(VTC News) - Báo uy tín hàng đầu nước Nga đăng tải nỗi lo lắng của các học giả về 'chủ nghĩa Đại Hán' đặt trong mối quan hệ Nga - Trung.
Theo đó, các chuyên gia có uy tín đã trả lời những băn khoăn của bạn đọc về mối quan hệ Nga-Trung quốc từ trước đến nay.
Một độc giả của Argumenty i fakty đặt câu hỏi: "Liệu giá cung cấp khí đốt có phải bí mật quân sự khi mà hợp đồng cung cấp khí đốt đã được ký, nhưng không có thông tin chính xác nào về giá chúng ta sẽ bán hơi đốt?"
Trả lời câu hỏi này, Ông Mikhail Krutikhin, đối tác Công ty tư vấn năng lượng Rus Energy cho rằng: “Hẳn là người ta không muốn kể các chi tiết về hợp đồng mà qua đó có thể được hiểu như những nhượng bộ lớn cho phía Trung Quốc. Hãng Gazprom có thể có lợi. Còn nhà nước Nga có lợi hay không, còn có thể nghi ngờ".
Đại diện chính thức của hãng Gazprom, ông Cuprianop Sergey, lý giải: “Trên thế giới các điều kiện của hợp đồng kinh doanh bao giờ cũng không được công khai, trường hợp giữa Gazprom và CNPC không là ngoại lệ”.
Theo đường ống “Sức mạnh Sibir” Trung Quốc sẽ nhận được 38 tỷ mét khối hơi đốt trong vòng 30 năm, tổng trị giá hợp đồng là 400 tỷ USD. Tức là giá khoảng 350 USD cho 1 ngàn khối hơi đốt.
Khi nói về các thỏa thuận đã đạt được tại Thượng Hải, Tổng thống Putin đã gọi hợp đồng này là tầm vóc thế kỷ, các điều kiện của hợp đồng thể hiện sự nhân nhượng của hai bên và có lưu ý rằng công thức tính giá xuất khẩu hơi đốt của Nga, cũng như trong trường hợp bán cho người tiêu dùng châu Âu, được gắn với giá thị trường của dầu mỏ và sản phẩm từ dầu mỏ.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đánh giá đây là dự án đa diện, hiện thực về kinh doanh và cho phép Nga phát triển vùng phía đông của đất nước, xây dựng hệ thống cung cấp khí đốt rộng rãi cho cả các vùng này.
Nga đã thỏa thuận với phía Trung Quốc là giai đoạn tiếp theo sẽ là 'tây tiến’, nơi mà ở đó là các mỏ khai thác ở phía Tây Siberia.
Điều này cho phép Nga có khả năng xây dựng hệ thống cấp hơi đốt cho cả nước, cải tạo căn bản việc cung cấp khí đốt cho các vùng lãnh thổ của Nga và cho phép điều phối luồng cung cấp khí đốt.
Khi cần sang phía tây (châu Âu), mà nếu được giá thì về phía đông (Trung Quốc) và có kế hoạch xây dựng bên cạnh các đường ống dẫn khí đốt các xí nghiệp hóa dầu, khí, đó sẽ là động lực bổ sung cho vùng Siberia của Nga.
Một độc giả khác đặt câu hỏi: "Trung Quốc muốn gì ở nước Nga? Ôm nhau nồng thắm với Trung Quốc, nước Nga có ngạt thở không?".
Đằng sau sự vui mừng về các quan hệ được củng cố và dường như hai bên cùng có lợi hiển hiện một nỗi lo. Có điều gì không ổn? Một mặt, hướng về châu Á là bước đi tất yếu: chính đây là thị trường lớn nhất thế giới.
Việc củng cố quan hệ không chỉ quan trọng cho Nga, mà cả cho Trung Quốc, ông Archom Lukin, Phó giáo sư khoa Quan hệ quốc tế Viện nghiên cứu các vấn đề khu vực và quốc tế Trường đại học tổng hợp Viễn Đông bình luận.
Có cơ sở để cho rằng Trung Quốc chủ tâm biến Đông Á thành khu vực lợi ích của mình, loại dần Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang tiến hành ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông chính sách gây căng thẳng.
Trong trường hợp đụng chạm với Mỹ và có thể bị phong tỏa biển thì việc nhận nguồn điện và hơi đốt từ Nga sẽ trở thành rất quan trọng cho Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc có một thứ văn hóa và logic hoàn toàn khác. Rất khó hiểu người Trung Quốc.
