(VTC News) – Trả lời câu hỏi về hành vi kinh doanh vàng trái phép, bầu Kiên khẳng định “chúng tôi đầu tư vào giá vàng chứ không mua, bán vàng trạng thái".
Cuối giờ sáng và đầu giờ chiều (21/5), HĐXX sơ thẩm đã thực hiện phần xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên để làm rõ hành vi kinh doanh trái phép mà Viện Kiểm sát nhân dân truy tố đối với bị cáo này.
Theo cơ quan công tố, Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) có ngành nghề kinh doanh là: sản xuất hàng may mặc, thêu ren; kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa; đầu tư nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao; dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước về thương mại, công nghiệp, xây dựng và bất động sản; cửa hàng ăn uống và giải khát; dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài; kinh doanh lắp đặt thang máy; kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ đồng.
Mặc dù công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty Thiên Nam ký hợp đồng với ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị 11.777.443.207.500 đồng.
Kết quả kinh doanh trạng thái vàng trong và ngoài nước, công ty Thiên Nam bị lỗ tổng số tiền là 433.337.386.791 đồng. Số tiền này ngân hàng ACB cho công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015.
Cơ quan công tố khẳng định, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2012 Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên là chủ tịch HĐQT/HĐ thành viên để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền 21.490.452.394.746 đồng. Hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên đã phạm tội “Kinh doanh trái phép” quy định tại điều 159 của Bộ luật hình sự.
Trước vành móng ngựa, bầu Kiên trả lời các câu hỏi của HĐXX một cách rõ ràng, ngắn gọn và tỏ ra am hiểu khi viện dẫn cụ thể các quy định của pháp luật để chứng minh mình không kinh doanh trái phép.
Trong số 6 công ty mà bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV, không có công ty nào có giấy phép kinh doanh tài chính. Tại tòa, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói đồng ý với tất cả các số liệu ghi trong cáo trạng, nhưng không đồng ý về hành vi truy tố bị cáo vì đây đều là các khoản đầu tư đúng pháp luật.
Bị cáo Kiên nói “cáo trạng ghi sai, không đúng bản chất hoạt động công ty, không đúng pháp luật. Tôi là người làm kinh doanh, nếu tôi làm sai tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Để chứng minh lời của mình, bị cáo Kiên dẫn điều 4, điều 7, điều 8 Luật Doanh nghiệp, Điều 13 Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn, Điều 26 Luật Đầu tư… để cho rằng các công ty này đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.
“Công ty Thiên Nam không kinh doanh vàng, không kinh doanh vàng trạng thái mà chỉ đầu tư vào giá vàng. Đây là sản phẩm tài chính phái sinh. ACB đã định nghĩa rất rõ trong hợp đồng. Công ty Thiên Nam không đặt lệnh mua vàng. HĐXX cần có phiếu lệnh trước mặt bàn để xem nội dung các phiếu lệnh đó là gì. Trong các phiếu lệnh đó không có bất cứ nội dung nào về mua, bán vàng” - Bầu Kiên trả lời các câu hỏi của tòa khi hỏi về hành vi kinh doanh vàng của công ty Thiên Nam.
Hội đồng xét xử cho rằng đặt lệnh như thế này là kinh doanh vàng trạng thái. Bầu Kiên đáp lại: “Không có bất cứ quy định nào. Đây là sản phẩm đầu tư tài chính. Năm 2012 , ngân hàng nhà nước mới có quy định về kinh doanh vàng trạng thái”.
Nói trước tòa, bị cáo Kiêm cho rằng, trước năm 2012, pháp luật không có quy định về việc đầu tư trạng thái giá vàng là kinh doanh vàng. Đây không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Trước ý kiến này, HĐXX dẫn nội dung Quyết định 03/2006/NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Theo HĐXX, “Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài” là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải gửi hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý Ngoại hối) để xin giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, và phải được cấp phép mới được kinh doanh.
Đáp lại lời HĐXX, bị cáo Kiên nói: “Tôi rất thuộc các nội dung của Quyết định 03. Nội dung HĐXX đọc là “trạng thái vàng” chứ không có quy định nào về “trạng thái giá vàng” và các sản phẩm tài chính phái sinh. Chỉ đến năm 2012 mới có khái niệm về “trạng thái giá vàng”. Năm 2006, Công ty Thiên Nam không bị điều chỉnh bởi khái niệm này” - Bầu Kiên.
