(VTC News) – Có những bóng hồng với “tinh thần thép” đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt để thỏa đam mê chế ngự “chim sắt khổng lồ” vi vu trên bầu trời bao la.
Có những bóng hồng đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt, những thời điểm “tim nhảy khỏi lồng ngực” để lái “ chim sắt khổng lồ” vi vu trên bầu trời bao la. Hiện tại có 5 nữ phi công đang làm việc trong đoàn bay của VietJet.
Sự khắc nghiệt của những khóa đào tạo cũng như đặc thù nghề nghiệp khiến lái máy bay trở thành nghề cực kỳ “kén chọn” và nữ giới không dễ bước chân vào. Thậm chí, có không ít nam giới phải bỏ cuộc bởi không đủ sức trải qua những buổi huấn luyện và những bài thi khắt khe.
Vì thế, khi những bóng hồng như Antonette Parucha xuất hiện trên cửa máy bay vẫy chào tạm biệt, hành khách vừa ngỡ ngàng, vừa cảm thấy thú vị khi biết vừa được bay với một nữ phi công xinh đẹp. Hiện đang làm việc Vietjet Air, Antonettee Parucha tự hào là một trong số ít những bóng hồng trên khoang lái máy bay, nơi được coi là “lãnh địa” riêng của nam giới.
Bóng hồng với “tinh thần thép”
Cô gái 33 tuổi kể rằng, ngay tại quê hương Philippines của mình, phi công cũng không phải là nghề giành cho phái nữ. Lớp học lái máy bay của cô có 9 sinh viên, nhưng chỉ có mình cô là nữ. Trải qua những khóa huấn luyện căng thẳng, đòi hỏi sức khỏe tốt, tâm lý vững, kỹ năng thuần thục, nhiều người rơi rớt và đến cuối khóa học, chỉ còn ba người tốt nghiệp, trong đó có cô.
Học đã khó, nhưng khi ra thực tế, thách thức không hề thuyên giảm. Antonette Parucha tâm sự, cô chưa từng nghĩ mình sẽ ra nước ngoài làm việc, nhưng khi cơ hội đến, cô đã nộp đơn và được tuyển làm phi công của Vietjet Air.
Làm việc xa gia đình, cô đối mặt với nhiều khó khăn khi sống và làm việc trong một môi trường xa lạ, phải giao tiếp với nhiều người từ các nền văn hóa khác nhau. Tốc độ làm việc cũng đòi hỏi rất cao bởi Vietjet Air là một hãng hàng không năng động và đangs mở rộng rất nhanh.
Nhưng Antonette Parucha nói rằng, tính kỷ luật cao ăn sâu vào máu của cô nhờ việc luyện tập các môn võ thể thao như taekwondo, wushu, đấu kiếm và thi đấu ở các giải quốc gia khi cô vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp cô có sức vóc và sự bền bỉ không kém gì các đồng nghiệp nam giới. “Chính Vietjet Air đã giúp tôi nhận ra mình có khả năng làm việc tích cực trong một hãng hàng không luôn bận rộn và một môi trường mà nam giới chiếm ưu thế”, Antonette Parucha bộc bạch.
Những kỷ niệm đáng nhớ
Điều khiển “con chim sắt khổng lồ” trên bầu trời bao la, những kỹ năng đòi hỏi tính chính xác cực kỳ cao cũng như những tháng ngày luyện tập gian khổ đòi hỏi mỗi phi công phải tôi luyện được “tinh thần thép”. Dù vậy, khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ nhất, hầu như phi công nào cũng nói về sự hồi hộp và căng thẳng khi lần đầu tiên lái máy bay một mình.
Nguyễn Phương Anh, một trong 5 nữ phi công của Vietjet Air, nhớ lại cảm giác “tim như nhảy ra khỏi lồng ngực” khi lần đầu tiên thực tập bay đơn. Thời gian trôi qua dã lâu, nhưng cô gái 29 tuổi vẫn nhớ như in thời điểm đó, khi giáo viên hướng dẫn mở cửa nhảy ra khỏi buồng lái để lại cho cô một khoang lái trống không với động cơ vẫn chạy.
Trước đây, khi có giáo viên hướng dẫn bên cạnh, cô vẫn cảm thấy yên tâm và tự tin hơn với những cú cất cánh và hạ cánh. Nhưng bay đơn cũng đồng nghĩa là phải tự thực hiện các thao tác điều khiển máy bay một mình, không có người hướng dẫn.
