(VTC News) – Tờ Đa Chiều, cơ quan truyền thông được cho là ‘cái loa’ của Bắc Kinh tại Mỹ cho đăng bài viết nói xấu Chủ tịch Trương Tấn Sang và đưa nhiều lập trường ngụy biện trắng trợn về Biển Đông.
Mở đầu bài viết, tờ Đa Chiều thể hiện ngay sự láo xược dùng từ ‘nói mù quáng’ khi bình luận những phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Biển Đông tại Liên Hợp quốc vừa qua.
Tờ Đa Chiều trích dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang nói những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa là “vi phạm luật pháp quốc tế và uy tiếp an toàn hàng hải”.
Những bình luận này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận được sự tán đồng của đa số các nhà phân tích chính trị quốc tế đồng tình, nhưng tờ Đa Chiều ngạo mạn cho rằng điều này “đi ngược lại sự thực lịch sử”, “gây nhiễu loạn dư luận”.
Láo xược hơn, tờ này thậm chí nói rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu “thiếu suy nghĩ”, không có lợi cho sự phát triển hòa bình của khu vực, không phù hợp lợi ích quốc gia của chính Việt Nam.
Tờ Đa Chiều viết:
Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu ở Liên Hợp quốc thì Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ thời cơ khi trả lời phỏng vấn AFP. “Biển Đông là nút giao thông của khu vực và thế giới. Năm 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi lấp, mở rộng diện tích đảo. Chúng tôi cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế”.
Chủ tịch Trương Tấn Sang bổ sung thêm, những hành vi của Trung Quốc là đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký năm 2002.
Đa Chiều dẫn lời Chủ tịch Việt Nam nói “Hà Nội và các nước khác hết sức quan ngại bởi việc làm của Trung Quốc uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông”.
Báo này thậm chí còn nói Chủ tịch Việt Nam khi thăm Trung Quốc thì nhấn mạnh tình hữu hảo trong quan hệ hai nước nhưng “khi ông Sang vừa rời Bắc Kinh chưa tới một tháng thì truyền thông Việt Nam đăng tải rất nhiều phát ngôn nguy hiểm của quan chức Việt Nam”.
Dẫn nguồn tin từ báo chí Việt Nam hôm 25/9 vừa qua, Đa Chiều nói Chủ tịch Trương Tấn Sang đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki Moon xúc tiến các biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Tuyên bố của người phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng được Đa Chiều dẫn chứng cho việc “quan chức Việt Nam có nhiều tuyên bố nguy hiểm”.
Không chỉ xuyên tạc lịch sử, thể hiện thái độ bá quyền, tờ Đa Chiều còn có những bình luận xúc phạm quan hệ Việt – Mỹ khi nói: “Nếu Hà Nội trông chờ Washington sẽ ‘cứu mạng’ mình trong vấn đề Biển Đông thì thật là ngây thơ”.
Báo này còn dọa nạt việc Việt Nam tìm cách ‘duy trì quan hệ ngoại giao cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington’ sẽ chỉ khiến cho Hà Nội gặp nhiều bất lợi.
Có thể nói, chính tờ Đa Chiều và một số tờ báo, trang tin khác của Trung Quốc nhiều năm qua vẫn luôn nói xấu về Việt Nam, gây hấn với Việt Nam. Trong khi lãnh đạo Trung Quốc nói giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình thì trên Biển Đông, tàu bè, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc luôn thể hiện sự hung hăng, hiếu chiến.
Các hoạt động của lãnh đạo Việt Nam trên trường quốc tế cũng bị truyền thông Trung Quốc bóp méo, bôi nhọ và đưa ra những bình luận mang nặng tư tưởng bá quyền.
Văn Việt Võ
Mở đầu bài viết, tờ Đa Chiều thể hiện ngay sự láo xược dùng từ ‘nói mù quáng’ khi bình luận những phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Biển Đông tại Liên Hợp quốc vừa qua.
Tờ Đa Chiều trích dẫn lời Chủ tịch Trương Tấn Sang nói những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa là “vi phạm luật pháp quốc tế và uy tiếp an toàn hàng hải”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc |
Láo xược hơn, tờ này thậm chí nói rằng Chủ tịch Trương Tấn Sang phát biểu “thiếu suy nghĩ”, không có lợi cho sự phát triển hòa bình của khu vực, không phù hợp lợi ích quốc gia của chính Việt Nam.
Tờ Đa Chiều viết:
Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu ở Liên Hợp quốc thì Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cũng không bỏ lỡ thời cơ khi trả lời phỏng vấn AFP. “Biển Đông là nút giao thông của khu vực và thế giới. Năm 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng, bồi lấp, mở rộng diện tích đảo. Chúng tôi cho rằng, việc làm này của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế”.
Chủ tịch Trương Tấn Sang bổ sung thêm, những hành vi của Trung Quốc là đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký năm 2002.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon - Ảnh: TTXVN |
Báo này thậm chí còn nói Chủ tịch Việt Nam khi thăm Trung Quốc thì nhấn mạnh tình hữu hảo trong quan hệ hai nước nhưng “khi ông Sang vừa rời Bắc Kinh chưa tới một tháng thì truyền thông Việt Nam đăng tải rất nhiều phát ngôn nguy hiểm của quan chức Việt Nam”.
Dẫn nguồn tin từ báo chí Việt Nam hôm 25/9 vừa qua, Đa Chiều nói Chủ tịch Trương Tấn Sang đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki Moon xúc tiến các biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Tuyên bố của người phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng được Đa Chiều dẫn chứng cho việc “quan chức Việt Nam có nhiều tuyên bố nguy hiểm”.
Không chỉ xuyên tạc lịch sử, thể hiện thái độ bá quyền, tờ Đa Chiều còn có những bình luận xúc phạm quan hệ Việt – Mỹ khi nói: “Nếu Hà Nội trông chờ Washington sẽ ‘cứu mạng’ mình trong vấn đề Biển Đông thì thật là ngây thơ”.
Báo này còn dọa nạt việc Việt Nam tìm cách ‘duy trì quan hệ ngoại giao cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington’ sẽ chỉ khiến cho Hà Nội gặp nhiều bất lợi.
Có thể nói, chính tờ Đa Chiều và một số tờ báo, trang tin khác của Trung Quốc nhiều năm qua vẫn luôn nói xấu về Việt Nam, gây hấn với Việt Nam. Trong khi lãnh đạo Trung Quốc nói giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình thì trên Biển Đông, tàu bè, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc luôn thể hiện sự hung hăng, hiếu chiến.
Các hoạt động của lãnh đạo Việt Nam trên trường quốc tế cũng bị truyền thông Trung Quốc bóp méo, bôi nhọ và đưa ra những bình luận mang nặng tư tưởng bá quyền.
Văn Việt Võ
Bình luận