Sau khi bơm tiền cho các đại gia vay hàng ngàn tỷ, nhiều ngân hàng (NH) lại lo lắng với khối nợ khổng lồ khi con nợ khó khăn. Để không dính nợ xấu, cả NH và các ông chủ phải tính kế tái cơ cấu các khoản nợ.
Gỡ rối cho đại gia
Các NH chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) gần đây đã nhóm họp để tìm hướng tái cơ cấu một số khoản nợ cho CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG).
Sau đó, các thông tin nợ nần của HAGL đã chính thức được công bố, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015, HAGL có nợ cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Nợ vay ngắn và dài hạn của DN này lên tới 27 ngàn tỷ. Trong đó, nợ của công ty con HNG chiếm khoảng một nửa.
Báo cáo sau kiểm toán cũng lộ ra nhiều chủ nợ lớn của HAGL, bao gồm BIDV, Eximbank, ACB, Sacombank, VPBank, NH Việt - Lào... Báo cáo cũng chỉ rõ, các DN của bầu Đức đã thế chấp từ đàn bò, cổ phiếu cá nhân tới cả khu liên hợp học viện bóng đá để vay nợ NH.
HAGL cho biết, vẫn đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ và từ chối đưa ra chi tiết do thỏa thuận công bố thông tin giữa các bên.
HAGL không phải là trường hợp duy nhất rơi vào tình huống này. Trước đó, nhiều NH cũng đã phải cùng nhau gỡ nợ lên tới hàng ngàn tỷ cho Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF). Sau 2 năm chật vật, hơn chục NH đã tất toán được nhiều khoản nợ tại DN của ông trùm gỗ Võ Trường Thành. Hơn ngàn tỷ đồng nợ đã được xử lý nhiều cách, trong đó có chuyển thành cổ phần DN.
Một đại gia khác cũng đã từng rối bời với khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng phải nhờ đến việc tái cơ cấu nợ, chuyển nợ thành cổ phần là ông Đặng Thanh Tâm. Theo đó, trong gần 2 năm qua, các DN của ông Tâm như KBC đã cùng các NH tái cơ cấu hàng loạt khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Một trường hợp điển hình khách và Bianfishco, DN thủy sản lớn hàng đầu Việt Nam của bà Diệu Hiền đã thực sự vỡ nợ với các khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng. DN này chỉ thoát khỏi nguy cơ phá sản khi được các NH tái cơ cấu nợ.
Trong khi đó, vụ tranh chấp kho cà phê chất lượng kém tại Bình Dương của Công ty Trường Ngân hay vụ sai phạm cho vay đối Thủy sản Phương Nam... hồi năm 2013 lại cho thấy thực tế: ngàn tỷ đã khó nhưng khó hơn là bảo toàn được đồng vốn cho vay.
Lo nợ xấu phát sinh
Năm 2013, vụ việc nhiều NH lớn cho nhân viên tín dụng, bảo vệ căng lều dựng bạt, dùng xe tải án ngữ để canh giữ kho inox của một DN để nhằm lấy hàng trừ nợ gây ồn ào dư luận.
Trong nhiều trường hợp, NH buộc phải chuyển nợ thành cổ phần hoặc/và bơm thêm vốn để giúp DN phục hồi như trường hợp Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nắm giữ 50% cổ phần Bianfishco, trực tiếp điều hành, tái cấu trúc DN và Maritime Bank mua dự án Điện Biên của Công ty Thái Hòa (THV). Không chỉ gán nợ dự án Điện Biên, THV sau đó còn bán tiếp 51% dự án cà phê tại Lào cho Maritime Bank. Sau khi bán xong, Thái Hòa đã giải quyết được nợ với NH này.
Trước đó, Thái Hòa đã cùng với 5 NH gồm Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Habubank và Maritime Bank họp bàn về tái cơ cấu nợ. Hướng chung là gia hạn để DN “có cơ hội trả nợ”.
Trên thị trường BĐS, một số NH thậm chí phải tiếp nhận các lô đất vàng hoặc các tòa tháp cao tầng dang dở như một giải pháp tối ưu cho cả khách hàng và NH.
