Cơ quan thường trực của Liên minh kinh tế Á-Âu, gồm Nga, Belarus, Kazastan, Armenia và Kirgizya, đã công bố toàn văn Hiệp định về Khu vực thương mại tự do với Việt Nam.
Đây là Khu vực thương mại tự do đầu tiên của Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU). Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev gọi việc ký thỏa thuận này là 'bước đột phá'.
Ông Medvedev cho biết hơn 40 nước và các tổ chức thế giới đã bày tỏ mối quan tâm được chính thức hợp tác với Liên minh kinh tế Á - Âu dưới các hình thức khác nhau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Thủ tướng Nga Medvedev |
Việt Nam, quốc gia phát triển năng động và đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, là nước đầu tiên ký kết thỏa thuận với EAEU.
Đàm phán về Khu vực thương mại tự do giữa Nga và Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2010, Liên minh Hải quan, gồm Nga, Belarus và Kazastan, được thành lập nên khuôn khổ đàm phán đã thay đổi.
Ngày 29/5/1015, thoả thuận chính thức được ký kết. Theo tiêu chuẩn quốc tế, 5 năm chuẩn bị hoàn toàn không phải là khoảng thời gian dài. Theo ông Anton Anikiev, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Ủy ban Kinh tế Á-Âu, một trong số các chuyên gia tham gia quá trình, cuộc đàm phán đã mang lại cho các chuyên gia Nga những kinh nghiệm to lớn.
Tại hội nghị do Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga tổ chức, ông Anton Anikiev nói:
"Hiệp định về Khu vực thương mại tự do với Việt Nam được soạn thảo dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các Khu vực thương mại tự do hiện nay. Chúng tôi đã tìm hiểu toàn bộ kinh nghiệm thế giới về việc ký kết các hiệp định tương tự và cố gắng chọn ra những điều tốt nhất. Hiệp định với Việt Nam sẽ là nền tảng cho các hiệp định về Khu vực Thương mại Tự do mà sau này Liên minh Kinh tế Á - Âu sẽ ký kết với các nước khác.
Tất cả các vấn đề đã được soạn thảo chi tiết, thành văn bản dài tới 1300 trang. Hiệp định về tự do thương mại liên quan đến Việt Nam và các nước trong khối Liên minh kinh tế Á - Âu. Riêng Hiệp định về tự do dịch vụ và đầu tư hiện tại chỉ liên quan đến Việt Nam và Nga.
Trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến 12 năm, thuế quan đối với 90% hàng hóa trao đổi chung sẽ giảm từ 16% hiện nay xuống 0%. Chúng tôi cũng đã lường trước việc bảo vệ lợi ích kinh tế cho cả các bên đối với một số nhóm hàng hóa".
Video: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiện Thủ tướng Nga
Từ lâu, Việt Nam có quan hệ hữu nghị với Nga và các nước khác. Việc thành lập khu vực thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho cả các bên, Tham tán thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Quang Niệm khẳng định.
Đây là đòn bẩy cho sự phát triển thương mại và đầu tư giữa Liên minh kinh tế Á - Âu và Việt Nam, đưa Liên minh vào với thị trường các nước ASEAN, còn Việt Nam thì tiếp cận với công nghệ tiên tiến của Nga, tăng cường liên hệ kinh tế trong quan hệ đối tác toàn diện giữa Nga và Việt Nam.
Sự chuyển hướng của Nga sang phương Đông, được đánh dấu bằng việc ký kết các hiệp định thương mại quan trọng với Trung Quốc.
Việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do với Việt Nam không những quan trọng về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa về về mặt địa chính trị và thể hiện chính sách ngoại giao đa phương của Nga.
Nguồn: Sputnik
Bình luận