Bắt lỗi phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ của Phạm Băng Băng

Văn hóa - Giải tríThứ Sáu, 16/01/2015 07:02:00 +07:00

Ngoài khoe ngực quá đà, tạo hình của các mỹ nhân trong 'Võ Mỵ Nương truyền kỳ' vẫn có chỗ bị cho là không hợp lý.

(VTC News) –  Ngoài khoe vòng một quá đà, tạo hình của các mỹ nhân trong 'Võ Mỵ Nương truyền kỳ' vẫn có chỗ bị cho là không hợp lý.

Võ Mỵ Nương truyền kỳ lên sóng, ngoài việc phản ứng với việc khoe ngực quá đà của dàn cung tần mỹ nữ trong phim, khán giả còn đặt ra vô số thắc mắc về nhiều tình tiết cũng như cách tạo hình, cách xưng hô của các nhân vật.

Tại sao lại gọi hoàng thượng là ‘đại gia’?

Đây là điều mà khán giả để ý đầu tiên ngay từ khi coi những tập đầu của Võ Mỵ Nương truyền kỳ, ngay cả khán giả Việt Nam cũng có chung câu hỏi này khi theo dõi bộ phim.

Ở đời Đường, ‘đại gia’ là từ dùng để gọi Hoàng thượng, trong dân chúng, nó cũng được các ông chồng dùng để gọi vợ mình.

Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, thái giám thân cận với Đường Thái Tông Thường xuyên dùng từ này để gọi Hoàng Thượng, trên thực tế, lối xưng hô này hiếm gặp trong các bộ phim cổ trang trước đây, nên gây ra nhiều thắc mắc.
võ tắc thiên
Trong 'Võ Mỵ Nương truyền kỳ', Hoàng thượng được gọi là 'đại gia', gây nhiều thắc mắc. 
Có rất nhiều cách để gọi Hoàng Thượng, quen thuộc nhất vẫn là ‘bệ hạ’, còn ‘đại gia’ là cách những người hầu thân cận gọi chủ nhân, các vị đại thần hầu hết đều không sử dụng cách gọi này. Điều đáng thắc mắc nhất ở đây, là vì sao thời đó, những phụ nữ thường dân cũng được chồng mình gọi là ‘đại gia’.

Ngoài ra, trong phim còn xuất hiện cách gọi khá lạ, ít gặp, đó là ‘ngự thê’, đây là từ chỉ vợ của đế vương, còn gọi là ‘ngự nữ’ hay ‘nữ ngự’. ‘Ngự nữ’ là hàng chính thất phẩm, sau ‘Tài nhân’ hai bậc.

Phạm Băng Băng nhí nhảnh ở hậu trường phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ:



Cấp bậc của các mỹ nhân hậu cung trong phim được sắp xếp như thế nào?

Đây là một điều khiến khán giả cảm thấy khá rối rắm và khó nhớ mỗi khi xem một bộ phim cổ trang, đặc biệt là về đề tài hậu cung. Danh phận và cấp bậc của những nữ nhân hậu cung ở mỗi triều đại là khác nhau.
võ tắc thiên
Vi Quý Phi (Trương Đình đóng) thuộc hàng chính nhất phẩm. 
Ở đời Đường, đứng đầu lục cung là Hoàng hậu, sau đó là hàng chính nhất phẩm gồm 4 vị Phi là Quý phi, Thục Phi, Đức Phi và Hiền Phi. Tiếp theo là chính nhị phẩm gồm 9 vị Tần (trong đó có Võ Chiêu Nghi, tức Võ Tắc Thiên sau này).

Chính tam phẩm gồm 9 vị Tiệp dư. Chính tứ phẩm gồm 9 vị Mỹ nhân. Chính ngũ phẩm gồm 9 vị Tài nhân. Chính lục phẩm gồm 27 vị Bảo Lâm. Chính thất phẩm bao gồm 29 vị Ngự nữ. Chính bát phẩm bao gồm 27 vị Thái nữ.

Ngoại hình của mỹ nhân không phù hợp với đời Đường?


