Theo hãng tin này, các chiến hạm cũ sẽ thiếu những tính năng mới, đảm bảo lợi thế khi tác chiến trên biển, ví dụ như khả năng tàng hình. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trên biển của Việt Nam.
Khi Việt Nam có ý định thay thế các tàu Liên Xô Molnya, loại tàu đầu tiên được đề cập đến là tàu hộ tống Buyan-M, hay tàu tên lửa nhỏ dự án 21.631, đang được tích cực xây dựng ở Nga.
Cho đến nay, mới chỉ có 5 chiếc Buyan-M được trang bị cho Hải quân Nga, 4 tàu khác của dự án này đang được xây dựng. So với tàu Molnya của Liên Xô, tàu Buyan của Nga được trang bị theo các tiêu chuẩn tối tân.
Vũ khí trang bị cho tàu tên lửa này là pháo 100 mm A-190M và pháo 30 mm 12 nòng AK-630M-2 Duet (phiên bản hiện đại của AK-630M). Trên tàu còn có hai bệ phóng Gibka P với tên lửa Igla, 2 súng máy 14,5 mm và 3 súng máy 7,62 mm.
Video: Chiến hạm Nga phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu IS
Chiến hạm này cho thấy tiềm năng của mình trên toàn thế giới hồi tháng 10/2015 và tháng 8 vừa qua, khi đội tàu của Hạm đội Caspi giáng đòn tấn công vào các cứ điểm của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Theo Spuntik, sau thành công vang dội này, Hải quân Việt Nam đang nghiêm túc xem xét khả năng thay thế tàu Molnya của thời Liên Xô bằng tàu hộ tống mới nhất Buyan-M của Nga.
Ngoài ra, có khoảng 10 quốc gia khác cũng đang cân nhắc việc mua tàu Buyan-M, hãng tin Nga cho biết thêm.
Bình luận