(VTC New)- Việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học.
Học trước là phản khoa học
Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) khẳng định, việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học.
Việc trẻ phải đi học sớm thì sự háo hức của trẻ sẽ không còn giữ được như quy luật vốn có. Các cháu được luyện chữ trước sẽ dễ bị chủ quan, ảo tưởng bởi có tâm lý đã biết những kiến thức đó rồi.
Ông Định lấy ra ví dụ cụ thể: “Chúng tôi cũng có khảo sát ở một số trường về hiện trạng trẻ đi học trước và trẻ không đi học trước. Qua phản ánh của các thầy cô thì ban đầu có thể trẻ đi học trước có thể hiểu được nhanh nhưng sau đó lại đuối dần. Qua đây cho thấy, trẻ có sự chủ quan và khi cô giáo giao việc thì hay lơ là” .
Thậm chí, dù trẻ đi học trước nhưng nếu giáo viên hướng dẫn không chuẩn về cách cầm bút, viết chữ hoặc tư thế ngồi không đúng thì khi vào lớp 1 giáo viên rất khó để sửa lỗi này cho các em.
Vụ trưởng Phạm Ngọc Định lấy ví dụ rất hình tượng: “Chúng ta cứ tưởng tượng, một quả chưa đến độ chín mà chúng ta “ép chín” thì sẽ như thế nào? Đối với trẻ cũng vậy, một khi đã bị “ép sớm” thì tâm lý cũng như sức khỏe của các em cũng dễ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như hệ cơ, hệ thần kinh và gây ra những khuyết tật về sau. Đây là khẳng định của các nhà tâm lý học”.
Các chuyên gia về giáo dục mầm non cũng khẳng định không phải ngẫu nhiên mà luật quy định 6 tuổi trẻ bước vào lớp 1. Để xác định độ tuổi đó các nhà nghiên cứu cũng phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Vui chơi mới là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Phụ huynh không nên theo “trào lưu”
Thực tế hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cho trẻ đi học trước lớp 1 vì đi theo “trào lưu”. Nhiều gia đình lúc đầu không có ý định cho con đi học trước nhưng thấy bạn bè, hàng xóm đều làm thế nên cũng phải theo “trào lưu”.
Nhiều phụ huynh còn bày tỏ lo lắng sợ con vào lớp 1, sĩ số lớp đông nên cô giáo không có thời gian hướng dẫn cho bé hoặc sợ bé nhà mình không viết giỏi bằng các bạn đã học chữ trước.
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non đưa ra lời khuyên phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế cho con vào lớp 1 chứ không nên chạy đua theo “trào lưu” cho con đi học chữ trước.
“Việc cần làm của phụ huynh là trò chuyện với trẻ về môi trường sắp tới các con sẽ vào như thế nào và khuyến khích trẻ nói suy nghĩ của mình về môi trường đó. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức về tự nhiên và xã hội cho trẻ thông qua các hình thức như cho các con đi tham quan, đi chơi, dã ngoại, tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo...”. Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non đưa ra lời khuyên.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho trẻ tham quan trường tiểu học bé sẽ học hoặc làm quen với các đồ dùng học tập của anh chị.
Học sinh lớp 1 không đánh giá bằng điểm số
Nhiều ý kiến cho rằng việc trẻ vào lớp 1 đã đánh giá học sinh bằng điểm số (đối với môn Toán, Tiếng Việt) dễ gây tâm lý không tốt cho trẻ.Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh thấy con điểm không cao thì lại lo lắng cho đi học thêm ở ngoài.
Để giải quyết tận gốc tình trạng này, lãnh đạo Vụ giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT cho biết: “Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu và hướng tới phương án đối với học sinh lớp 1 thì không đánh giá bằng điểm số”.Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ sớm có văn bản gửi đến các địa phương về vấn đề này.
Ông Phạm Ngọc Định cũng đưa ra lời khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng bởi sự quá tải về lớp học chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong khi đó ở thành phố lớn phần lớn là cho trẻ học 2 buổi/ngày nên thầy cô hoàn toàn có đủ thời gian để kèm cặp các con.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng đối với lớp học có sĩ số đông thì cần có thêm trợ giảng. “Bộ cũng sẽ nghiên cứu phương án xuất này để định hướng cho các địa phương có sĩ số lớp học cao”. Ông Định nhấn mạnh.