Bỏ qua chi tiết các nữ nhân trong phim khoe ngực quá đà khiến Võ Mỵ Nương truyền kỳ bị tạm ngưng để cắt xén những hình ảnh nhạy cảm, một chi tiết khác khiến bộ phim trở nên lệch với lịch sử là việc làn da của tất cả các nữ nhân đều trắng như trứng gà bóc!
võ tắc thiên
Làn da trắng bóc của mỹ nhân trong phim bị đánh giá là không phù hợp. 
Trong lịch sử, vào thời đó, những mỹ nhân có làn da đỏ hồng mới được xem là đẹp, để có được điều này, họ phải dùng đến lớp phấn trang điểm rất dày.

Thậm chí sử sách còn ghi lại rằng, vào mùa hè, Dương Quý Phi đổ mồ hôi màu đỏ, đó không hẳn là nói quá, bởi trong cuốn Cung Từ cũng có đoạn miêu tả một quan nữ sau khi rửa mặt, nước trong chậu rửa toàn một màu đỏ.

Võ Tài nhân nhiều lần vi phạm quy định trong cung?


Nhiều khán giả ấn tượng với màn khiêu vũ giữa đêm khuya của Võ Tài nhân và Lý Thế Dân tại điện Thừa Khánh ngay đầu phim. Tuy nhiên, đây là một chi tiết vô lý, bởi đời Đường có những quy định hết sức nghiêm ngặt về giờ giấc.

Lúc trời tối, không ai được phép tùy tiện ra ngoài, vậy việc Võ Tài nhân tự ý đến điện Thừa Khánh là đã vi phạm quy định trong cung.
võ tắc thiên
Cảnh quay lãng mạn này giữa Võ Tài nhân và Đường Thái Tông được cho là không thể xảy ra. 
Thêm vào đó, việc Hoàng thượng hàng đêm triệu Trịnh Uyển Ngôn vào thị tẩm cũng là điểm vô lý. Hậu cung vốn là nơi có hàng vạn cung tần mỹ nữ, và họ lần lượt được triệu vào hầu hạ thánh thượng.

Vào đời Đường có 1 nguyên tắc khác biệt, việc gọi người vào hầu thánh thượng được căn cứ theo lịch âm, từ ngày mùng 1 đến ngày rằm, các mỹ nhân sẽ được gọi theo thứ bậc từ thấp đến cao; từ ngày 16 đến hết tháng sẽ đảo lại, mỹ nhân có thứ bậc cao sẽ được triệu vào trước.

Chính vì vậy, Hoàng thượng không có quá nhiều tự do trong việc lựa chọn mỹ nhân hầu hạ, việc nhiều đêm liên tiếp cho gọi Trịnh Uyển Ngôn là không thể xảy ra, và vì vậy sẽ không có cơ hội gặp gỡ riêng Võ Tài nhân như trong phim.

Võ Như Ý là tên thật của Võ Tắc Thiên?


Trên thực tế, tên chính xác của Võ Tắc Thiên là gì vẫn còn là một vấn đề chưa rõ ràng. Trong nhiều tư liệu, tên ban đầu của Võ Tắc Thiên là Võ Chiếu, sau này do Đường Thái Tông đặt cho bà tên Võ Mỵ nên cái tên Võ Mỵ Nương xuất hiện. Một số tư liệu khác lại khẳng định, tên thật của Võ Tắc Thiên có chữ Hoa mang nghĩa ‘đẹp’.
võ tắc thiên
Từ Huệ là một nhân vật bị đổi tên trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ. 
Ngoài Võ Tắc Thiên, một nhân vật khác cũng bị đổi tên trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ, đó là Từ Huệ, trong lịch sử, nhân vật này có tên thật là Từ Tuệ.

Từ Tuệ sinh ra tại Hồ Châu vào đúng năm Đường Thái Tông Lý Thế Dân xưng đế, cha của bà là Từ Hiếu Đức – một vị đại quan thời Đường Cao Tông. Từ Tuệ là một trong những phi tử được Đường Thái Tông sủng ái nhất.

Xem trailer phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ:


Hoài An
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn