• Zalo

'Bão quái vật' Haiyan nguy hiểm thế nào?

Thời sựThứ Bảy, 09/11/2013 07:58:00 +07:00Google News

Cơn bão được đánh giá có sức tàn phá thảm khốc này đã quét qua Philippines để vào biển Đông dự kiến đêm 10/11, siêu bão sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Cơn bão được đánh giá có sức tàn phá thảm khốc này đã quét qua Philippines để vào biển Đông dự kiến đêm 10/11, siêu bão sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam.

Theo thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, siêu bão bão Haiyan có cường độ cấp 17, giật trên cấp 17 đang di chuyển nhanh về phía biển Đông. Dự kiến đêm 10/11, siêu bão sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam. 

Dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam và thế giới cho thấy đây là cơn bão mạnh nhất từng có trên thế giới, di chuyển rất nhanh, diễn biến phức tạp và hướng đi dự báo vào các tỉnh miền Trung”.

Hiện, bão đã quét qua Philippines và đi vào biển Đông.

Cơn bão hoành hành trên quần đảo trung tâm của Philippines khiến nhiều người thương vong, hơn 100.000 người phải ẩn náu trong các trung tâm cứu nạn và hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ.

Siêu bão cùng với những cơn gió cực mạnh dồn dập ngoài khơi khi đổ bộ vào thành phố Visayas của nước này khiến toàn bộ liên lạc của thành phố này bị cắt đứt.

Tốc độ gió duy trì ở mức 315k/h khiến siêu bão Haiyan được coi là một trong những cơn lốc nhiệt đới mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong lịch sử.

Khi siêu bão quái vật này lao về hướng Philippines vào ngày thứ Năm, Tổng thống Benigno S.Aquino III cảnh báo quốc gia này đang đối mặt với một “thiên tai”.
Vị trí và đường đi của siêu bão Haiyan - Nguồn: TT Dự báo KTTV TƯ 
Siêu bão Haiyan giật 360km/h

Bão Haiyan, tên Phillippines là Yolanda (tiếng Việt là Hải Yến) với sức mạnh khủng khiếp nhất khi di chuyển dọc đất nước từ phía Tây với tốc độ 295 k/h, giật 360 k/h. Sức mạnh của gió trong siêu bão Haiyan tương đương với bão cấp 5 (theo thang của Mỹ).

Video từ đất liền tại Philippines cho thấy những cơn gió gào thét, bẻ gãy nhiều cây cối, gây cảnh đổ nát, hoang tàn trên các con phố.

Sáng nay, Thống đốc Roger Mercado của tỉnh phía Nam Leyte cho biết tất cả con đường đều bị tắc nghẽn vì bão đã làm nhiều cây đổ. Ông cho biết quá sớm để công bố mức độ tàn phá của siêu bão Haiyan. “Chúng tôi chưa biết được mức độ thiệt hại như thế nào và đang cố gắng dự đoán. Đây thực sự là một cuộc tàn phá”.

Cơn bão được dự đoán sẽ khuấy đảo dọc trung tâm Philippines suốt ngày thứ Sáu và sáng thứ Bảy trước khi vào biển Đông. Cơn bão được hi vọng sẽ suy yếu khi đi qua đất liền nhưng các nhà dự báo cho rằng nó vẫn giữ nguyên cường độ siêu bão khi đi qua các hòn đảo nhỏ.

Một siêu bão sẽ có những cơn gió duy trì tốc độ hơn 240 k/h trong vòng ít nhất 1 phút, theo Ủy ban Quản Trị Khí Quyển và Đại Dương Quốc gia Mỹ.

Bão Haiyan có đường kính lớn, ảnh hưởng tới 2/3 Philippines, tức là chừng hơn 1,850 kilomet. Những cơn gió mang sức mạnh của bão nhiệt đới có bán kính 240 kilomet từ trung tâm bão.
 Một ngôi nhà bị sóng biển đánh sập (Ảnh: Reuters)
Một ngôi nhà bị sóng biển đánh sập (Ảnh: Reuters) 
“Thực sự vô cùng nguy hiểm”

Hội đồng Giảm thiểu nguy cơ thiên tai Quốc gia Philippines cho biết một người đã chết khi cơn bão hoành hành tại Surigo del Sur, tỉnh phía Đông nước này.

Chính quyền Cebu cho biết họ không thể xác định một người phụ nữ bị bị ngã từ trên cây bị thương hay đã chết. Ông Neil Sanchez, một quan chức chống bão, cho biết chính quyền đã mất liên lạc với thị trấn nơi vụ việc xảy ra.