Lúc đó, đầu óc Phương Anh chỉ có duy nhất một câu hỏi: “Mình có làm được không ?”. Cô vẫn nhớ câu đầu tiên giao tiếp với đài kiểm soát không lưu: “Phi công thực tập. Lần đầu tiên bay đơn”. Thời gian như ngưng đọng lại. Hít thở sâu và kiểm tra lần cuối, kéo cần điều khiển, một chút chòng chành, rồi máy bay tăng tốc và cất cánh. Cảm giác lần đầu tiên tự mình lái máy bay cất cánh, hạ cánh, thời điểm mỗi phi công biết mình không được phép mắc bất cứ lỗi nào… là cảm giác khó quên trong đời của Phương Anh.
Sau bao thời gian luyện tập, rồi thực tập cùng với giáo viên bay, lần đầu tiên lái máy bay thương mại Airbus 320, Phương Anh không khỏi hồi hộp khi cùng cơ trưởng đưa 180 hành khách đến nơi an toàn. Chỉ đến khi máy bay hạ cánh, cô thở phào nhẹ nhõm, mỉm cười nghĩ: “ mình làm được rồi!”.
Cơ duyên với nghề
Điểm chung của nghề lái máy bay là đam mê bầu trời nhưng nỗi nữ phi công đến với nghề bằng những duyên phận khác nhau. Có người là do dòng máu “cha truyền, con nối”, người thì đến với sự tình cờ.
Anna Jastrzebska, nữ phi công người Ba Lan của Vietjet Air, kể rằng, cha cô là phi công nghiệp dư nên cô có nhiều cơ hội làm quen với máy bay khi còn rất trẻ. Một lần, cô được ông cho bay cùng tàu lượn, và từ đó, cô bắt đầu đam mê bầu trời. Sau một thời gian dài theo học lấy bằng thạc sỹ về du lịch và giải trí, thử sức với nhiều nghề khác nhau như tiếp viên hàng không, huấn luyện viên đua ngựa, cô gái người Ba Lan đã quyết định gắn bó với sự nghiệp bay.
Antonette Parucha thì khác. Gia đình cô không có ai làm trong ngành hàng không. Bố cô là đại tá trong đội cận vệ của Tổng thống còn mẹ cô làm kinh doanh. “Tôi chưa từng mơ và cũng chẳng có tham vọng làm phi công”, cô gái 33 tuổi tỏ vẻ rất thẳng thắn. Cái duyên đưa Antonette Parucha đến với nghiệp bay thật tình cờ khi cô thấy một nữ sinh mặc đồng phục phi công vì nhà cô ở gần sân bay. “Nó quá đẹp và từ giây phút đó tôi đã khao khát được mặc đồng phục đó lên mình”, Antonette Parucha cười tươi.
Cô chọn học chuyên ngành vận tải hàng không, rồi học thêm chứng chỉ lái máy bay, điều phối bay và trở thành nhân viên điều phối bay của một công ty hàng không. Những ông chủ của hãng hàng không này đều là phi công và họ nhanh chóng nhận ra tố chất của cố nên họ khuyến khích cô học thêm để lấy chứng chỉ phi công. Sau khi nhận chứng chỉ, cô vừa làm phi công bán thời gian, vừa làm nhân viên điều phối bay. Nhưng khi đã ngồi trong buồng lái, cô cảm thấy như có tiếng gọi thôi thúc trở thành một phi công.
Cuối cùng, cô bỏ nghề điều phối bay và trở thành phi công cho các chuyến bay, đồng thời là giảng viên bay, cho tới khi quyết định sang Việt Nam làm phi công cho Vietjet Air.
Cuộc sống đời thường
Với Antonette Parucha, mỗi khi máy bay hạ cánh, cùng phi hành đoàn tiễn hành khách ở cửa ra máy bay, nụ cười hài lòng, vui vẻ của hành khách chính là phần thưởng vô giá. “Nó truyền cảm hứng cho tôi nhiều hơn để tôi tiếp tục công việc của mình”, cô chia sẻ. Sở thích của cô là đi du lịch và nếm những món ăn ở các vùng đất khác nhau. “Khi trở về nhà, tôi thích nấu những món ăn mới cho cả gia đình thưởng thức, tôi là mẫu phụ nữ đơn giản và tôi hạnh phúc với những gì đang có".
Còn Anna Jastrzebska lại rất ấn tượng với món ăn Việt, đặc biệt là phở và rau muống xào tỏi. Nữ phi công sinh ra ở Vác-xa-va còn khoe kỹ năng nấu nướng các món ăn Việt của cô ngày càng khá, thậm chí, cô còn nấu được phở cho gia đình vào những lúc rảnh rỗi.
Sơn Nguyễn
Có những bóng hồng đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt, những thời điểm “tim nhảy khỏi lồng ngực” để lái “ chim sắt khổng lồ” vi vu trên bầu trời bao la. Hiện tại có 5 nữ phi công đang làm việc trong đoàn bay của VietJet.
Sự khắc nghiệt của những khóa đào tạo cũng như đặc thù nghề nghiệp khiến lái máy bay trở thành nghề cực kỳ “kén chọn” và nữ giới không dễ bước chân vào. Thậm chí, có không ít nam giới phải bỏ cuộc bởi không đủ sức trải qua những buổi huấn luyện và những bài thi khắt khe.
Anna Jastrzebska, nữ phi công người Ba Lan |
Vì thế, khi những bóng hồng như Antonette Parucha xuất hiện trên cửa máy bay vẫy chào tạm biệt, hành khách vừa ngỡ ngàng, vừa cảm thấy thú vị khi biết vừa được bay với một nữ phi công xinh đẹp. Hiện đang làm việc Vietjet Air, Antonettee Parucha tự hào là một trong số ít những bóng hồng trên khoang lái máy bay, nơi được coi là “lãnh địa” riêng của nam giới.
Bóng hồng với “tinh thần thép”
Cô gái 33 tuổi kể rằng, ngay tại quê hương Philippines của mình, phi công cũng không phải là nghề giành cho phái nữ. Lớp học lái máy bay của cô có 9 sinh viên, nhưng chỉ có mình cô là nữ. Trải qua những khóa huấn luyện căng thẳng, đòi hỏi sức khỏe tốt, tâm lý vững, kỹ năng thuần thục, nhiều người rơi rớt và đến cuối khóa học, chỉ còn ba người tốt nghiệp, trong đó có cô.
Học đã khó, nhưng khi ra thực tế, thách thức không hề thuyên giảm. Antonette Parucha tâm sự, cô chưa từng nghĩ mình sẽ ra nước ngoài làm việc, nhưng khi cơ hội đến, cô đã nộp đơn và được tuyển làm phi công của Vietjet Air.
Làm việc xa gia đình, cô đối mặt với nhiều khó khăn khi sống và làm việc trong một môi trường xa lạ, phải giao tiếp với nhiều người từ các nền văn hóa khác nhau. Tốc độ làm việc cũng đòi hỏi rất cao bởi Vietjet Air là một hãng hàng không năng động và đangs mở rộng rất nhanh.
Nhưng Antonette Parucha nói rằng, tính kỷ luật cao ăn sâu vào máu của cô nhờ việc luyện tập các môn võ thể thao như taekwondo, wushu, đấu kiếm và thi đấu ở các giải quốc gia khi cô vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp cô có sức vóc và sự bền bỉ không kém gì các đồng nghiệp nam giới. “Chính Vietjet Air đã giúp tôi nhận ra mình có khả năng làm việc tích cực trong một hãng hàng không luôn bận rộn và một môi trường mà nam giới chiếm ưu thế”, Antonette Parucha bộc bạch.
Những kỷ niệm đáng nhớ
Điều khiển “con chim sắt khổng lồ” trên bầu trời bao la, những kỹ năng đòi hỏi tính chính xác cực kỳ cao cũng như những tháng ngày luyện tập gian khổ đòi hỏi mỗi phi công phải tôi luyện được “tinh thần thép”. Dù vậy, khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ nhất, hầu như phi công nào cũng nói về sự hồi hộp và căng thẳng khi lần đầu tiên lái máy bay một mình.
Nguyễn Phương Anh, một trong 5 nữ phi công của Vietjet Air, nhớ lại cảm giác “tim như nhảy ra khỏi lồng ngực” khi lần đầu tiên thực tập bay đơn. Thời gian trôi qua dã lâu, nhưng cô gái 29 tuổi vẫn nhớ như in thời điểm đó, khi giáo viên hướng dẫn mở cửa nhảy ra khỏi buồng lái để lại cho cô một khoang lái trống không với động cơ vẫn chạy.
Trước đây, khi có giáo viên hướng dẫn bên cạnh, cô vẫn cảm thấy yên tâm và tự tin hơn với những cú cất cánh và hạ cánh. Nhưng bay đơn cũng đồng nghĩa là phải tự thực hiện các thao tác điều khiển máy bay một mình, không có người hướng dẫn.
Nguyễn Phương Anh, một trong 5 nữ phi công của Vietjet Air |
Lúc đó, đầu óc Phương Anh chỉ có duy nhất một câu hỏi: “Mình có làm được không ?”. Cô vẫn nhớ câu đầu tiên giao tiếp với đài kiểm soát không lưu: “Phi công thực tập. Lần đầu tiên bay đơn”. Thời gian như ngưng đọng lại. Hít thở sâu và kiểm tra lần cuối, kéo cần điều khiển, một chút chòng chành, rồi máy bay tăng tốc và cất cánh. Cảm giác lần đầu tiên tự mình lái máy bay cất cánh, hạ cánh, thời điểm mỗi phi công biết mình không được phép mắc bất cứ lỗi nào… là cảm giác khó quên trong đời của Phương Anh.
