(VTC News) - Công an thành phố Ninh Bình có 2 đề xuất gửi Chính phủ trong việc quản lý mạng lưới đa cấp ở Việt Nam.
Ngay sau loạt bài phản ánh của phóng viên VTC News, theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tứ - Trưởng công an thành phố Ninh Bình, cả hệ thống chính trị ở tỉnh này đã vào cuộc.
Trước thực trạng báo động về hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng trên địa bàn, Trưởng công an thành phố Ninh Bình cho hay:
Từ tháng 5/2011, công ty TNHH thương mại Lô Hội đã mở lớp ở Ninh Bình với khoảng 100 học viên và công an địa phương đã phát hiện ra sự việc đó.
Khi làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, lãnh đạo của công ty Lô Hội chưa trình được các văn bản quy định nên công an Ninh Bình đã đình chỉ lớp học và xử phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi tập trung đông người trái phép. Sau đó, công ty Lô Hội đã tạm dừng hoạt động này.
Đến 6/2013, các hoạt động trên lại tái diễn và nở rộ. Trước tình hình này, công an tỉnh đã tham mưu cho UBND thành phố có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thành lập tổ công tác tuyên truyền cho các học viên chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ công tác còn hướng dẫn chủ các nhà trọ thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Lập danh sách cụ thể từng người tới địa bàn cư trú và hướng dẫn họ các thủ tục để đăng ký tạm trú.
Theo luật, chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện để các học viên này thông báo lưu trú và hướng dẫn cho họ đăng ký tạm trú với các thủ tục nhanh gọn, thuận lợi nhưng chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra để quản lý chặt chẽ hơn các trường hợp này.
Công an các phường cũng gọi điện cho người thân của một số học viên Lô Hội ở Ninh Bình, trao đổi, thông báo với gia đình về tình hình của các cháu. Nhiều phụ huynh sau đó đã quyết định ra đón con về.
- Với những nỗ lực trên, kết quả giải quyết những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của công ty Lô Hội trên địa bàn đến đâu rồi, thưa ông?
Nếu như trước kia có tới hơn 1.500 học viên Lô Hội sinh sống ở thành phố Ninh Bình thì tới nay chỉ còn 439 trường hợp.
Cụ thể, ở những nơi nhiều học viên Lô Hội như phường Bích Đào đến nay chỉ còn 3 trường hợp là cán bộ của công ty Lô Hội tới đây để giảng dạy, còn các học viên đã “rút hết”.
Ở phường Ninh Sơn, trước đây có tới 920 học viên Lô Hội giờ chỉ còn 157 trường hợp.
Nhà khách Tỉnh ủy từng là lớp học
- Thế còn các lớp học “mọc” lên ở nhà văn hóa của một số phường trên địa bàn thành phố?
Đúng là thời gian đầu họ có thuê một số địa điểm như trường chính trị tỉnh, Nhà khách Tỉnh ủy, khách sạn Hoa Lư…để mở lớp đào tạo. Nhưng khi phát hiện, chúng tôi đã xử phạt họ với lỗi hoạt động trái phép.
Sau đó, họ lại thuê một số nhà văn hóa như ở phường Bích Đào, Ninh Sơn để giảng dạy. Chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả các phố không ký hợp đồng, không cho tổ chức các lớp đào tạo ở đây. Đến nay, tình trạng này đã không còn nữa.
- Còn các lớp học “ẩn” trong nhà dân?
Khi không thuê được nhà văn hóa của các phố, họ chia thành từng nhóm, 2 – 3 nhà trọ tập trung tại một điểm. Thấy vậy, chúng tôi đã yêu cầu chủ các nhà trọ không được để xảy ra tình trạng trên và họ đã chấp hành.
- Hơn 1.000 học viên Lô Hội từng sinh sống trên địa bàn thành phố Ninh Bình giờ đi đâu, về đâu, lực lượng công an có biết?
Họ đã chuyển tới Hải Dương, Thái Nguyên... Đáng chú ý, một số học viên sau khi rời khỏi phường Ninh Sơn, phường Bích Đào lại chuyển tới các phường khác của thành phố Ninh Bình.