Sau khi tái cơ cấu nợ, TTF của ông Võ Trường Thành đã dần hồi phục. Cổ phiếu TTF từ mức “trà đá” đã có lúc tăng lên gần 30 ngàn/cp. Ông Thành còn mua thêm nhiều cổ phiếu để nâng sở hữu lên 14,7 triệu đơn vị (hơn 10%).
KBC của ông Đặng Thành Tâm cũng hồi phục khá tốt. Cổ phiếu này cũng đã thoát cảnh giá bèo bọt. DN BĐS công nghiệp này đã tái cấu trúc nợ gần xong và đang đặt ra các kế hoạch kinh doanh mới nhiều tham vọng.
Ở chiều ngược lại, một số DN bị chìm vào quên lãng do làm ăn thua lỗ và nợ nần kéo dài như: Thái Hòa (THV), VST, PFL, AVF, HLA… Và tất nhiên, cùng với sự chìm xuống của các đại gia nặng nợ, nhiều NH đối mặt với tình trạng mất vốn.
Trên thực tế, tái cơ cấu nợ của NH đối với nhiều DN khá hiệu quả. Nhiều trường hợp vốn được bơm vào đã giải cứu được cả DN và NH. Nhiều DN đã hồi phục trở lại. Đó là các trường hợp DN hàng đầu các ngành, là các DN lớn, có tiềm năng và chỉ nhất thời gặp khó khăn về dòng tiền. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vốn càng bơm vào càng thấy khó như một số DN vận tải biển.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia vẫn luôn cảnh báo việc xử lý nợ xấu còn nhiều thách thức và nguy cơ nợ xấu vẫn có thể tiếp tục phát sinh.
Vay nợ hay thế chấp để vay nợ là hoạt động bình thường của DN, NH và nền kinh tế. Tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh là điều đáng mừng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả thực sự của tín dụng đối với cả DN và NH. Bên cạnh đó, xác định đúng sức khỏe thực sự của các DN, của các NH và của nền kinh tế như thế nào mới là điều quan trọng. Một sức khỏe tốt mới có thể tiếp cận được dòng vốn lớn, mới có thể hoạt động để tăng trưởng, trong khi sức khỏe yếu thì trước tiên phải đi khám và chữa lành bệnh.
Nguồn: Vietnamnet
Gỡ rối cho đại gia
Các NH chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) gần đây đã nhóm họp để tìm hướng tái cơ cấu một số khoản nợ cho CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG).
Sau đó, các thông tin nợ nần của HAGL đã chính thức được công bố, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2015, HAGL có nợ cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Nợ vay ngắn và dài hạn của DN này lên tới 27 ngàn tỷ. Trong đó, nợ của công ty con HNG chiếm khoảng một nửa.
Các NH đã đồng ý tái cơ cấu nợ cho HAGL. |
HAGL cho biết, vẫn đang làm việc với các chủ nợ và xin phê duyệt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc tái cơ cấu nợ và từ chối đưa ra chi tiết do thỏa thuận công bố thông tin giữa các bên.
HAGL không phải là trường hợp duy nhất rơi vào tình huống này. Trước đó, nhiều NH cũng đã phải cùng nhau gỡ nợ lên tới hàng ngàn tỷ cho Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF). Sau 2 năm chật vật, hơn chục NH đã tất toán được nhiều khoản nợ tại DN của ông trùm gỗ Võ Trường Thành. Hơn ngàn tỷ đồng nợ đã được xử lý nhiều cách, trong đó có chuyển thành cổ phần DN.
Một đại gia khác cũng đã từng rối bời với khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng phải nhờ đến việc tái cơ cấu nợ, chuyển nợ thành cổ phần là ông Đặng Thanh Tâm. Theo đó, trong gần 2 năm qua, các DN của ông Tâm như KBC đã cùng các NH tái cơ cấu hàng loạt khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.
Một trường hợp điển hình khách và Bianfishco, DN thủy sản lớn hàng đầu Việt Nam của bà Diệu Hiền đã thực sự vỡ nợ với các khoản nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng. DN này chỉ thoát khỏi nguy cơ phá sản khi được các NH tái cơ cấu nợ.
