chuyện ồn ào, hát hò…rất phản cảm. Tối đến họ diễu hành khắp các thôn xóm khiến người dân địa phương cảm thấy phiền, lo lắng.
Những nhà trọ ở gần các khu đất trống, cứ rảnh rỗi là học viên Lô Hội lại ra đó trồng rau để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn “nghèo” đạm, vitamin của họ.
Tóm lại, tới Ninh Bình, họ ở tập trung, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo chẳng hạn giường chiếu không có…
Thấy tình hình phức tạp như vậy chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên cũng như Đảng ủy, UBND phường để các lực lượng nắm tình hình, chỉ đạo giải quyết những trường hợp này.
- Chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an đã vào cuộc như thế nào để quản lý nhóm đối tượng này, thưa ông?
Chúng tôi đã tích cực trong công tác quản lý nhân hộ khẩu. Cụ thể, khi đi kiểm tra địa bàn, chúng tôi đã yêu cầu họ trình báo các thủ tục lưu trú và phải đủ điều kiện chúng tôi mới cho đăng ký tạm trú.
Ngoài ra, chúng tôi đã tham mưu cho phường thành lập đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn là đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường và có công an kinh tế, vệ sinh môi trường đi cùng. Chúng tôi đi kiểm tra các nhà cho thuê trọ vào các thời điểm khác nhau.
- Trong những lần kiểm tra đột xuất đó, đoàn có phát hiện được điều gì bất thường không thưa ông?
Kết quả cho thấy, có lúc số học viên này ở nhà đông đủ, có lúc thiếu vài người. Sinh hoạt lộn xộn. Chúng tôi phát hiện vào ban đêm họ cũng hay giao lưu các nhóm với nhau, nhất là những nhà liền kề.
- Theo ghi nhận của chúng tôi, các nhà cho thuê trọ cũng chưa đạt yêu cầu so với quy định của pháp luật. Ông có thấy vậy không?
Về điều kiện nhà ở, chúng tôi thấy họ sống tập trung đông quá nên vào những tháng nắng nóng, rất khổ vì không có nhiều quạt. Chưa kể thiếu nước sinh hoạt vì ở đây cứ cách một ngày người ta mới cung cấp nước.
Bể chứa nước của các nhà trọ đó rất nhỏ trong khi nhu cầu sử dụng của hàng chục học viên đó rất lớn. Họ phải sử dụng thêm nước giếng mà nước giếng thì không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Đáng chú ý, hầu hết các nhà cho thuê trọ đều là tận dụng nhà hoang, nhà lâu không ở, rất hiếm nhà mới nên mọi điều kiện đều đã xuống cấp, đặc biệt là nhà mái ngói.
Chưa kể các nhà cho thuê trọ đó chưa đủ điều kiện để được phép kinh doanh.
- Chúng tôi cũng thấy nhiều học viên Lô Hội đang sinh sống trên địa bàn phường chưa đăng ký tạm trú. Có khuất tất, khó khăn gì ở đây không, thưa ông?
Chúng tôi chẳng gây khó dễ gì trong việc đăng ký tạm trú cho các học viên Lô Hội.
Chức năng của chúng tôi là thực hiện việc đó theo đúng luật cư trú. Luật cư trú quy định những ai đủ điều kiện đến địa phương có nhu cầu đăng ký tạm trú, lưu trú thì chính quyền địa phương làm đầy đủ các thủ tục để đăng ký cho họ.
Nhưng số học viên này không đủ điều kiện. Họ kéo đến đây tự thỏa thuận thuê nhà với số lượng đông, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo nên chúng tôi không thể đồng ý cho họ đăng ký tạm trú ở đây được.
Tuy vậy, chúng tôi cũng đã xác minh thông tin về nhân hộ khẩu của họ để tiện quản lý, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm vì có thể những đối tượng vi phạm pháp luật ở nơi khác trà trộn vào đám người này để lẩn trốn ở đây.
- Học viên của Lô Hội cũng rất hay thuê hội trường, thậm chí nhà dân để làm nơi chia sẻ kinh nghiệm “lôi hộ”. Theo luật, họ có được quyền tụ tập như thế không? Lực lượng công an địa phương đã quản lý việc này ra sao thưa ông?
Về các điểm tụ tập, hội trường các học viên Lô Hội thuê trên địa bàn, chúng tôi đã làm việc với chủ các cơ sở đó, yêu cầu họ phải tuân thủ các quy định của pháp luật và phải được chính quyền cho phép.