Hiện tại trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc có những thế lực được tập hợp xung quanh ý tưởng, cho rằng sau nhiều năm nghèo nàn, yếu đuối và bị sỉ nhục, Trung Quốc cần chiếm lấy vị trí chủ đạo trên trường quốc tế. Ai có thể dự báo được, chủ nghĩa Đại Hán sẽ hung hãn đến chừng nào, sau 20 năm?
Giả như rằng sau khi đã củng cố ở phía nam, Trung Quốc có thể nhắc lại luận điệu rằng, cho đến giữa thế kỷ 19 những vùng đất rộng lớn nằm ở phía bắc sông Amua của chúng ta dường như thuộc hoàng đế Trung Hoa, chứ không phải Sa hoàng?
Ngay tại thành phố Vladivostok không ít người mai mỉa về những lo lắng từ Matxcova về việc quá nhiều người Trung Quốc ở Viễn Đông.
Nhưng chính các công ty Trung Quốc mà chúng ta cho phép kinh doanh tại Nga sẽ đưa sang đây nhân công. Nếu không trói chặt nổi nước Nga bằng các biện pháp hòa bình ư?
Đã có quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang tập trận với các cuộc chuyển quân thần tốc cho chặng 2 ngàn cây số! Hiện thì họ mới biểu dương lực lượng. Cho ai ư? Dành cho tất cả các nước. Nhưng xa thì họ chẳng còn đâu, ngoài nước Nga.
Tất nhiên, vấn đề chính không phải là sức mạnh của Trung Quốc, mà là sự yếu ớt của nước Nga. Bên cạnh ông hàng xóm kiểu này không được phép yếu ớt.
Minh Tâm (dịch)
Tuần báo Argumenty i Fakty (Luận chứng và sự kiện) là một trong những tờ báo uy tín nhất nước Nga, với số lượng xuất bản hơn 2 triệu bản/tuần.
Trong số 22 (1781), tuần từ 28/05 - 3/06/2014 có đăng bài báo với tiêu đề: "Điều tốt với người Trung Quốc… Nước Nga quay về Phương Đông. Những lợi ích và rủi ro".
Trong số 22 (1781), tuần từ 28/05 - 3/06/2014 có đăng bài báo với tiêu đề: "Điều tốt với người Trung Quốc… Nước Nga quay về Phương Đông. Những lợi ích và rủi ro".
Tổng thống Putin trong chuyến thăm đến Thượng Hải, Trung Quốc |
Theo đó, các chuyên gia có uy tín đã trả lời những băn khoăn của bạn đọc về mối quan hệ Nga-Trung quốc từ trước đến nay.
Một độc giả của Argumenty i fakty đặt câu hỏi: "Liệu giá cung cấp khí đốt có phải bí mật quân sự khi mà hợp đồng cung cấp khí đốt đã được ký, nhưng không có thông tin chính xác nào về giá chúng ta sẽ bán hơi đốt?"
Trả lời câu hỏi này, Ông Mikhail Krutikhin, đối tác Công ty tư vấn năng lượng Rus Energy cho rằng: “Hẳn là người ta không muốn kể các chi tiết về hợp đồng mà qua đó có thể được hiểu như những nhượng bộ lớn cho phía Trung Quốc. Hãng Gazprom có thể có lợi. Còn nhà nước Nga có lợi hay không, còn có thể nghi ngờ".
Đại diện chính thức của hãng Gazprom, ông Cuprianop Sergey, lý giải: “Trên thế giới các điều kiện của hợp đồng kinh doanh bao giờ cũng không được công khai, trường hợp giữa Gazprom và CNPC không là ngoại lệ”.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich |
Theo đường ống “Sức mạnh Sibir” Trung Quốc sẽ nhận được 38 tỷ mét khối hơi đốt trong vòng 30 năm, tổng trị giá hợp đồng là 400 tỷ USD. Tức là giá khoảng 350 USD cho 1 ngàn khối hơi đốt.
