• Zalo

'Báu vật' Hà Thị Cầu: Cô độc một đời giữa nhân gian

Văn hóa - Giải tríThứ Hai, 04/03/2013 07:42:00 +07:00Google News

(VTC News) - Vậy là sau những ngày hưng hửng để lên chút để đón dịp Tết Qúy Tỵ vừa qua, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã chính thức từ giã cuộc đời để về với Tổ Xẩm.

(VTC News) - Vậy là sau những ngày hưng hửng lên chút để đónTết Qúy Tỵ vừa qua, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã chính thức từ giã cuộc đời để về với Tổ Xẩm.

Kể cũng lạ, nghệ nhân Hà Thị Cầu mất vào đúng ngày 3/3/2013 tức là toàn số 3, con số mà trong dân gian rất coi trọng bởi nó thể hiện mối tương quan của 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân.

Cuộc sống của con người không thể nằm ngoài mối tương quan của cả 3 yếu tố này. Vậy cho nên hẳn nghệ nhân Hà Thị Cầu với sự hết mình cho nghệ thuật Hát Xâm dân gian, đã trọn vẹn một cuộc đời đầy ý nghĩa sẽ còn được lưu truyền mãi về sau nên mới được Tổ Xẩm gọi về đúng ngày đặc biệt như thế.

Ngẫm lại cuộc đời của nghệ nhân Hà Thị Cầu đầy những truân chuyên.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nằm liệt giường đón xuân mới trước khi tạ từ cuộc sống trần gian để về với tổ Xẩm. 
Khi mới chỉ là cô bé 8 tuổi đã cùng gia đình với truyền thống 3 đời hát xẩm chính thức bước vào nghiệp đàn ca. 8 năm sau, khi tròn 16 tuổi về làm vợ thứ… 18 của ông trùm xẩm Ninh Bình tên là Chánh Chương Mậu.  

Ở với nhau có tới 7 lần sinh nở, bỏ 4 còn giữ được 3. Nhưng rồi phải cho đi một chỉ nuôi được 2 anh cả tên Cầu và chị con gái tên Mận. Ở với chồng chẳng được bao lâu thì ông cũng bỏ bà để về với Tổ Xẩm, cũng kể từ đấy nghệ nhân Hà Thị Cầu như người khách bộ hành cô độc giữa con đường Xẩm không hề có tương lai.

Sự cô độc không chỉ ở chỗ những bạn nghề cứ lần lượt ra đi, mà còn cả với cách biểu diễn, hát Xẩm thường ít nhất phải 2 người nhưng bà Cầu chỉ có một.

Ấy vậy nhưng bà vẫn nhất quyết giữ lấy cái nghiệp gia truyền này. Bà vẫn thường xuyên lui tới chợ ở Yên Phong quê nhà hành nghề ca hát, còn trong dịp xuân thì đi đó đây khắp các làng để hát phục vụ ở những hội xuân.

Mãi tới hơn mười năm lại đây bà mới bỏ thói quen đi ra chợ hát kiếm tiền nhưng vẫn giữ nếp tới các hội làng để hát vào dịp chính hội.

Có lẽ cũng từ cái sự cô độc ấy mà nghệ nhân Hà Thị Cầu đã lấy rượu làm bầu bạn để quên đi những tâm sự chất chứa.  Nghe cái cách bà gọi rượu là "giời" cũng đủ thấy bà coi trọng cái đồ uống chiết xuất từ những gì tinh túy nhất của hạt gạo như thế nào.

NSND Xuân Hoạch còn nhớ mãi hồi những năm 1980 có lần được đi sang biểu diễn ở Trung Quốc cùng nghệ nhân Hà Thị Cầu.

Lần đó khách tiếp đón đoàn nghệ sĩ Việt Nam rất nồng hậu, trong đó có đặc sản là rượu Mao Đài nổi tiếng thơm ngon. Nghệ nhân Hà Thị Cầu uống thấy ngọt giọng nên đã xin thêm một chai mang lên phòng làm… của để dành.
 
Rồi đến bữa ăn tiếp theo chờ mãi không thấy nghệ nhân Hà Thị Cầu đâu, mọi người tá hỏa đi tìm hóa ra nghệ nhân Hà Thị Cầu đang say tí bỉ và nằm ngủ trên phòng.

Nhưng rồi bà cũng phải chia tay với người bạn tâm giao. Kể từ quãng mười năm lại đây khi tuổi ngày càng cao và sức khỏe ngày càng yếu thì chị con gái tên Mận đã quyết tâm “cai rượu” cho mẹ, giảm dần cho tới lúc mỗi ngày chỉ còn một chén rượu.

Có lẽ một chút rượu giúp bà thăng hoa hơn. Nghệ nhân Hà Thị Cầu, mỗi khi có chút "giời" vào người, là cầm ngay cây đàn nhị và kéo và hát ca không biết mệt mỏi.  

Thậm chí trong cuộc đời ca hát của mình, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã sáng tác ra những bài xẩm rất độc đáo như "Ai về thăm huyện Yên Mô”… có khi cũng bắt đầu từ những thăng hoa của nghệ thuật khi cùng bầu bạn với "giời"!
Nghệ nhân Hà Thị Cầu, tàn sức người vẫn một lòng với Xẩm. 
Chỉ tới đợt ốm cuối cùng này thì nghệ nhân mới bỏ hẳn rượu nhưng như tiên đoán được trước sự ra đi, ngay trong những ngày còn khỏe mạnh, nghệ nhân luôn nhắc tới việc hậu sự sẽ như thế nào.

Chị Mận bảo mong ước lớn nhất của nghệ nhân Hà Thị Cầu là trên ban thờ sẽ có cây đàn nhị và bộ trống sênh, nó giống như lúc nào bà cũng hiện hữu trong căn nhà này.

Ngoài ra bà còn dặn con cái nhớ để một miếng vàng mỏng cho bà gối lên như vậy để Hát Xẩm sẽ tiếp tục phát triển ngay kể cả khi bà đã rời xa cõi đời.

Vậy là giờ đây nghệ nhân Hà Thị Cầu đã được trở về với Tổ Xẩm, bà sinh năm 1928 tuổi Mậu Thìn hưởng thọ 86 tuổi nhưng tuổi khai trên giấy tờ thì đã ngoài 90. Sự ra đi của bà thực sự đã để lại một khoảng trống không thể lấp đầy cho nghệ thuật Hát Xẩm.


Nhạc sNguyễn Quang Long
Bình luận
vtcnews.vn