Sau khi rút khỏi ghế Chủ tịch HAGL Land, ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục công bố sẽ phát hành thêm cổ phiếu huy động 500 tỷ đồng rót cho 2 dự án cao su, mía đường.
Cụ thể, trong năm 2013, HAG dự kiến đổ 200 tỷ đồng vào dự án trồng và chăm sóc 9.000 ha cao su tại tỉnh Rattanakiri (Campuchia) và 300 tỷ đồng cho dự án trồng và chăm sóc 25.000 ha cao su và cọ dầu tại tỉnh Attapeu (Lào).
Ngoài ra, dự định huy động 574,74 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động của công ty trong năm 2013.
Ông Đoàn Nguyên Đức vừa rút khỏi chức Chủ tịch HAGL Land, công ty bất động sản do HAG sở hữu hơn 90% vốn.
Để thực hiện riêng 2 dự án nêu trên, tỷ lệ chào bán thành công dự kiến cần 46,52% hoặc số tiền tối thiểu cần thu được trong đợt chào bán là 500 tỷ đồng. Giá chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cổ phần và tỷ lệ được đại hội đồng cổ đông thông qua là 20%.
Cổ đông hiện hữu của công ty sẽ được hưởng quyền mua cổ phần phát hành thêm ở mức tương đối thấp so với giá trị sổ sách và thị giá cổ phần HAG.
Theo đó, ngày 30/9/2012, giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu HAG là 18.016 đồng/cp. Trong khi đó, thị giá cổ phiếu HAG tại ngày 31/1 là 28.800 đồng/cp. Còn thị giá cổ phiếu HAG tại thời điểm công ty gửi thư xin chấp thuận của cổ đông (ngày 7/12/2012) là 19.800 đồng/cp.
Đến thời điểm hiện tại, chốt phiên 1/2, giá HAG đã là 28.900 đồng/cp.
Đến nay, HAG chưa công bố báo cáo tài chính quý IV. Tính đến 30/9/2012, có thể thấy dòng tiền của công ty bầu Đức chảy sang mía đường, nhiệt điện, cao su là rất lớn. Cụ thể, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của HAG ở mức 9.230,3 tỷ đồng, tăng 58,6% so với số dư đầu năm.
Trong đó, kỳ này, phát sinh 1.242 tỷ đồng từ việc đầu tư xây dựng nhà máy đường và nhiệt điện.
Bầu Đức cũng tập trung cho cây cao su, nhà máy thủy điện và trồng mía. Các hạng mục này hút đầu tư lớn của HAG: chi phí trồng cây cao su tăng 66,5%, đầu tư cho nhà máy thủy điện tăng 17%, chi cho trồng mía tăng gấp 2,7 lần. Trong khi đó, tại các khoản đầu tư dài hạn, chi phí đất đai để phát triển các dự án của HAGL đã giảm 116,65 tỷ đồng.
Mới đây, ngày 15/1/2013, bầu Đức chính thức rút khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT tại CTCP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land), công ty mà tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang sở hữu 90,74% vốn.
Điều này làm dấy lên những phỏng đoán về việc bầu Đức đang dần rút khỏi bất động sản để tập trung cho các ngành nghề khác, nhất là cao su.
Trong năm 2012, giữa bối cảnh thị trường bất động sản tê liệt, hàng nghìn dự án "đắp chiếu" trên cả nước, ông chủ HAG quyết định phá giá thị trường này.
Đầu tháng 4/2012, tại ĐHĐCĐ tập đoàn, bầu Đức tuyên bố giảm giá tiếp 50% bất động sản sau khi đã giảm giá lần lượt 40% và 20% trong năm 2009 và 2011, khơi nguồn cho làn sóng hạ giá bán trong ngành.
Đến nay, ông đã thực hiện đúng cam kết của mình khi gia bán căn hộ mẫu dự án Thanh Bình trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, TP.HCM đã được đưa ra với giá dao động 18-22 triệu đồng/m2.
Theo Infonet
Theo công bố tại Nghị quyết HĐQT công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) về việc bổ sung nội dung triển khai phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được phân bổ sử dụng để đầu tư vào các dự án cao su, mía đường và bổ sung vốn hoạt động của tập đoàn này.
Ông Đoàn Nguyên Đức vừa rút khỏi chức Chủ tịch HAGL Land, công ty bất động sản do HAG sở hữu hơn 90% vốn. |
Cụ thể, trong năm 2013, HAG dự kiến đổ 200 tỷ đồng vào dự án trồng và chăm sóc 9.000 ha cao su tại tỉnh Rattanakiri (Campuchia) và 300 tỷ đồng cho dự án trồng và chăm sóc 25.000 ha cao su và cọ dầu tại tỉnh Attapeu (Lào).
Ngoài ra, dự định huy động 574,74 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động của công ty trong năm 2013.
Ông Đoàn Nguyên Đức vừa rút khỏi chức Chủ tịch HAGL Land, công ty bất động sản do HAG sở hữu hơn 90% vốn.
Để thực hiện riêng 2 dự án nêu trên, tỷ lệ chào bán thành công dự kiến cần 46,52% hoặc số tiền tối thiểu cần thu được trong đợt chào bán là 500 tỷ đồng. Giá chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là 10.000 đồng/cổ phần và tỷ lệ được đại hội đồng cổ đông thông qua là 20%.
Cổ đông hiện hữu của công ty sẽ được hưởng quyền mua cổ phần phát hành thêm ở mức tương đối thấp so với giá trị sổ sách và thị giá cổ phần HAG.
Theo đó, ngày 30/9/2012, giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu HAG là 18.016 đồng/cp. Trong khi đó, thị giá cổ phiếu HAG tại ngày 31/1 là 28.800 đồng/cp. Còn thị giá cổ phiếu HAG tại thời điểm công ty gửi thư xin chấp thuận của cổ đông (ngày 7/12/2012) là 19.800 đồng/cp.
Đến thời điểm hiện tại, chốt phiên 1/2, giá HAG đã là 28.900 đồng/cp.
Đến nay, HAG chưa công bố báo cáo tài chính quý IV. Tính đến 30/9/2012, có thể thấy dòng tiền của công ty bầu Đức chảy sang mía đường, nhiệt điện, cao su là rất lớn. Cụ thể, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của HAG ở mức 9.230,3 tỷ đồng, tăng 58,6% so với số dư đầu năm.
Trong đó, kỳ này, phát sinh 1.242 tỷ đồng từ việc đầu tư xây dựng nhà máy đường và nhiệt điện.
Bầu Đức cũng tập trung cho cây cao su, nhà máy thủy điện và trồng mía. Các hạng mục này hút đầu tư lớn của HAG: chi phí trồng cây cao su tăng 66,5%, đầu tư cho nhà máy thủy điện tăng 17%, chi cho trồng mía tăng gấp 2,7 lần. Trong khi đó, tại các khoản đầu tư dài hạn, chi phí đất đai để phát triển các dự án của HAGL đã giảm 116,65 tỷ đồng.
Mới đây, ngày 15/1/2013, bầu Đức chính thức rút khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT tại CTCP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land), công ty mà tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang sở hữu 90,74% vốn.
Điều này làm dấy lên những phỏng đoán về việc bầu Đức đang dần rút khỏi bất động sản để tập trung cho các ngành nghề khác, nhất là cao su.
Trong năm 2012, giữa bối cảnh thị trường bất động sản tê liệt, hàng nghìn dự án "đắp chiếu" trên cả nước, ông chủ HAG quyết định phá giá thị trường này.
Đầu tháng 4/2012, tại ĐHĐCĐ tập đoàn, bầu Đức tuyên bố giảm giá tiếp 50% bất động sản sau khi đã giảm giá lần lượt 40% và 20% trong năm 2009 và 2011, khơi nguồn cho làn sóng hạ giá bán trong ngành.
Đến nay, ông đã thực hiện đúng cam kết của mình khi gia bán căn hộ mẫu dự án Thanh Bình trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, TP.HCM đã được đưa ra với giá dao động 18-22 triệu đồng/m2.
Theo Infonet
Bình luận