"Chúng tôi không hề có ý định lai tạo 2 loài cá này. Điều này được thực hiện một cách vô tình", Attila Mozsár, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản ở Hungary cho hay.
Trên thực tế, Mozsár và các đồng nghiệp đã cố gắng nhân giống cá tầm Nga trong điều kiện nuôi nhốt thông qua một quá trình được gọi là gynogenesis, một loại sinh sản vô tính.
Quá trình này đòi hỏi sự hiện diện của tinh trùng mà không cần sự đóng góp thực sự của DNA của chúng để hoàn thành. DNA của con cái sẽ hòa tan hoặc bị phá hủy trước khi nó có thể hợp nhất với trứng.
Dựa trên lý thuyết này, nhóm nghiên cứu sử dụng tinh trùng của cá mái chèo và điều bất ngờ đã xảy ra.
Tinh trùng và trứng hợp nhất, tạo ra con lai có cả gen cá tầm và cá mái chèo.
Kết quả, cá tầm nở ra được hàng trăm con và hiện có khoảng 100 con sống sót. Một số mang theo 50:50 đặc tính của bố mẹ. Số khác giống cá tầm nhiều hơn.
Tất cả đều là động vật ăn thịt - đặc tính của cá tầm, có mõm thon dài của cá tầm và cái miếng háu ăn của cá mái chèo.
Mozsár và các đồng nghiệp đang lên kế hoạch bảo vệ đàn cá lai này. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định sẽ không lai tạo thêm để tạo ra các sinh vật tương tự.
Cả cá tầm Nga và cá mái chèo đều đang được liệt vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Bình luận