Hiện tại, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chưa đồng ý cho tụ tập, chia sẻ, hội họp, hội thảo về kinh doanh đa cấp. Do vậy, về việc này chúng tôi không đồng ý.
Nếu phát hiện thấy chỗ nào cố tình vi phạm, chúng tôi tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường xử lý nghiêm theo nghị định 73, với mức xử phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
- Chia sẻ với chúng tôi, nhiều người dân ở địa phương cho biết họ rất quan ngại trước thực trạng này, nhất là khi số lượng học viên Lô Hội trên địa bàn không ngừng tăng lên. Công an phường đã từng nhận được những phản ánh tương tự chưa và các vị dự định sẽ có giải pháp gì để trấn an lòng dân cũng như ổn định trật tự trong thời gian tới?
Khi thấy số người tham gia Lô Hội đông, ăn ở tập thể, vô công rồi nghề do họ chỉ có công việc duy nhất là chia sẻ kinh nghiệm, người dân địa phương cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Sợ mất an ninh trật tự nên nhiều người dân đã phản ánh tới các cơ quan chức năng, yêu cầu chúng tôi quản lý chặt số học viên này.
Nếu thực sự vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng ăn học tử tế thì người dân địa phương còn thông cảm, giúp đỡ họ được. Đằng này họ đang đi theo con đường mà tương lai không có gì sáng sủa nên nhiều người thấy khó, khổ cũng xót xa mà không muốn giúp.
Do vậy, chúng tôi đã làm việc với tất cả các học viên của Lô Hội trên địa bàn. Khi mời họ lên làm việc, chúng tôi đã phân tích rất rõ cho họ hiểu về luật cư trú. Ngoài ra, chúng tôi cũng vận động, tác động để họ tuân thủ luật.
Cùng với chính quyền địa phương và gia đình của họ, chúng tôi quản lý các đối tượng trẻ này. Nhờ quản lý chặt như thế nên nhiều phụ huynh ra Ninh Bình gặp chúng tôi mới tìm được con và đưa con về.
Ngoài quản lý chặt về nhân hộ khẩu, chúng tôi còn rất chú ý tới công tác an ninh trật tự để tránh trường hợp các hội, nhóm tụ tập đông người, trái quy định của pháp luật.
Chúng tôi cũng tăng cường tiếp xúc với các cháu tuyên truyền để các cháu hiểu công việc này gây ảnh hưởng thế nào tới tương lai của các cháu.
Với những nhà trọ không đủ điều kiện nhưng vẫn cho thuê trọ, chúng tôi đã làm việc với chủ nhà, yêu cầu họ phải chấp hành các quy định của pháp luật. Nếu họ bất chấp tất cả, vẫn cho thuê trọ thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Lực lượng cảnh sát khu vực cũng thường xuyên kiểm tra nhà trọ của các học viên Lô Hội trên địa bàn.
- Chưa bàn tới tính hiệu quả của các biện pháp trên, theo như chia sẻ của ông, đã có rất nhiều phụ huynh tới gặp công an phường để nhờ các đồng chí tìm con giúp. Vậy công an phường đã giúp họ như thế nào?
Tôi từng chứng kiến nhiều bậc phụ huynh “rình” trước cửa phòng trọ của con mấy ngày liền với hy vọng con sẽ không lẩn trốn nữa. Họ thậm chí chẳng thiết ăn uống gì, chỉ ngồi chờ con ở ngay trước cửa phòng trọ.
Nhưng khi các cháu thấy bố mẹ, hay trốn đi khiến các phụ huynh đó rất vất vả.
Chúng tôi đã giúp họ bằng cách rà soát tất cả các danh sách trên đia bàn xem các cháu có thuộc địa bàn quản lý của chúng tôi hay không. Nếu có, chúng tôi xuống nhà trọ, mời các cháu là nhóm trưởng lên làm việc, yêu cầu nhóm trưởng đưa cháu đang có phụ huynh tới tìm về theo đúng nguyện vọng của gia đình.
- Xin cảm ơn ông!
Sau khi ghi nhận thực tế về cuộc sống cùng cực của các học viên thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lô Hội (sau đây gọi tắt là học viên Lô Hội) ở Ninh Bình, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thủy – Trưởng công an phường Bích Đào.
