(VTC News) – Ngày 18/6 CSĐT trật tự xã hội công an huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, đã có quyết định bắt giữ khẩn cấp 2 đối tượng gồm: Lê Minh Tuấn (SN 1980, ngụ đường Bình Tiên, phường 3, quận 6, tạm trú ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) và Nguyễn Hữu Phúc (SN 1981, ngụ đường Trần Văn Kiểu, phường 3, quận 6) để điều tra làm rõ về hành vi “làm tiền giả” và “lưu hành tiền giả”.
Theo đó, khoảng 19 giờ 15 phút ngày 16/6, Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội và Đội An ninh Nhân dân (thuộc công an huyện Bình Chánh) nhận được tin mật báo của quần chúng, có một đối tượng ngang nhiên tiêu thụ tiền giả ở địa phương này. Cùng ngày, lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, bắt giữ đối với Lê Minh Tuấn khi đối tượng này đang tiêu thụ tiền giả mệnh giá 5.000 đồng tại khu dân cư mở rộng thuộc ấp 2, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.
Tại thời điểm bắt giữ Tuấn, cơ quan công an đã khám xét, thu giữ trong người đối tượng này hơn 1,8 triệu đồng tiền giả mệnh giá 5.000 đồng/tờ. Từ lời khai của Tuấn, công an huyện Bình Chánh đã tiếp tục truy xét, bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Phúc là đối tượng trực tiếp sản xuất tiền giả để giao cho Tuấn.
Khám xét nhà riêng của Phúc, lực lượng chức năng đã thu được công cụ sản xuất tiền giả như: 1 máy in hiệu HP, 1 máy cắt tay, 1 máy in màu hiệu Epson, 1 dàn máy vi tính, 1 USB màu xanh, 1 xấp giấy A4, 1 bịch trà khô…
Tại cơ quan điều tra, Phúc thừa nhận hành vi phạm tội. Đối tượng này khai nhận đã sản xuất ra tiền giả mệnh giá 5.000 đồng với số lượng lớn. Đồng thời cho biết, Phúc và Tuấn là bạn thân với nhau từ nhỏ. Khoảng đầu tháng 4/2010 Phúc gặp Tuấn và bàn với nhau sản xuất tiền giả trên và nếu Tuấn tiêu thụ được sẽ chia theo tỷ lệ cứ 5.000 đồng tiền giả được sử dụng Phúc sẽ đưa cho Tuấn 2.000 đồng tiền thật.
Trong khi đó, đối tượng Tuấn cũng thừa nhận đã 3 lần nhận tiền giả từ Phúc để mang đi tiêu thụ tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có địa bàn huyện Bình Chánh là chủ yếu.
Tháng 5/2010, Tuấn đã 2 lần nhận từ tay Phúc số tiền giả có giá trị khoảng 4,5 triệu đồng, sau đó giao lại cho 2 đối tượng là Cường và Lộc (hiện chưa rõ lai lịch) đi tiêu thụ. Đến chiều ngày 16/6 Phúc tiếp tục giao cho Tuấn 1,8 triệu đồng để đi tiêu thụ. Sau khi nhận tiền giả, Tuấn giao cho Lộc nhưng do Lộc sợ mang về nhà gia đình sẽ phát hiện nên đã giao lại cho Tuấn. Khi Tuấn đang cầm tiền đi tiêu thụ tại địa bàn huyện Bình Chánh thì bị bắt giữ.
Trước khi bị bắt, Phúc đã sản xuất tiền giả được gần 2 tháng. Lúc đó, Phúc dùng những công cụ đơn giản như: máy ảnh, hoặc ĐTDĐ để chụp lại 2 mặt của tờ tiền thật mệnh giá 5.000 ngàn đồng. Làm xong giai đoạn này Phúc giao lại cho Tuấn, sau đó đối tượng này đưa lên máy tính, dùng phần mềm photoshop để chỉnh sửa, rồi thêm vào một tờ giấy A4, rồi dùng máy in màu cho ra tờ tiền giống tiền thật. Cứ mỗi tờ giấy A4, Phúc sản xuất được khoảng 6 tờ tiền giả.