Cụ thể, có 56 người tới phường Tân Thành và 41 người tới phường Phúc Thành.
- Có người cho rằng do các học viên Lô Hội hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn nên lực lượng công an gặp khó trong việc xử phạt vi phạm?
Vi phạm tới đâu chúng tôi xử phạt tới đó và chúng tôi không gặp khó trong việc xử phạt. Mỗi một phố chúng tôi có 2 điểm thông báo lưu trú.
Theo luật, khi đến địa bàn khác là phải thông báo lưu trú luôn còn sau 30 ngày sinh sống trên địa bàn, người ta mới phải đăng ký tạm trú.
Quá 30 ngày nếu họ chưa đăng ký tạm trú chúng tôi mới xử phạt chứ không phải vì họ có hoàn cảnh khó khăn mà chúng tôi không xử phạt.
2 đề xuất gửi Chính phủ
- Trực tiếp tham gia tìm hiểu, xử lý sai phạm trong kinh doanh đa cấp, ông có kiến nghị, đề xuất nào đối với các bộ ngành, Chính phủ để giải quyết triệt để những "u nhọt" này?
Qua thực tiễn, tôi có hai đề xuất như sau:
Thứ nhất, cần có những quy định chặt chẽ hơn, nhất là phải khống chế về tỷ lệ chiết khấu hoa hồng. Hiện nay chúng ta đang thả nổi ở mức cao quá.
Cần phải để mức lãi đúng với giá trị thực của sản phẩm và kém hấp dẫn hơn với người dân.
Đề nghị Chính phủ tới đây, khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 110 sẽ khống chế tỷ lệ chiết khấu hoa hồng.
Thứ hai, ở góc độ quản lý Nhà nước, chúng ta cũng phải xiết chặt hơn nữa trong việc cấp giấy phép.
Theo quy định hiện nay, các công ty bán hàng đa cấp muốn hoạt động chỉ cần đăng ký ở một địa phương, sau đó muốn phát triển sang các địa phương khác chỉ cần có một thông báo với ngành công thương là được. Như vậy, chúng tôi rất khó nắm bắt, quản lý.
Nếu các hoạt động của các DN này không có báo cáo với cấp ủy chính quyền ở các địa phương thì… dễ dàng quá.
- Xin cảm ơn ông!
Như chúng tôi đã đưa tin, ồ ạt rời khỏi Thái Bình
sau khi chính quyền địa phương ra tay mạnh mẽ, các học viên đa cấp Lô Hội lại 'dạt' về Ninh Bình với cuộc sống còn tồi tệ hơn.Ngay sau loạt bài phản ánh của phóng viên VTC News, theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tứ - Trưởng công an thành phố Ninh Bình, cả hệ thống chính trị ở tỉnh này đã vào cuộc.
Trước thực trạng báo động về hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng trên địa bàn, Trưởng công an thành phố Ninh Bình cho hay:
Trưởng công an thành phố Ninh Bình, ông Nguyễn Văn Tứ |
Khi làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, lãnh đạo của công ty Lô Hội chưa trình được các văn bản quy định nên công an Ninh Bình đã đình chỉ lớp học và xử phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi tập trung đông người trái phép. Sau đó, công ty Lô Hội đã tạm dừng hoạt động này.
Đến 6/2013, các hoạt động trên lại tái diễn và nở rộ. Trước tình hình này, công an tỉnh đã tham mưu cho UBND thành phố có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thành lập tổ công tác tuyên truyền cho các học viên chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tổ công tác còn hướng dẫn chủ các nhà trọ thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Lập danh sách cụ thể từng người tới địa bàn cư trú và hướng dẫn họ các thủ tục để đăng ký tạm trú.
Theo luật, chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện để các học viên này thông báo lưu trú và hướng dẫn cho họ đăng ký tạm trú với các thủ tục nhanh gọn, thuận lợi nhưng chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra để quản lý chặt chẽ hơn các trường hợp này.