Ông Nguyễn Xuân Thủy – Trưởng công an phường Bích Đào (Ninh Bình) |
Một nhóm người chủ yếu khai thác các đối tượng có điều kiện, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn Lô Hội. Người ta tham gia vào mạng lưới này để bán hàng, cung cấp sản phẩm cho mạng lưới đó. Nhóm này xuất hiện ở đây từ 2 năm trước.
Nhóm còn lại mới xuất hiện trên địa bàn phường từ 5 – 6 tháng trước.
Nhóm này chủ yếu là người Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…Họ chủ yếu là các học sinh phổ thông vừa tốt nghiệp, tuổi đời từ 18 – 26, ít người cao tuổi. Sau khi nhóm thứ 2 xuất hiện, chúng tôi thấy tình hình trở nên phức tạp.
- Ông có thể nói rõ hơn về sự phức tạp này?
Việc ăn ở của họ thường tập trung đông người. Họ thuê nhà không có nhu cầu sử dụng của các hộ dân ở địa phương để ở. Khoảng 20 – 30 người/nhóm/phòng.
|
Khi tiếp xúc, họ chia sẻ có người thuộc mạng lưới nhận lương cao tới 20 – 30 triệu đồng/tháng. Thế nên họ khát khao tham gia vào mạng lưới này.
Ban ngày họ tụ tập đông ở ngã ba, nói chuyện ồn ào, hát hò…rất phản cảm. Tối đến họ diễu hành khắp các thôn xóm khiến người dân địa phương cảm thấy phiền, lo lắng.
Những nhà trọ ở gần các khu đất trống, cứ rảnh rỗi là học viên Lô Hội lại ra đó trồng rau để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn “nghèo” đạm, vitamin của họ.
Tóm lại, tới Ninh Bình, họ ở tập trung, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo chẳng hạn giường chiếu không có…
Thấy tình hình phức tạp như vậy chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên cũng như Đảng ủy, UBND phường để các lực lượng nắm tình hình, chỉ đạo giải quyết những trường hợp này.
- Chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an đã vào cuộc như thế nào để quản lý nhóm đối tượng này, thưa ông?
Công an phường Bích Đào đang làm nhiệm vụ tại các nhà trọ của học viên Lô Hội |
Ngoài ra, chúng tôi đã tham mưu cho phường thành lập đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn là đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường và có công an kinh tế, vệ sinh môi trường đi cùng. Chúng tôi đi kiểm tra các nhà cho thuê trọ vào các thời điểm khác nhau.
- Trong những lần kiểm tra đột xuất đó, đoàn có phát hiện được điều gì bất thường không thưa ông?
|
- Theo ghi nhận của chúng tôi, các nhà cho thuê trọ cũng chưa đạt yêu cầu so với quy định của pháp luật. Ông có thấy vậy không?
Về điều kiện nhà ở, chúng tôi thấy họ sống tập trung đông quá nên vào những tháng nắng nóng, rất khổ vì không có nhiều quạt. Chưa kể thiếu nước sinh hoạt vì ở đây cứ cách một ngày người ta mới cung cấp nước.
Bể chứa nước của các nhà trọ đó rất nhỏ trong khi nhu cầu sử dụng của hàng chục học viên đó rất lớn. Họ phải sử dụng thêm nước giếng mà nước giếng thì không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Đáng chú ý, hầu hết các nhà cho thuê trọ đều là tận dụng nhà hoang, nhà lâu không ở, rất hiếm nhà mới nên mọi điều kiện đều đã xuống cấp, đặc biệt là nhà mái ngói.
Chưa kể các nhà cho thuê trọ đó chưa đủ điều kiện để được phép kinh doanh.
- Chúng tôi cũng thấy nhiều học viên Lô Hội đang sinh sống trên địa bàn phường chưa đăng ký tạm trú. Có khuất tất, khó khăn gì ở đây không, thưa ông?
Nhà trọ của các học viên Lô Hội ở phường Bích Đào |
Chức năng của chúng tôi là thực hiện việc đó theo đúng luật cư trú. Luật cư trú quy định những ai đủ điều kiện đến địa phương có nhu cầu đăng ký tạm trú, lưu trú thì chính quyền địa phương làm đầy đủ các thủ tục để đăng ký cho họ.
Nhưng số học viên này không đủ điều kiện. Họ kéo đến đây tự thỏa thuận thuê nhà với số lượng đông, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo nên chúng tôi không thể đồng ý cho họ đăng ký tạm trú ở đây được.