Trước lý lẽ này, HĐXX tiếp tục giải thích về khái niệm trạng thái vàng, trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng là số vàng dư trên tài khoản của các tổ chức tín dụng. Kinh doanh vàng trên tài khoản nhà nước phải có điều kiện, có hệ thống kiểm soát, có kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, có vốn…
HĐXX cũng công bố thêm thông báo của Văn Phòng chính phủ ngày 30/12/2009 quy định vàng là hàng hóa đặc biệt liên quan đến ổn định tiền tệ, sản xuất, yêu cầu các bộ, cơ quan, ủy ban, thành phố phải có giải pháp giao cho ngân hàng nhà nước chủ trì phối hợp rà soát quy định hiện hành để Chính phủ ban hành thành nghị định quản lý vàng theo hướng ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý.
Không cho tổ chức thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày thông báo, mọi hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trong nước phải chấm dứt.
Đầu giờ chiều 21/5, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên về việc đầu tư tại Công ty B&B, Công ty AFG và Công ty ACBI. Đối với các khoản đầu tư của các công ty do bầu Kiên quản lý, như ghi trong cáo trạng, bị cáo Kiên đều thừa nhận.
Mỗi khi HĐXX đọc số liệu, bị cáo Kiên đều trả lời “chính xác” nhưng biện luận “hoạt động này là hoạt động góp vốn, đầu tư gián tiếp của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán”.
Cũng liên quan đến phần thẩm vấn bị cáo Kiên về tội Kinh doanh trái phép, HĐXX lần lượt mời đại diện của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội và TP HCM nhằm chất vấn về việc đăng ký kinh doanh. Đại diện hai cơ quan này lần lượt đưa ra một số văn bản, quy định, hướng dẫn kinh doanh, các quyền của doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Phiên tòa đang tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi đối với bị cáo Lý Xuân Hải.
Nguyễn Dũng – Minh Chiến
Theo cơ quan công tố, Công ty CP phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam do Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) có ngành nghề kinh doanh là: sản xuất hàng may mặc, thêu ren; kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa; đầu tư nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao; dịch vụ tư vấn đầu tư trong nước về thương mại, công nghiệp, xây dựng và bất động sản; cửa hàng ăn uống và giải khát; dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài; kinh doanh lắp đặt thang máy; kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ đồng.
Mặc dù công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái nhưng Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo công ty Thiên Nam ký hợp đồng với ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.500 ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị 11.777.443.207.500 đồng.
Kết quả kinh doanh trạng thái vàng trong và ngoài nước, công ty Thiên Nam bị lỗ tổng số tiền là 433.337.386.791 đồng. Số tiền này ngân hàng ACB cho công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015.
Cơ quan công tố khẳng định, từ ngày 15/5/2007 đến 3/8/2012 Nguyễn Đức Kiên đã thông qua 6 công ty do Kiên là chủ tịch HĐQT/HĐ thành viên để kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép với tổng số tiền 21.490.452.394.746 đồng. Hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên đã phạm tội “Kinh doanh trái phép” quy định tại điều 159 của Bộ luật hình sự.
Trước vành móng ngựa, bầu Kiên trả lời các câu hỏi của HĐXX một cách rõ ràng, ngắn gọn và tỏ ra am hiểu khi viện dẫn cụ thể các quy định của pháp luật để chứng minh mình không kinh doanh trái phép.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trả lời các câu hỏi tại tòa. |
Trong số 6 công ty mà bầu Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch HĐTV, không có công ty nào có giấy phép kinh doanh tài chính. Tại tòa, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói đồng ý với tất cả các số liệu ghi trong cáo trạng, nhưng không đồng ý về hành vi truy tố bị cáo vì đây đều là các khoản đầu tư đúng pháp luật.
Bị cáo Kiên nói “cáo trạng ghi sai, không đúng bản chất hoạt động công ty, không đúng pháp luật. Tôi là người làm kinh doanh, nếu tôi làm sai tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Để chứng minh lời của mình, bị cáo Kiên dẫn điều 4, điều 7, điều 8 Luật Doanh nghiệp, Điều 13 Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn, Điều 26 Luật Đầu tư… để cho rằng các công ty này đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.
