• Zalo

Bất chấp nắng nóng, ngàn người đổ về Hội Chèm

Thời sựThứ Ba, 21/06/2016 13:16:00 +07:00Google News

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, chính hội diễn trong 3 ngày 14,15,16 tháng 5 Âm lịch với đội ngũ tham gia phục vụ lên tới gần 1000 người.

Lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)  là một lễ hội cổ truyền đặc sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc, tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa phổ biến trong cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng.

Đình Chèm không chỉ thâm nghiêm với vẻ đẹp cổ kính mà còn là chứng tích về một vị anh hùng tài đức có công dẹp giặc cứu nước.

1

Người dân trong khu vực thắp hương tỏ lòng thành kính tới các bậc tiền nhân trong ngày chính hội.

Có niên đại cách đây khoảng 2000 năm. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương.  

Cho tới nay, tín ngưỡng thờ ông Trọng được xem là một trong những tín ngưỡng lâu đời nhất tại Thủ đô, thể hiện lòng thành kính lớn trước Đức Thánh đã có nhiều công lao đem lại cuộc sống ấm no cho người dân quanh vùng gồm có ba làng: làng Chèm (Thụy phương), Hoàng Xá, Liên Mạc. Theo truyền thuyết thì ba làng này có kết nghĩa anh em từ xa xưa.

2

Ngay từ sớm, lượng người đến tham gia Lễ hội Đình Chèm đã rất đông

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết, lễ hội năm nay có sự tham gia phục vụ của trên 800 người. Trong đó, người cao tuổi nhất là hơn 80 tuổi, mọi công tác chuẩn bị đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng trong vòng 2 tháng.

“Do mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia nên lễ hội năm nay đã thu hút một lượng lớn khách thập phương thưởng thức những nét đặc sắc của lễ hội”.

Bất chấp tiết trời nắng nóng lên tới gần 40 độ, người dân vẫn háo hức đổ về tham dự các trò chơi thú vị trong khuôn khổ lễ hội như thi bơi, thi nấu chè kho, thi đấu tổ tôm điếm, đấu cờ người...

3 - 1

 

3 - 2

Một đoàn rước đang đi vào khu vực diễn ra Lễ hội

4

Thi đấu cờ người trong Hội Chèm

5

Cụ Nguyễn Văn Tạc, trưởng ban Khánh Tiết đang điều hành lễ tế

6

Đường vào hội chật kín khách tham quan

7

 Đội hình rước kiệu là những thanh niên trai tráng trong vùng

8

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND phường Thụy Phương: “Chúng tôi rất vui mừng khi Lễ hội Đình Chèm được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”

9

Những hình ảnh độc đáo chỉ có ở Lễ hội Đình Chèm

10

Một nghi lễ dâng hương của đoàn rước

11

Tiết mục văn nghệ trong ngày chính hội

12

Nghi lễ theo quy định trong hội

Thụy Phương
Bình luận
vtcnews.vn