Tuy vậy, chúng tôi cũng đã xác minh thông tin về nhân hộ khẩu của họ để tiện quản lý, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm vì có thể những đối tượng vi phạm pháp luật ở nơi khác trà trộn vào đám người này để lẩn trốn ở đây.
- Học viên của Lô Hội cũng rất hay thuê hội trường, thậm chí nhà dân để làm nơi chia sẻ kinh nghiệm “lôi hộ”. Theo luật, họ có được quyền tụ tập như thế không? Lực lượng công an địa phương đã quản lý việc này ra sao thưa ông?
Về các điểm tụ tập, hội trường các học viên Lô Hội thuê trên địa bàn, chúng tôi đã làm việc với chủ các cơ sở đó, yêu cầu họ phải tuân thủ các quy định của pháp luật và phải được chính quyền cho phép.
Hiện tại, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chưa đồng ý cho tụ tập, chia sẻ, hội họp, hội thảo về kinh doanh đa cấp. Do vậy, về việc này chúng tôi không đồng ý.
Nếu phát hiện thấy chỗ nào cố tình vi phạm, chúng tôi tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường xử lý nghiêm theo nghị định 73, với mức xử phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
- Chia sẻ với chúng tôi, nhiều người dân ở địa phương cho biết họ rất quan ngại trước thực trạng này, nhất là khi số lượng học viên Lô Hội trên địa bàn không ngừng tăng lên. Công an phường đã từng nhận được những phản ánh tương tự chưa và các vị dự định sẽ có giải pháp gì để trấn an lòng dân cũng như ổn định trật tự trong thời gian tới?
Học viên Lô Hội đang "học tập" |
Nếu thực sự vì hoàn cảnh khó khăn, nhưng ăn học tử tế thì người dân địa phương còn thông cảm, giúp đỡ họ được. Đằng này họ đang đi theo con đường mà tương lai không có gì sáng sủa nên nhiều người thấy khó, khổ cũng xót xa mà không muốn giúp.
Do vậy, chúng tôi đã làm việc với tất cả các học viên của Lô Hội trên địa bàn. Khi mời họ lên làm việc, chúng tôi đã phân tích rất rõ cho họ hiểu về luật cư trú. Ngoài ra, chúng tôi cũng vận động, tác động để họ tuân thủ luật.
|
Ngoài quản lý chặt về nhân hộ khẩu, chúng tôi còn rất chú ý tới công tác an ninh trật tự để tránh trường hợp các hội, nhóm tụ tập đông người, trái quy định của pháp luật.
Chúng tôi cũng tăng cường tiếp xúc với các cháu tuyên truyền để các cháu hiểu công việc này gây ảnh hưởng thế nào tới tương lai của các cháu.
Với những nhà trọ không đủ điều kiện nhưng vẫn cho thuê trọ, chúng tôi đã làm việc với chủ nhà, yêu cầu họ phải chấp hành các quy định của pháp luật. Nếu họ bất chấp tất cả, vẫn cho thuê trọ thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm.
Lực lượng cảnh sát khu vực cũng thường xuyên kiểm tra nhà trọ của các học viên Lô Hội trên địa bàn.
- Chưa bàn tới tính hiệu quả của các biện pháp trên, theo như chia sẻ của ông, đã có rất nhiều phụ huynh tới gặp công an phường để nhờ các đồng chí tìm con giúp. Vậy công an phường đã giúp họ như thế nào?
Tôi từng chứng kiến nhiều bậc phụ huynh “rình” trước cửa phòng trọ của con mấy ngày liền với hy vọng con sẽ không lẩn trốn nữa. Họ thậm chí chẳng thiết ăn uống gì, chỉ ngồi chờ con ở ngay trước cửa phòng trọ.
Nhưng khi các cháu thấy bố mẹ, hay trốn đi khiến các phụ huynh đó rất vất vả.
Chúng tôi đã giúp họ bằng cách rà soát tất cả các danh sách trên đia bàn xem các cháu có thuộc địa bàn quản lý của chúng tôi hay không. Nếu có, chúng tôi xuống nhà trọ, mời các cháu là nhóm trưởng lên làm việc, yêu cầu nhóm trưởng đưa cháu đang có phụ huynh tới tìm về theo đúng nguyện vọng của gia đình.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân – Vũ Minh Khang
Bình luận