(VTC News) - Đã 1 năm sau thảm họa thiên tai khủng khiếp tại Nhật Bản lấy đi mạng sống của 19.000 người, nhưng hàng trăm trong số đó vẫn chưa được nhận dạng.
Không một tiếng khóc, sự xót thương là quá xa xỉ đối với hàng trăm nạn nhân vô danh không được người thân đón về mà vẫn phải lưu lạc bên ngoài sau thảm họa kép.
Không một tiếng khóc, sự xót thương là quá xa xỉ đối với hàng trăm nạn nhân vô danh không được người thân đón về mà vẫn phải lưu lạc bên ngoài sau thảm họa kép.
Có một nhà sư đã tìm cách lưu giữ tro cốt của những nạn nhân xấu số để chờ ngày họ được đoàn tụ với người thân.
Trong 1 năm vừa qua, mỗi ngày hòa thượng Ryushin Miyabe đều cầu nguyện và thắp hương cho các nạn nhân vô danh tại ngôi đền có tên Myokoin ở thị trấn nhỏ ven biển Yamamoto, nơi đã bị sóng thần quét qua. Cuối tháng 1 vừa qua, nhà sư đã đưa di cốt của một cậu bé 5 tuổi được đánh số 906 về với bà ngoại của mình sau khi thực hiện xét nghiệm ADN để xác định người thân.
Cậu bé là một trong số những thi thể được Lực lượng phòng vệ bờ biển tìm thấy khi đang trôi nổi trên biển Thái Bình Dương và không có bất cứ đồ vật nào theo người. Tất cả đã được hỏa táng sau đó.
Trong 1 năm vừa qua, mỗi ngày hòa thượng Ryushin Miyabe đều cầu nguyện và thắp hương cho các nạn nhân vô danh tại ngôi đền có tên Myokoin ở thị trấn nhỏ ven biển Yamamoto, nơi đã bị sóng thần quét qua. Cuối tháng 1 vừa qua, nhà sư đã đưa di cốt của một cậu bé 5 tuổi được đánh số 906 về với bà ngoại của mình sau khi thực hiện xét nghiệm ADN để xác định người thân.
Nhà sư Ryushin Miyabe đang cầu nguyện cho những tro cốt của các nạn nhân còn chưa được người thân đến tìm. |
Cậu bé là một trong số những thi thể được Lực lượng phòng vệ bờ biển tìm thấy khi đang trôi nổi trên biển Thái Bình Dương và không có bất cứ đồ vật nào theo người. Tất cả đã được hỏa táng sau đó.
Bà cụ kể rằng mẹ của cậu bé cũng qua đời trong thảm họa và bà đã đi tìm kiếm đứa cháu của mình suốt 1 năm qua.
Còn đối với nhà sư, cậu bé sẽ tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở của mình sau khi đoàn tụ với gia đình. Cậu sẽ được gặp mẹ ở một nơi nào đó tốt đẹp hơn và lắng nghe tiếng nói của mẹ, mà rất có thể câu đầu tiên sẽ là: "Này, con đến trễ rồi đấy nhé!"
Theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản thì sau khi qua đời người đã khuất sẽ được hỏa táng và đặt tro xương vào một chiếc hũ. Chiếc hũ này sẽ được dành một vị trí trong khu mộ của gia tộc, nơi mà người Nhật coi như cánh cổng để đi đến thế giới bên kia. Cũng qua cánh cổng đó, những người đã khuất sẽ quay về đoàn tụ với gia đình 1 lần trong năm vào lễ hội Obon. Nơi đây phải được chăm sóc bởi những người còn sống trong gia tộc với hi vọng người thân sẽ quay về và che chở cho họ trong cuộc sống.
Trên toàn đất nước Nhật Bản có 500 thi thể được tìm thấy sau khi bị sóng cuốn ra khơi, trong khi đó vẫn còn hơn 3.000 nạn nhân có thể không bao giờ xuất hiện nữa. Nhà sư cho biết ông sẽ tiếp tục cầu nguyện để những nạn nhân còn chưa có người nhận sẽ được đoàn tụ với gia đình sớm nhất có thể. Đa số những nạn nhân của sóng thần đều được nhận dạng trước khi an táng và gia đình họ muốn có một đám tang đúng nghi lễ truyền thống.
Người chuyên tổ chức tang lễ Ruiko Sasahara cho biết, đã có lúc bà phải giữ hơn 300 thi thể đang bị hư hỏng nặng để chờ người thân đến nhận.
Còn đối với nhà sư, cậu bé sẽ tiếp tục cuộc hành trình còn dang dở của mình sau khi đoàn tụ với gia đình. Cậu sẽ được gặp mẹ ở một nơi nào đó tốt đẹp hơn và lắng nghe tiếng nói của mẹ, mà rất có thể câu đầu tiên sẽ là: "Này, con đến trễ rồi đấy nhé!"
Theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản thì sau khi qua đời người đã khuất sẽ được hỏa táng và đặt tro xương vào một chiếc hũ. Chiếc hũ này sẽ được dành một vị trí trong khu mộ của gia tộc, nơi mà người Nhật coi như cánh cổng để đi đến thế giới bên kia. Cũng qua cánh cổng đó, những người đã khuất sẽ quay về đoàn tụ với gia đình 1 lần trong năm vào lễ hội Obon. Nơi đây phải được chăm sóc bởi những người còn sống trong gia tộc với hi vọng người thân sẽ quay về và che chở cho họ trong cuộc sống.
Trên toàn đất nước Nhật Bản có 500 thi thể được tìm thấy sau khi bị sóng cuốn ra khơi, trong khi đó vẫn còn hơn 3.000 nạn nhân có thể không bao giờ xuất hiện nữa. Nhà sư cho biết ông sẽ tiếp tục cầu nguyện để những nạn nhân còn chưa có người nhận sẽ được đoàn tụ với gia đình sớm nhất có thể. Đa số những nạn nhân của sóng thần đều được nhận dạng trước khi an táng và gia đình họ muốn có một đám tang đúng nghi lễ truyền thống.
Khung cảnh những tang lễ vội vã do áp lực về số lượng người thiệt mạng sau thảm họa tại Nhật Bản |
Người chuyên tổ chức tang lễ Ruiko Sasahara cho biết, đã có lúc bà phải giữ hơn 300 thi thể đang bị hư hỏng nặng để chờ người thân đến nhận.
Ở Nhật, trong đám tang, những người đã mất sẽ được ăn mặc và trang điểm sao cho giống như đang ngủ. Sasahara cho biết công việc của bà là chuẩn bị chu toàn nhất để đưa những người đã khuất lên đến thiên đàng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, bà đã phải chứng kiến cảnh các thi thể ở tình trạng rất tồi tệ. Đa số chúng đều đang trong quá trình phân hủy, một số chỉ còn là bộ xương nhưng bà vẫn phải bảo quản để người thân đến nhận dạng.
Khi tổ chức tang lễ cho những nạn nhân này, người ta còn phải làm công việc chỉnh trang lại bề ngoài cho thi thể. Thậm chí đôi khi họ phải cầu viện đến tóc để làm lông mi, lông mày giả.
Điều này thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất, và cũng phần nào làm vơi bớt nỗi đau cho những người còn ở lại. Trong số những người may mắn còn sống, không ít trường hợp đã cảm thấy dằn vặt khi không cứu được người thân của mình. Tuy nhiên khi dự tang lễ và chứng kiến người thân của mình được chăm sóc và chu toàn đến phút cuối, họ phần nào cũng cảm thấy thanh thản và nhẹ lòng hơn.
Tùng Đinh
Tùng Đinh
Bình luận