Phúc còn có “chiêu” pha trà uống thật đậm đặc, trộn với keo dán tập học sinh. Rồi sau đó quét lền mặt tờ tiền giả được in ra. Tại cơ quan điều tra Phúc khai báo chỉ sản xuất tiền giấy mệnh giá 5.000 đồng, riêng các loại tiền mệnh giá cao hơn hoặc tiền polymer thì đành “bó tay”.
Sỹ Hưng
Lê Minh Tuấn và tang vật tại cơ quan điều tra |
Tại thời điểm bắt giữ Tuấn, cơ quan công an đã khám xét, thu giữ trong người đối tượng này hơn 1,8 triệu đồng tiền giả mệnh giá 5.000 đồng/tờ. Từ lời khai của Tuấn, công an huyện Bình Chánh đã tiếp tục truy xét, bắt giữ đối tượng Nguyễn Hữu Phúc là đối tượng trực tiếp sản xuất tiền giả để giao cho Tuấn.
Khám xét nhà riêng của Phúc, lực lượng chức năng đã thu được công cụ sản xuất tiền giả như: 1 máy in hiệu HP, 1 máy cắt tay, 1 máy in màu hiệu Epson, 1 dàn máy vi tính, 1 USB màu xanh, 1 xấp giấy A4, 1 bịch trà khô…
Tại cơ quan điều tra, Phúc thừa nhận hành vi phạm tội. Đối tượng này khai nhận đã sản xuất ra tiền giả mệnh giá 5.000 đồng với số lượng lớn. Đồng thời cho biết, Phúc và Tuấn là bạn thân với nhau từ nhỏ. Khoảng đầu tháng 4/2010 Phúc gặp Tuấn và bàn với nhau sản xuất tiền giả trên và nếu Tuấn tiêu thụ được sẽ chia theo tỷ lệ cứ 5.000 đồng tiền giả được sử dụng Phúc sẽ đưa cho Tuấn 2.000 đồng tiền thật.
Trong khi đó, đối tượng Tuấn cũng thừa nhận đã 3 lần nhận tiền giả từ Phúc để mang đi tiêu thụ tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có địa bàn huyện Bình Chánh là chủ yếu.
Máy móc trang thiết bị của các đối tượng dùng sản xuất tiền giả |
Tháng 5/2010, Tuấn đã 2 lần nhận từ tay Phúc số tiền giả có giá trị khoảng 4,5 triệu đồng, sau đó giao lại cho 2 đối tượng là Cường và Lộc (hiện chưa rõ lai lịch) đi tiêu thụ. Đến chiều ngày 16/6 Phúc tiếp tục giao cho Tuấn 1,8 triệu đồng để đi tiêu thụ. Sau khi nhận tiền giả, Tuấn giao cho Lộc nhưng do Lộc sợ mang về nhà gia đình sẽ phát hiện nên đã giao lại cho Tuấn. Khi Tuấn đang cầm tiền đi tiêu thụ tại địa bàn huyện Bình Chánh thì bị bắt giữ.
Trước khi bị bắt, Phúc đã sản xuất tiền giả được gần 2 tháng. Lúc đó, Phúc dùng những công cụ đơn giản như: máy ảnh, hoặc ĐTDĐ để chụp lại 2 mặt của tờ tiền thật mệnh giá 5.000 ngàn đồng. Làm xong giai đoạn này Phúc giao lại cho Tuấn, sau đó đối tượng này đưa lên máy tính, dùng phần mềm photoshop để chỉnh sửa, rồi thêm vào một tờ giấy A4, rồi dùng máy in màu cho ra tờ tiền giống tiền thật. Cứ mỗi tờ giấy A4, Phúc sản xuất được khoảng 6 tờ tiền giả.
Phúc còn có “chiêu” pha trà uống thật đậm đặc, trộn với keo dán tập học sinh. Rồi sau đó quét lền mặt tờ tiền giả được in ra. Tại cơ quan điều tra Phúc khai báo chỉ sản xuất tiền giấy mệnh giá 5.000 đồng, riêng các loại tiền mệnh giá cao hơn hoặc tiền polymer thì đành “bó tay”.
Sỹ Hưng
Bình luận