Hai người bị bắt gồm Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An và Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An, cả hai từng là Tổ trưởng giám sát Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Chiều ngày 17/7, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết vừa bắt tạm giam 4 tháng đối ông Hà Tấn Phước (53 tuổi) - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An (nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát của NH Xây dựng Việt Nam - VNCB) và ông Lê Văn Thanh (52 tuổi) - Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát VNCB).
Hai ông Phước, Thanh bị bắt để điều tra về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do có liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh (49 tuổi, ngụ tại TP.HCM) - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB bị Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam ngày 29/7/2014 về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra xác định ông Danh và đồng phạm dùng sổ tiết kiệm của doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản... Khi quá hạn, không có khả năng thu nợ, gây thiệt hại cho VNCB gần 9000 tỷ đồng.
Thông tin ban đầu, từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, ông Thanh là Tổ trưởng tổ giám sát VNCB, là người có quyền quyết định đối với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên, nếu thấy sai phạm của VNCB thì báo cho Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên ông Thanh lại không báo cáo kịp thời hay có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để nhằm ngăn chặn, thu hồi việc ông Phạm Công Danh chuyển tiền ra khỏi VNCB liên tục trong thời gian dài gây thiệt hại cho VNCB gần 9000 tỉ đồng.
Tương tự, ông Phước là Tổ trưởng Tổ giám sát của VNCB, (từ tháng 2/2012 đến 10/2013, là người có quyền quyết định với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng không báo cáo kịp thời, hoặc có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để ngăn chặn việc ông Danh rút tiền ra khỏi VNCB.
Được biết, từ năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng VNCB hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập. Hai ông Phước, Thanh được lần lượt phân công nhiệm vụ giám sát VNCB.
Hiện vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Nguồn: Pháp luật TPHCM
Chiều ngày 17/7, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết vừa bắt tạm giam 4 tháng đối ông Hà Tấn Phước (53 tuổi) - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An (nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát của NH Xây dựng Việt Nam - VNCB) và ông Lê Văn Thanh (52 tuổi) - Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An (nguyên Tổ trưởng tổ giám sát VNCB).
Hai ông Phước, Thanh bị bắt để điều tra về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do có liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh (49 tuổi, ngụ tại TP.HCM) - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB bị Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố, tạm giam ngày 29/7/2014 về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Hà Tấn Phước - Ảnh: Thanh Niên |
Cơ quan điều tra xác định ông Danh và đồng phạm dùng sổ tiết kiệm của doanh nghiệp để thế chấp 39 khoản vay tại VNCB; các chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản... Khi quá hạn, không có khả năng thu nợ, gây thiệt hại cho VNCB gần 9000 tỷ đồng.
Thông tin ban đầu, từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014, ông Thanh là Tổ trưởng tổ giám sát VNCB, là người có quyền quyết định đối với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên, nếu thấy sai phạm của VNCB thì báo cho Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên ông Thanh lại không báo cáo kịp thời hay có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để nhằm ngăn chặn, thu hồi việc ông Phạm Công Danh chuyển tiền ra khỏi VNCB liên tục trong thời gian dài gây thiệt hại cho VNCB gần 9000 tỉ đồng.
Tương tự, ông Phước là Tổ trưởng Tổ giám sát của VNCB, (từ tháng 2/2012 đến 10/2013, là người có quyền quyết định với các giao dịch từ 5 tỉ đồng trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng không báo cáo kịp thời, hoặc có đề xuất biện pháp nhưng không quyết liệt để ngăn chặn việc ông Danh rút tiền ra khỏi VNCB.
Được biết, từ năm 2012 cho đến nay, Ngân hàng VNCB hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Tổ Giám sát do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập. Hai ông Phước, Thanh được lần lượt phân công nhiệm vụ giám sát VNCB.
Hiện vụ án đang được Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra.
Nguồn: Pháp luật TPHCM
Bình luận