Khi nói về các thỏa thuận đã đạt được tại Thượng Hải, Tổng thống Putin đã gọi hợp đồng này là tầm vóc thế kỷ, các điều kiện của hợp đồng thể hiện sự nhân nhượng của hai bên và có lưu ý rằng công thức tính giá xuất khẩu hơi đốt của Nga, cũng như trong trường hợp bán cho người tiêu dùng châu Âu, được gắn với giá thị trường của dầu mỏ và sản phẩm từ dầu mỏ.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đánh giá đây là dự án đa diện, hiện thực về kinh doanh và cho phép Nga phát triển vùng phía đông của đất nước, xây dựng hệ thống cung cấp khí đốt rộng rãi cho cả các vùng này.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Nga đã thỏa thuận với phía Trung Quốc là giai đoạn tiếp theo sẽ là 'tây tiến’, nơi mà ở đó là các mỏ khai thác ở phía Tây Siberia.
Điều này cho phép Nga có khả năng xây dựng hệ thống cấp hơi đốt cho cả nước, cải tạo căn bản việc cung cấp khí đốt cho các vùng lãnh thổ của Nga và cho phép điều phối luồng cung cấp khí đốt.
Khi cần sang phía tây (châu Âu), mà nếu được giá thì về phía đông (Trung Quốc) và có kế hoạch xây dựng bên cạnh các đường ống dẫn khí đốt các xí nghiệp hóa dầu, khí, đó sẽ là động lực bổ sung cho vùng Siberia của Nga.
Video quân đội Nga, Trung tập trận trong lúc Tổng thống Putin đến thăm Thượng Hải
Một độc giả khác đặt câu hỏi: "Trung Quốc muốn gì ở nước Nga? Ôm nhau nồng thắm với Trung Quốc, nước Nga có ngạt thở không?".
Đằng sau sự vui mừng về các quan hệ được củng cố và dường như hai bên cùng có lợi hiển hiện một nỗi lo. Có điều gì không ổn? Một mặt, hướng về châu Á là bước đi tất yếu: chính đây là thị trường lớn nhất thế giới.
Việc củng cố quan hệ không chỉ quan trọng cho Nga, mà cả cho Trung Quốc, ông Archom Lukin, Phó giáo sư khoa Quan hệ quốc tế Viện nghiên cứu các vấn đề khu vực và quốc tế Trường đại học tổng hợp Viễn Đông bình luận.
Có cơ sở để cho rằng Trung Quốc chủ tâm biến Đông Á thành khu vực lợi ích của mình, loại dần Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang tiến hành ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông chính sách gây căng thẳng.
Trong trường hợp đụng chạm với Mỹ và có thể bị phong tỏa biển thì việc nhận nguồn điện và hơi đốt từ Nga sẽ trở thành rất quan trọng cho Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc có một thứ văn hóa và logic hoàn toàn khác. Rất khó hiểu người Trung Quốc.
Hiện tại trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc có những thế lực được tập hợp xung quanh ý tưởng, cho rằng sau nhiều năm nghèo nàn, yếu đuối và bị sỉ nhục, Trung Quốc cần chiếm lấy vị trí chủ đạo trên trường quốc tế. Ai có thể dự báo được, chủ nghĩa Đại Hán sẽ hung hãn đến chừng nào, sau 20 năm?
Video của nhà báo Nga nói về ý đồ 'thực dân hóa' Nga của Trung Quốc
Giả như rằng sau khi đã củng cố ở phía nam, Trung Quốc có thể nhắc lại luận điệu rằng, cho đến giữa thế kỷ 19 những vùng đất rộng lớn nằm ở phía bắc sông Amua của chúng ta dường như thuộc hoàng đế Trung Hoa, chứ không phải Sa hoàng?
Ngay tại thành phố Vladivostok không ít người mai mỉa về những lo lắng từ Matxcova về việc quá nhiều người Trung Quốc ở Viễn Đông.
Nhưng chính các công ty Trung Quốc mà chúng ta cho phép kinh doanh tại Nga sẽ đưa sang đây nhân công. Nếu không trói chặt nổi nước Nga bằng các biện pháp hòa bình ư?
Đã có quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang tập trận với các cuộc chuyển quân thần tốc cho chặng 2 ngàn cây số! Hiện thì họ mới biểu dương lực lượng. Cho ai ư? Dành cho tất cả các nước. Nhưng xa thì họ chẳng còn đâu, ngoài nước Nga.
Tất nhiên, vấn đề chính không phải là sức mạnh của Trung Quốc, mà là sự yếu ớt của nước Nga. Bên cạnh ông hàng xóm kiểu này không được phép yếu ớt.
Minh Tâm (dịch)
Bình luận