Học trước là phản khoa học
Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) khẳng định, việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học.
Việc trẻ phải đi học sớm thì sự háo hức của trẻ sẽ không còn giữ được như quy luật vốn có. Các cháu được luyện chữ trước sẽ dễ bị chủ quan, ảo tưởng bởi có tâm lý đã biết những kiến thức đó rồi.
Luyện chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học (Ảnh minh họa) |
Thậm chí, dù trẻ đi học trước nhưng nếu giáo viên hướng dẫn không chuẩn về cách cầm bút, viết chữ hoặc tư thế ngồi không đúng thì khi vào lớp 1 giáo viên rất khó để sửa lỗi này cho các em.
Vụ trưởng Phạm Ngọc Định lấy ví dụ rất hình tượng: “Chúng ta cứ tưởng tượng, một quả chưa đến độ chín mà chúng ta “ép chín” thì sẽ như thế nào? Đối với trẻ cũng vậy, một khi đã bị “ép sớm” thì tâm lý cũng như sức khỏe của các em cũng dễ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như hệ cơ, hệ thần kinh và gây ra những khuyết tật về sau. Đây là khẳng định của các nhà tâm lý học”.
Các chuyên gia về giáo dục mầm non cũng khẳng định không phải ngẫu nhiên mà luật quy định 6 tuổi trẻ bước vào lớp 1. Để xác định độ tuổi đó các nhà nghiên cứu cũng phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Vui chơi mới là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Phụ huynh không nên theo “trào lưu”
Thực tế hiện nay, nhiều bậc phụ huynh cho trẻ đi học trước lớp 1 vì đi theo “trào lưu”. Nhiều gia đình lúc đầu không có ý định cho con đi học trước nhưng thấy bạn bè, hàng xóm đều làm thế nên cũng phải theo “trào lưu”.
Phụ huynh đang cho con học chữ trước khi vào lớp 1 theo "trào lưu" |
Nhiều phụ huynh còn bày tỏ lo lắng sợ con vào lớp 1, sĩ số lớp đông nên cô giáo không có thời gian hướng dẫn cho bé hoặc sợ bé nhà mình không viết giỏi bằng các bạn đã học chữ trước.
Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non đưa ra lời khuyên phụ huynh nên chuẩn bị tâm thế cho con vào lớp 1 chứ không nên chạy đua theo “trào lưu” cho con đi học chữ trước.
“Việc cần làm của phụ huynh là trò chuyện với trẻ về môi trường sắp tới các con sẽ vào như thế nào và khuyến khích trẻ nói suy nghĩ của mình về môi trường đó. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức về tự nhiên và xã hội cho trẻ thông qua các hình thức như cho các con đi tham quan, đi chơi, dã ngoại, tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo...”. Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục mầm non đưa ra lời khuyên.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho trẻ tham quan trường tiểu học bé sẽ học hoặc làm quen với các đồ dùng học tập của anh chị.
Học sinh lớp 1 không đánh giá bằng điểm số
Trẻ lớp 1 không nên đánh giá bằng điểm số |
Nhiều ý kiến cho rằng việc trẻ vào lớp 1 đã đánh giá học sinh bằng điểm số (đối với môn Toán, Tiếng Việt) dễ gây tâm lý không tốt cho trẻ.Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh thấy con điểm không cao thì lại lo lắng cho đi học thêm ở ngoài.
|
Ông Phạm Ngọc Định cũng đưa ra lời khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng bởi sự quá tải về lớp học chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Trong khi đó ở thành phố lớn phần lớn là cho trẻ học 2 buổi/ngày nên thầy cô hoàn toàn có đủ thời gian để kèm cặp các con.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng cho rằng đối với lớp học có sĩ số đông thì cần có thêm trợ giảng. “Bộ cũng sẽ nghiên cứu phương án xuất này để định hướng cho các địa phương có sĩ số lớp học cao”. Ông Định nhấn mạnh.
Phạm Thịnh
Bình luận