Công an các phường cũng gọi điện cho người thân của một số học viên Lô Hội ở Ninh Bình, trao đổi, thông báo với gia đình về tình hình của các cháu. Nhiều phụ huynh sau đó đã quyết định ra đón con về.
|
Nếu như trước kia có tới hơn 1.500 học viên Lô Hội sinh sống ở thành phố Ninh Bình thì tới nay chỉ còn 439 trường hợp.
Cụ thể, ở những nơi nhiều học viên Lô Hội như phường Bích Đào đến nay chỉ còn 3 trường hợp là cán bộ của công ty Lô Hội tới đây để giảng dạy, còn các học viên đã “rút hết”.
Ở phường Ninh Sơn, trước đây có tới 920 học viên Lô Hội giờ chỉ còn 157 trường hợp.
Nhà khách Tỉnh ủy từng là lớp học
- Thế còn các lớp học “mọc” lên ở nhà văn hóa của một số phường trên địa bàn thành phố?
Đúng là thời gian đầu họ có thuê một số địa điểm như trường chính trị tỉnh, Nhà khách Tỉnh ủy, khách sạn Hoa Lư…để mở lớp đào tạo. Nhưng khi phát hiện, chúng tôi đã xử phạt họ với lỗi hoạt động trái phép.
Sau đó, họ lại thuê một số nhà văn hóa như ở phường Bích Đào, Ninh Sơn để giảng dạy. Chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả các phố không ký hợp đồng, không cho tổ chức các lớp đào tạo ở đây. Đến nay, tình trạng này đã không còn nữa.
- Còn các lớp học “ẩn” trong nhà dân?
Khi không thuê được nhà văn hóa của các phố, họ chia thành từng nhóm, 2 – 3 nhà trọ tập trung tại một điểm. Thấy vậy, chúng tôi đã yêu cầu chủ các nhà trọ không được để xảy ra tình trạng trên và họ đã chấp hành.
- Hơn 1.000 học viên Lô Hội từng sinh sống trên địa bàn thành phố Ninh Bình giờ đi đâu, về đâu, lực lượng công an có biết?
Chỉ còn 439 học viên Lô Hội hiện đang sinh sống ở Ninh Bình |
Cụ thể, có 56 người tới phường Tân Thành và 41 người tới phường Phúc Thành.
- Có người cho rằng do các học viên Lô Hội hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn nên lực lượng công an gặp khó trong việc xử phạt vi phạm?
|
Theo luật, khi đến địa bàn khác là phải thông báo lưu trú luôn còn sau 30 ngày sinh sống trên địa bàn, người ta mới phải đăng ký tạm trú.
Quá 30 ngày nếu họ chưa đăng ký tạm trú chúng tôi mới xử phạt chứ không phải vì họ có hoàn cảnh khó khăn mà chúng tôi không xử phạt.
2 đề xuất gửi Chính phủ
- Trực tiếp tham gia tìm hiểu, xử lý sai phạm trong kinh doanh đa cấp, ông có kiến nghị, đề xuất nào đối với các bộ ngành, Chính phủ để giải quyết triệt để những "u nhọt" này?
Qua thực tiễn, tôi có hai đề xuất như sau:
Thứ nhất, cần có những quy định chặt chẽ hơn, nhất là phải khống chế về tỷ lệ chiết khấu hoa hồng. Hiện nay chúng ta đang thả nổi ở mức cao quá.
Cần phải để mức lãi đúng với giá trị thực của sản phẩm và kém hấp dẫn hơn với người dân.
Đề nghị Chính phủ tới đây, khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 110 sẽ khống chế tỷ lệ chiết khấu hoa hồng.
Thứ hai, ở góc độ quản lý Nhà nước, chúng ta cũng phải xiết chặt hơn nữa trong việc cấp giấy phép.
Theo quy định hiện nay, các công ty bán hàng đa cấp muốn hoạt động chỉ cần đăng ký ở một địa phương, sau đó muốn phát triển sang các địa phương khác chỉ cần có một thông báo với ngành công thương là được. Như vậy, chúng tôi rất khó nắm bắt, quản lý.
Nếu các hoạt động của các DN này không có báo cáo với cấp ủy chính quyền ở các địa phương thì… dễ dàng quá.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận