(VTC News) - Lên kế hoạch cụ thể, chỉ mua những đồ thật cần thiết, tận dụng đồ còn sử dụng được là những bước sắm Tết thông minh của bà nội trợ đảm đang.
Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều gia đình do vẫn phải chi tiêu theo kiểu "thắt lưng buộc bụng" nên đến những ngày giáp Tết lại càng thêm phần đau đầu vì bài toán mua sắm làm sao cho tiết kiệm mà cũng không quá tùng tiệm, thiếu thốn.
Trên thực tế, người tiêu dùng thông minh sẽ dễ dàng có ngay đáp số đẹp nếu như xây dựng được kế hoạch mua sắm hợp lý, cân đối tài chính và nắm bắt rõ nhu cầu sử dụng của gia đình.
Chuẩn bị cho việc mua sắm Tết
Công việc "tổng vệ sinh" nhà cửa trước Tết là một trong những bước khởi động quan trọng cho việc mua sắm Tết khi xác định được nhu cầu thực tế của gia đình.
Sẽ có những món đồ đã cũ, đã hỏng phải mua mới hoặc có những đồ còn tận dụng được. Vì vậy muốn tiết kiệm, người tiêu dùng thông minh cũng nên tận dụng tất cả những đồ đã có sẵn và chỉ nên mua mới những thứ thực sự cần thiết để phục vụ cho nhu cầu ngày Tết.
Những món đồ khác chưa cần dùng tới ngay thì nên mua vào những thời điểm khác trong năm, khi giá cả thị trường ổn định hơn hoặc lúc tài chính dư giả.
Sau đó, nên lập danh sách những món đồ cần mua và một con số chính xác về khoản tiền sẽ sử dụng. Từ đó, dễ dàng cân đối được việc mua sắm, chi tiêu dựa trên nhu cầu sinh hoạt, ăn uống và nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm.
Lên danh sách sắm Tết
Danh sách sắm Tết nên tập trung vào 3 đầu mục gồm: đồ thờ cúng, đồ tiếp khách, đồ trang trí và thực phẩm ăn uống trong Tết.
Đồ thờ cúng: Tết đến để có một ban thờ đẹp mắt mà vẫn thể hiện được lòng thành kính, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua những đồ vừa tiền, mẫu mã đẹp để trưng bày mà không quá nhất thiết phải cầu kỳ hay đắt tiền.
Theo đó, hoa quả dùng bày mâm ngũ quả hay thắp hương trong 3 ngày Tết có thể lựa chọn từ những loại phổ biến như bưởi, chuối, táo, cam, quýt, xoài có giá cả trung bình từ 40.000 - 80.000/kg.
Bánh kẹo hộp to loại vừa tiền có giá dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/hộp.
Rượu chai nên mua các loại như rượu nếp cái, rượu vodka hoặc rượu vang giá dao động trên dưới 100.000 đồng/chai.
Hương nhang, vàng tiền mua đủ dùng trong 3 ngày Tết là tối đa là 100.000 đồng.
Đồ tiếp khách: Khi mua, nên ước lượng về lượng khách sẽ đến nhà và cả nhu cầu ăn uống của gia đình trong những ngày Tết để mua với số lượng hợp lý.
Bánh kẹo nên mua tối đa 4 loại, mỗi loại 300 gram, với giá trung bình hiện nay là 18.000 - 25.000 đồng/100 gram.
Hạt cắn cũng chỉ nên mua tối đa 2 loại, mỗi loại khoảng 300 - 500 gram với giá trung bình từ 20.000 - 25.000 đồng/100 gram.
Các loại mứt chỉ nên mua 2 loại, mỗi loại tối đa là 300 gram và có giá trung bình loại ngon dao động từ 15.000 - 25.000/100 gram.
Bia nên mua 1 thùng, nước ngọt có thể mua khoảng 10 - 15 lon, trà khoảng 2 hộp là đủ dùng cho 3 ngày Tết.
Đồ trang trí: Chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết, giá cả vừa phải và nên tận dụng những thứ đã có sẵn thay vì mua mới.
Cây cảnh: Có thể mua quất thay vì mua đào bởi quất thường có giá dễ chịu hơn và năm nay quất cũng được mùa hơn.
Hiện nay một cây quất cao khoảng 1,5m có giá dao động 1 - 1,5 triệu đồng/cây. Vì vậy nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể mua những cây bé hơn, giá chưa tới 1 triệu đồng/cây hoặc quất bình mini có giá dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/bình.
Hoa: năm nay có rất nhiều loại hoa đẹp như tulip, cúc nho, đỗ quyên... có giá cả tương đối dễ chịu thay vì các loại hoa đắt tiền hơn như địa lan hay lan hồ điệp. Ví dụ như tulip có giá 20.000 đồng/bông, cúc nho giá 90.000 đồng/chậu.
Dây treo trang trí, dây treo cây cảnh Tết thường có "tuổi thọ" từ vài năm đến chục năm nếu giữ gìn cẩn thận và lau chùi sạch sẽ.
Nếu phải mua mới, nên mua những loại dây cỡ bé có giá từ 30.000 - 60.000 đồng/dây thay vì dây loại to dao động trên dưới 200.000 đồng.
Việc mua những đồ như cốc chén, lọ hoa, bình trà rồi tới bàn ghế, thảm sàn, tranh ảnh... để trưng bày trong phòng khách ngày Tết sẽ phụ thuộc vào nhu cầu "làm đẹp" của từng gia đình. Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm hơn trong việc sắm sửa Tết, nên tận dụng lại những thứ đã có sẵn nếu chúng vẫn còn đẹp, còn mới.
Thực phẩm ăn uống: Dựa trên nhu cầu ăn uống của cả gia đình để tính toán mua đồ cho hợp lý.
Bánh chưng là món không thể thiếu trong những ngày Tết nhưng trung bình mỗi người chỉ có thể ăn tối đa khoảng từ 1 - 1,5 chiếc bánh chưng trong cả 3 ngày Tết. Vì vậy dựa trên số lượng người trong gia đình, nên tính toán mua sao cho vừa đủ.
Ngoài ra, nên mua dư thêm tối đa khoảng 2 - 3 chiếc để bày ban thờ hoặc phòng khi tiếp khách. Mỗi chiếc bánh chưng loại ngon, cỡ vừa có giá từ 40.000 - 60.000 đồng/chiếc.
Giò chả: Có thể mua giò lợn hoặc giò thủ thay vì mua các loại giò đắt tiền như giò bê. Chỉ nên mua tối đa 2 kg cho cả 3 ngày Tết, giá trung bình hiện nay cũng là 80.000 - 100.000 đồng/kg.
Các loại thịt: Để ăn uống và cúng, hóa vàng trong Tết thì trung bình mỗi gia đình thường mua khoảng 3 - 4 con gà. Gà vào Tết có thể lên tới trên dưới 100.000 đồng/kg, vì vậy cần phải tính toán kỹ lưỡng để mua với số lượng đủ dùng để tránh thừa mứa, lãng phí.
Cỗ cúng: Nên chuẩn bị trước bằng việc lên danh sách những món làm cỗ cúng rồi từ đó bắt tay vào tính toán về số lượng và giá cả. Hơn nữa tránh việc để thiếu đồ ăn trong những ngày đầu năm, có thể mua dư ra thêm một chút nữa, phòng khi có thêm khách đến dùng bữa cùng với gia đình.
Huyền Trân
Trên thực tế, người tiêu dùng thông minh sẽ dễ dàng có ngay đáp số đẹp nếu như xây dựng được kế hoạch mua sắm hợp lý, cân đối tài chính và nắm bắt rõ nhu cầu sử dụng của gia đình.
Không khí sắm Tết nhộn nhịp tại các khu chợ - Ảnh: Huyền Trân |
Công việc "tổng vệ sinh" nhà cửa trước Tết là một trong những bước khởi động quan trọng cho việc mua sắm Tết khi xác định được nhu cầu thực tế của gia đình.
Sẽ có những món đồ đã cũ, đã hỏng phải mua mới hoặc có những đồ còn tận dụng được. Vì vậy muốn tiết kiệm, người tiêu dùng thông minh cũng nên tận dụng tất cả những đồ đã có sẵn và chỉ nên mua mới những thứ thực sự cần thiết để phục vụ cho nhu cầu ngày Tết.
Những món đồ khác chưa cần dùng tới ngay thì nên mua vào những thời điểm khác trong năm, khi giá cả thị trường ổn định hơn hoặc lúc tài chính dư giả.
Sau đó, nên lập danh sách những món đồ cần mua và một con số chính xác về khoản tiền sẽ sử dụng. Từ đó, dễ dàng cân đối được việc mua sắm, chi tiêu dựa trên nhu cầu sinh hoạt, ăn uống và nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm.
Lên danh sách sắm Tết
Danh sách sắm Tết nên tập trung vào 3 đầu mục gồm: đồ thờ cúng, đồ tiếp khách, đồ trang trí và thực phẩm ăn uống trong Tết.
Đồ thờ cúng: Tết đến để có một ban thờ đẹp mắt mà vẫn thể hiện được lòng thành kính, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua những đồ vừa tiền, mẫu mã đẹp để trưng bày mà không quá nhất thiết phải cầu kỳ hay đắt tiền.
Theo đó, hoa quả dùng bày mâm ngũ quả hay thắp hương trong 3 ngày Tết có thể lựa chọn từ những loại phổ biến như bưởi, chuối, táo, cam, quýt, xoài có giá cả trung bình từ 40.000 - 80.000/kg.
Bánh kẹo hộp to loại vừa tiền có giá dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/hộp.
Bánh kẹo bày ban thờ mẫu mã đẹp, giá vừa tiền - Ảnh: Huyền Trân |
Hương nhang, vàng tiền mua đủ dùng trong 3 ngày Tết là tối đa là 100.000 đồng.
Đồ tiếp khách: Khi mua, nên ước lượng về lượng khách sẽ đến nhà và cả nhu cầu ăn uống của gia đình trong những ngày Tết để mua với số lượng hợp lý.
Bánh kẹo nên mua tối đa 4 loại, mỗi loại 300 gram, với giá trung bình hiện nay là 18.000 - 25.000 đồng/100 gram.
Ảnh: Huyền Trân |
Các loại mứt chỉ nên mua 2 loại, mỗi loại tối đa là 300 gram và có giá trung bình loại ngon dao động từ 15.000 - 25.000/100 gram.
Ảnh: Huyền Trân |
Đồ trang trí: Chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết, giá cả vừa phải và nên tận dụng những thứ đã có sẵn thay vì mua mới.
Cây cảnh: Có thể mua quất thay vì mua đào bởi quất thường có giá dễ chịu hơn và năm nay quất cũng được mùa hơn.
Hiện nay một cây quất cao khoảng 1,5m có giá dao động 1 - 1,5 triệu đồng/cây. Vì vậy nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể mua những cây bé hơn, giá chưa tới 1 triệu đồng/cây hoặc quất bình mini có giá dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/bình.
Hoa: năm nay có rất nhiều loại hoa đẹp như tulip, cúc nho, đỗ quyên... có giá cả tương đối dễ chịu thay vì các loại hoa đắt tiền hơn như địa lan hay lan hồ điệp. Ví dụ như tulip có giá 20.000 đồng/bông, cúc nho giá 90.000 đồng/chậu.
Hoa tulip 100.000 đồng/chậu 5 bông - Ảnh: Huyền Trân |
Nếu phải mua mới, nên mua những loại dây cỡ bé có giá từ 30.000 - 60.000 đồng/dây thay vì dây loại to dao động trên dưới 200.000 đồng.
Ảnh: Huyền Trân |
Thực phẩm ăn uống: Dựa trên nhu cầu ăn uống của cả gia đình để tính toán mua đồ cho hợp lý.
Bánh chưng là món không thể thiếu trong những ngày Tết nhưng trung bình mỗi người chỉ có thể ăn tối đa khoảng từ 1 - 1,5 chiếc bánh chưng trong cả 3 ngày Tết. Vì vậy dựa trên số lượng người trong gia đình, nên tính toán mua sao cho vừa đủ.
Ngoài ra, nên mua dư thêm tối đa khoảng 2 - 3 chiếc để bày ban thờ hoặc phòng khi tiếp khách. Mỗi chiếc bánh chưng loại ngon, cỡ vừa có giá từ 40.000 - 60.000 đồng/chiếc.
Giò chả: Có thể mua giò lợn hoặc giò thủ thay vì mua các loại giò đắt tiền như giò bê. Chỉ nên mua tối đa 2 kg cho cả 3 ngày Tết, giá trung bình hiện nay cũng là 80.000 - 100.000 đồng/kg.
Ảnh: Huyền Trân |
Cỗ cúng: Nên chuẩn bị trước bằng việc lên danh sách những món làm cỗ cúng rồi từ đó bắt tay vào tính toán về số lượng và giá cả. Hơn nữa tránh việc để thiếu đồ ăn trong những ngày đầu năm, có thể mua dư ra thêm một chút nữa, phòng khi có thêm khách đến dùng bữa cùng với gia đình.
Huyền Trân
Bình luận