Vụ phóng tên lửa của Israel năm 2013 là một ví dụ cho lý thuyết trên.
Tháng 9/2013, hai tên lửa đạn đạo Anchor do Israel sản xuất được phóng đi từ Địa Trung Hải. Trong những trường hợp như vậy, các cường quốc hạt nhân cần cảnh báo theo kênh ngoại giao, nhưng điều đó không được thực hiện.
Người Israel tính toán rằng các tên lửa này khó nhận biết và sẽ chẳng ai nhìn thấy. Hệ thống phòng không của Syria, hướng mà các tên lửa này bay tới, vẫn ở trạng thái không có thông tin. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo về cuộc tấn công tên lửa của Nga đã 'đánh hơi' được vụ phóng.
Lúc này, viên sĩ quan trực sẽ phải đưa ra quyết định, hoặc bỏ qua vụ phóng này hoặc đến khởi động hệ thống điều khiển lực lượng hạt nhân chiến lược Kazbek.
Trong phương án thứ hai, "chiếc cặp hạt nhân" của tổng thống sẽ nhận được tín hiệu về vụ phóng tên lửa trái phép và hậu quả có thể rất nghiêm trọng.
Nhưng trường hợp đó không xảy ra do ngay thời điểm đó, hệ thống radar đã nhanh chóng tính được đường bay của tên lửa.
Video: Hạm đội phương Bắc của Nga nã tên lửa rầm trời, phô diễn hỏa lực khủng ở Bắc Cực
Hệ thống cảnh báo sớm của Nga hoạt động theo cơ chế nhận tín hiệu từ radar mặt đất công suất lớn và vệ tinh trên quỹ đạo.
Nhờ sự vận hành trạm radar thế hệ mới Voronezh trong những phạm vi dải tần khác nhau, hệ thống sẽ phát hiện ngay điểm phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào trên thế giới và chỉ sau vài phút là xác định được đường bay của tên lửa.
Bình luận