Sau bao thời gian luyện tập, rồi thực tập cùng với giáo viên bay, lần đầu tiên lái máy bay thương mại Airbus 320, Phương Anh không khỏi hồi hộp khi cùng cơ trưởng đưa 180 hành khách đến nơi an toàn. Chỉ đến khi máy bay hạ cánh, cô thở phào nhẹ nhõm, mỉm cười nghĩ: “ mình làm được rồi!”.
Cơ duyên với nghề
Điểm chung của nghề lái máy bay là đam mê bầu trời nhưng nỗi nữ phi công đến với nghề bằng những duyên phận khác nhau. Có người là do dòng máu “cha truyền, con nối”, người thì đến với sự tình cờ.
Antonette Parucha tâm sự, cô chưa từng nghĩ mình sẽ ra nước ngoài làm việc, nhưng khi cơ hội đến, cô đã nộp đơn và được tuyển làm phi công của Vietjet Air. |
Anna Jastrzebska, nữ phi công người Ba Lan của Vietjet Air, kể rằng, cha cô là phi công nghiệp dư nên cô có nhiều cơ hội làm quen với máy bay khi còn rất trẻ. Một lần, cô được ông cho bay cùng tàu lượn, và từ đó, cô bắt đầu đam mê bầu trời. Sau một thời gian dài theo học lấy bằng thạc sỹ về du lịch và giải trí, thử sức với nhiều nghề khác nhau như tiếp viên hàng không, huấn luyện viên đua ngựa, cô gái người Ba Lan đã quyết định gắn bó với sự nghiệp bay.
Antonette Parucha thì khác. Gia đình cô không có ai làm trong ngành hàng không. Bố cô là đại tá trong đội cận vệ của Tổng thống còn mẹ cô làm kinh doanh. “Tôi chưa từng mơ và cũng chẳng có tham vọng làm phi công”, cô gái 33 tuổi tỏ vẻ rất thẳng thắn. Cái duyên đưa Antonette Parucha đến với nghiệp bay thật tình cờ khi cô thấy một nữ sinh mặc đồng phục phi công vì nhà cô ở gần sân bay. “Nó quá đẹp và từ giây phút đó tôi đã khao khát được mặc đồng phục đó lên mình”, Antonette Parucha cười tươi.
Cô chọn học chuyên ngành vận tải hàng không, rồi học thêm chứng chỉ lái máy bay, điều phối bay và trở thành nhân viên điều phối bay của một công ty hàng không. Những ông chủ của hãng hàng không này đều là phi công và họ nhanh chóng nhận ra tố chất của cố nên họ khuyến khích cô học thêm để lấy chứng chỉ phi công. Sau khi nhận chứng chỉ, cô vừa làm phi công bán thời gian, vừa làm nhân viên điều phối bay. Nhưng khi đã ngồi trong buồng lái, cô cảm thấy như có tiếng gọi thôi thúc trở thành một phi công.
Hiện tại có 5 nữ phi công đang làm việc trong đoàn bay của VietJet. |
Cuối cùng, cô bỏ nghề điều phối bay và trở thành phi công cho các chuyến bay, đồng thời là giảng viên bay, cho tới khi quyết định sang Việt Nam làm phi công cho Vietjet Air.
Cuộc sống đời thường
Với Antonette Parucha, mỗi khi máy bay hạ cánh, cùng phi hành đoàn tiễn hành khách ở cửa ra máy bay, nụ cười hài lòng, vui vẻ của hành khách chính là phần thưởng vô giá. “Nó truyền cảm hứng cho tôi nhiều hơn để tôi tiếp tục công việc của mình”, cô chia sẻ. Sở thích của cô là đi du lịch và nếm những món ăn ở các vùng đất khác nhau. “Khi trở về nhà, tôi thích nấu những món ăn mới cho cả gia đình thưởng thức, tôi là mẫu phụ nữ đơn giản và tôi hạnh phúc với những gì đang có".
Còn Anna Jastrzebska lại rất ấn tượng với món ăn Việt, đặc biệt là phở và rau muống xào tỏi. Nữ phi công sinh ra ở Vác-xa-va còn khoe kỹ năng nấu nướng các món ăn Việt của cô ngày càng khá, thậm chí, cô còn nấu được phở cho gia đình vào những lúc rảnh rỗi.
Sơn Nguyễn
Bình luận