Chính quyền cho biết, một ngày trước khi cơn bão ập vào, một em bé 1 tuổi và một người khác đã tử vong sau khi bị các mảnh vỡ trong cơn lốc xoáy đập vào người tại tỉnh Cotabato. Hiện vẫn chưa xác định được cơn lốc có liên quan tới siêu bão hay không.

Trước khi bão tới, hàng ngàn người đã di tản tới những nơi an toàn, tránh xa các vùng nguy hiểm tại thành phố Tacloban, khu vực duyên hải đối mặt với cơn bão đầu tiên. Thành phố với chừng 200.000 dân này hiện đã bị cắt đứt mọi liên lạc vì sự tàn phá của cơn bão.

Video do CNN ghi lại được cho thấy các con đường của thành phố bị ngập đầy nước và mảnh vỡ.

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Aquino cảnh báo người dân rằng “Chúng ta sẽ đối mặt với thiên tai trong những ngày tới. Tôi xin phép được nhắc lại: Cơn bão ‘thực sự vô cùng nguy hiểm’ và chúng ta có thể giảm bớt thiệt hại nếu chúng ta không coi nhẹ thông tin trên”.

Chính quyền đã dùng mọi phương tiện để đối mặt với cơn bão. Các quan chức tổ chức cứu trợ cho những nơi dự tính sẽ chịu thiệt hại nặng nề, ông Aquino cho biết.
 Gió dữ dội và mưa lớn qua một cửa sổ tòa nhà (Ảnh: Reuters)
Gió dữ dội và mưa lớn qua một cửa sổ tòa nhà (Ảnh: Reuters) 
Động đất chưa đi, siêu bão đã tới

Chính quyền cảnh báo hàng chục tỉnh dọc đất nước phải chuẩn bị cho những cơn lũ lụt và lở đất. Khoảng 125.000 người trên cả nước đã phải di cư tới các trung tâm cứu trợ.

Một vài người bị thương nặng nhất đang phải sống trong những căn lều tạm bợ tại đảo trung tâm Philippines là Bohol.

Tháng trước, một cơn động đất đã xảy ra gần với con đường đi của cơn bão và cướp đi ít nhất 222 mạng người, làm gần 1.000 người bị thương và khiến 350.000 người phải di cư, theo thông tin từ chính quyền.

“Đây thực sự là một vùng của sự chấn động. 3 tuần qua sau cơn động đất, mọi người vẫn đang cảm thấy sốc và những cơn mưa khiến chúng tôi thực sự khó khăn. Phần lớn mọi người được khuyên di tản tới vùng an toàn. Nhưng có khoảng vài ngàn người vẫn ở lại trong những căn lều tạm bợ và giờ đây siêu bão tới khiến chúng tôi quỵ ngã”, Aaron Aspi, một chuyên gia liên lạc tại Bohol cho biết.
 Một người đàn ông chạy qua gốc cây cổ thụ bật gốc do bão (Ảnh: Reuters)
Một người đàn ông chạy qua gốc cây cổ thụ bật gốc do bão (Ảnh: Reuters) 
Các khu nghỉ dưỡng cạnh bờ biển bị đe dọa

Một hòn đảo khác nằm trong đường đi của cơn bão là khu nghỉ mát nổi tiếng Boracay. Một vài khách du lịch đã phải nhanh chóng di chuyển, bỏ lại kỳ nghỉ để tới vùng an toàn.

Ross Evans, một chuyên gia thiết kế máy bay ở Florida, Mỹ cho biết thực sự “khẩn cấp và hoang mang” khi nhìn cảnh khách du lịch phải đợi các con tàu tới đưa ra khỏi Boracay hôm thứ Năm vừa qua.

Trò chuyện qua điện thoại trước khi lên chuyến bay tới Manila, ông Ross cho biết cảm thấy “kinh hoàng” cho những ai chẳng may bị kẹt lại trong cơn bão.

Ông cho biết ông cùng những người may mắn rời Phillippines sớm hơn 2 ngày so với kế hoạch đều “cảm thấy rất may mắn”.

Nằm gần khu vực biển Thái Bình Dương, nơi xuất phát những cơn bão nhiệt đới, Philippiné thường phải chịu thiệt hại nặng nề từ các cơn bão.

Có chừng 20 cơn bão hoành hành quốc gia có nhiều quần đảo này mỗi năm. Một trong số đó gây nên hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Tháng 12 năm ngoái, bão Bopha đã tàn phá đảo Mindanao, phía Nam Philippines. Cơn bão được cho là mạnh nhất năm ngoái này được cho là đã khiến 1.900 người thiệt mạng.





Theo Khampha.vn
Bình luận
vtcnews.vn