Trong khi đó, vụ tranh chấp kho cà phê chất lượng kém tại Bình Dương của Công ty Trường Ngân hay vụ sai phạm cho vay đối Thủy sản Phương Nam... hồi năm 2013 lại cho thấy thực tế: ngàn tỷ đã khó nhưng khó hơn là bảo toàn được đồng vốn cho vay.
Lo nợ xấu phát sinh
Năm 2013, vụ việc nhiều NH lớn cho nhân viên tín dụng, bảo vệ căng lều dựng bạt, dùng xe tải án ngữ để canh giữ kho inox của một DN để nhằm lấy hàng trừ nợ gây ồn ào dư luận.
Trong nhiều trường hợp, NH buộc phải chuyển nợ thành cổ phần hoặc/và bơm thêm vốn để giúp DN phục hồi như trường hợp Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nắm giữ 50% cổ phần Bianfishco, trực tiếp điều hành, tái cấu trúc DN và Maritime Bank mua dự án Điện Biên của Công ty Thái Hòa (THV). Không chỉ gán nợ dự án Điện Biên, THV sau đó còn bán tiếp 51% dự án cà phê tại Lào cho Maritime Bank. Sau khi bán xong, Thái Hòa đã giải quyết được nợ với NH này.
Hướng chung là gia hạn để DN “có cơ hội trả nợ”. |
Trên thị trường BĐS, một số NH thậm chí phải tiếp nhận các lô đất vàng hoặc các tòa tháp cao tầng dang dở như một giải pháp tối ưu cho cả khách hàng và NH.
Sau khi tái cơ cấu nợ, TTF của ông Võ Trường Thành đã dần hồi phục. Cổ phiếu TTF từ mức “trà đá” đã có lúc tăng lên gần 30 ngàn/cp. Ông Thành còn mua thêm nhiều cổ phiếu để nâng sở hữu lên 14,7 triệu đơn vị (hơn 10%).
KBC của ông Đặng Thành Tâm cũng hồi phục khá tốt. Cổ phiếu này cũng đã thoát cảnh giá bèo bọt. DN BĐS công nghiệp này đã tái cấu trúc nợ gần xong và đang đặt ra các kế hoạch kinh doanh mới nhiều tham vọng.
Ở chiều ngược lại, một số DN bị chìm vào quên lãng do làm ăn thua lỗ và nợ nần kéo dài như: Thái Hòa (THV), VST, PFL, AVF, HLA… Và tất nhiên, cùng với sự chìm xuống của các đại gia nặng nợ, nhiều NH đối mặt với tình trạng mất vốn.
Trên thực tế, tái cơ cấu nợ của NH đối với nhiều DN khá hiệu quả. Nhiều trường hợp vốn được bơm vào đã giải cứu được cả DN và NH. Nhiều DN đã hồi phục trở lại. Đó là các trường hợp DN hàng đầu các ngành, là các DN lớn, có tiềm năng và chỉ nhất thời gặp khó khăn về dòng tiền. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vốn càng bơm vào càng thấy khó như một số DN vận tải biển.
Chính vì thế, nhiều chuyên gia vẫn luôn cảnh báo việc xử lý nợ xấu còn nhiều thách thức và nguy cơ nợ xấu vẫn có thể tiếp tục phát sinh.
Vay nợ hay thế chấp để vay nợ là hoạt động bình thường của DN, NH và nền kinh tế. Tín dụng tăng trưởng mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh là điều đáng mừng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả thực sự của tín dụng đối với cả DN và NH. Bên cạnh đó, xác định đúng sức khỏe thực sự của các DN, của các NH và của nền kinh tế như thế nào mới là điều quan trọng. Một sức khỏe tốt mới có thể tiếp cận được dòng vốn lớn, mới có thể hoạt động để tăng trưởng, trong khi sức khỏe yếu thì trước tiên phải đi khám và chữa lành bệnh.
Nguồn: Vietnamnet
Bình luận