“Công ty Thiên Nam không kinh doanh vàng, không kinh doanh vàng trạng thái mà chỉ đầu tư vào giá vàng. Đây là sản phẩm tài chính phái sinh. ACB đã định nghĩa rất rõ trong hợp đồng. Công ty Thiên Nam không đặt lệnh mua vàng. HĐXX cần có phiếu lệnh trước mặt bàn để xem nội dung các phiếu lệnh đó là gì. Trong các phiếu lệnh đó không có bất cứ nội dung nào về mua, bán vàng” - Bầu Kiên trả lời các câu hỏi của tòa khi hỏi về hành vi kinh doanh vàng của công ty Thiên Nam.
Hội đồng xét xử cho rằng đặt lệnh như thế này là kinh doanh vàng trạng thái. Bầu Kiên đáp lại: “Không có bất cứ quy định nào. Đây là sản phẩm đầu tư tài chính. Năm 2012 , ngân hàng nhà nước mới có quy định về kinh doanh vàng trạng thái”.
Nói trước tòa, bị cáo Kiêm cho rằng, trước năm 2012, pháp luật không có quy định về việc đầu tư trạng thái giá vàng là kinh doanh vàng. Đây không phải là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Trước ý kiến này, HĐXX dẫn nội dung Quyết định 03/2006/NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Theo HĐXX, “Kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài” là hoạt động kinh doanh vàng thông qua tài khoản vàng tại nước ngoài dưới các hình thức giao dịch theo thông lệ quốc tế. Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải gửi hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Vụ Quản lý Ngoại hối) để xin giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, và phải được cấp phép mới được kinh doanh.
Đáp lại lời HĐXX, bị cáo Kiên nói: “Tôi rất thuộc các nội dung của Quyết định 03. Nội dung HĐXX đọc là “trạng thái vàng” chứ không có quy định nào về “trạng thái giá vàng” và các sản phẩm tài chính phái sinh. Chỉ đến năm 2012 mới có khái niệm về “trạng thái giá vàng”. Năm 2006, Công ty Thiên Nam không bị điều chỉnh bởi khái niệm này” - Bầu Kiên.
Trước lý lẽ này, HĐXX tiếp tục giải thích về khái niệm trạng thái vàng, trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng là số vàng dư trên tài khoản của các tổ chức tín dụng. Kinh doanh vàng trên tài khoản nhà nước phải có điều kiện, có hệ thống kiểm soát, có kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, có vốn…
HĐXX cũng công bố thêm thông báo của Văn Phòng chính phủ ngày 30/12/2009 quy định vàng là hàng hóa đặc biệt liên quan đến ổn định tiền tệ, sản xuất, yêu cầu các bộ, cơ quan, ủy ban, thành phố phải có giải pháp giao cho ngân hàng nhà nước chủ trì phối hợp rà soát quy định hiện hành để Chính phủ ban hành thành nghị định quản lý vàng theo hướng ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý.
Không cho tổ chức thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài dưới mọi hình thức. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày thông báo, mọi hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trong nước phải chấm dứt.
Đầu giờ chiều 21/5, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Kiên về việc đầu tư tại Công ty B&B, Công ty AFG và Công ty ACBI. Đối với các khoản đầu tư của các công ty do bầu Kiên quản lý, như ghi trong cáo trạng, bị cáo Kiên đều thừa nhận.
Mỗi khi HĐXX đọc số liệu, bị cáo Kiên đều trả lời “chính xác” nhưng biện luận “hoạt động này là hoạt động góp vốn, đầu tư gián tiếp của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, đầu tư, chứng khoán”.
Cũng liên quan đến phần thẩm vấn bị cáo Kiên về tội Kinh doanh trái phép, HĐXX lần lượt mời đại diện của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội và TP HCM nhằm chất vấn về việc đăng ký kinh doanh. Đại diện hai cơ quan này lần lượt đưa ra một số văn bản, quy định, hướng dẫn kinh doanh, các quyền của doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Phiên tòa đang tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi đối với bị cáo Lý Xuân Hải.
Nguyễn Dũng – Minh Chiến
Bình luận