1. HLV Park Hang Seo và các học trò đã có một tuần lễ gần như hài lòng. Tại Hòa Xuân, Phan Văn Đức lập cú đúp giúp SLNA thắng Đà Nẵng 2-1, trong đó có một siêu phẩm. Ở Hàng Đẫy, Công Phượng và Văn Thanh thay nhau tỏa sáng giúp HAGL đả bại ĐKVĐ Viettel 3-0.
Trong khi đó, Tô Văn Vũ là người hùng giúp Bình Dương giành trọn 3 điểm trước Sài Gòn FC. Còn tại Thống Nhất, Duy Mạnh - học trò cưng của ông cũng đã ghi bàn sau một thời gian dài phải nghỉ thi đấu vì chấn thương.

Nhưng cũng chính tại sân Thống Nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc đã cảm thấy tê tái nhất khi chứng kiến ống đồng của Đỗ Hùng Dũng – cầu thủ quan trọng bậc nhất trong lối chơi mà ông xây dựng cho ĐTVN – gãy gập sau pha vào bóng bằng cả hai chân của Ngô Hoàng Thịnh.
Quả bóng vàng Việt Nam 2019 sẽ phải nghỉ thi đấu đến tận tháng Chín, đồng nghĩa với việc bỏ lỡ ba trận còn lại của vòng loại World Cup 2022. Ngô Hoàng Thịnh, người cũng từng được ông Park gọi lên tuyển, thì đã bị treo giò đến hết năm.
Màn so tài giữa CLB TPHCM và Hà Nội được xem là tâm điểm của vòng 5 V-League 2021 khi đây là 2 đội bóng giàu tham vọng với tiềm lực kinh tế lẫn chuyên môn. Nhưng rồi cuộc đọ sức dưới sự chứng kiến của 7000 khán giả trên sân Thống Nhất đã trở nên nguội ngắt với pha vào bóng kinh hoàng ấy. Bạo lực lại phủ bóng đen lên làng cầu Việt và khiến sự trở lại ấn tượng của V-League trước dịch COVID-19 mất đi nhiều ý nghĩa.
2. Dưới lăng kính lạc quan nhất, hãy tin rằng Hùng Dũng có thể sẽ trở lại mạnh mẽ hơn. Như Anh Hùng sau cú đạp hai chân của Đình Đồng, như Hải Huy sau tình huống va chạm với Hoàng Lâm, hay như chính bản thân Dũng, người đã phải bỏ dở ASIAD 2018 rồi trở lại rực rỡ ở SEA Games 2019. Nhưng vấn nạn bạo lực thì sao? Có ai đảm bảo rằng những pha vào bóng ghê rợn như vừa rồi sẽ không tái diễn?

Khi mà những động tác vào bóng mang tính triệt hạ đã đi vào tiềm thức chơi bóng thì không dễ gì để thay đổi. Nó đòi hỏi sự thay đổi tư duy cực lớn từ các lò đào tạo cũng như những người làm quản lý bóng đá Việt. Cả công tác trọng tài cũng vậy.
Ở Thống Nhất, sau khi Hùng Dũng đổ gục xuống, người ta thấy trọng tài Nguyên Vũ lăm lăm tấm… thẻ vàng, và chỉ sau khi thấy sự nghiêm trọng của chấn thương này, ông mới rút thẻ đỏ cho Hoàng Thịnh. Cách rút thẻ ấy cũng không khác mấy việc trọng tài Anh Đức bỏ qua lỗi ăn mừng chọc tức của thủ môn Cần Thơ, và dĩ nhiên, nó hoàn toàn thiếu tác dụng răn đe.
Quế Ngọc Hải cũng từng là mẫu hậu vệ cực rắn, nhưng kể từ sau vụ Anh Khoa, và nhất là từ khi khoác áo Viettel, anh đã bớt đi rất nhiều động tác thừa, đã trưởng thành hơn cả về chuyên môn lẫn thái độ thi đấu. Hoàng Thịnh, cũng như nhiều cầu thủ ‘chặt chém’ khác, sẽ cần nhìn vào đó để rút ra bài học cho chính mình.
Để bạo lực không còn là nỗi ám ảnh với bóng đá Việt Nam nữa.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (4)
Lỗi này không tự nhiên mà có, nguồn gốc là từ các lò đào tạo cầu thủ mà ra, đâu phải cầu thủ nào đá hậu vệ cũng chơi rắn và ác ý như một số người; đồng thời cách tổ chức các giải trẻ cũng có vấn đề chưa mang tính răn đe. Có cầu thủ chỉ ở lứa U10 - 11 đã biết đạp, đánh chõ mà BTC và TRọng tài không có ý kiến, BHL không nhắc nhở thì sẽ trở thành thói quen.
Vì vậy chúng ta cần xem lại khâu tuyển chọn và huấn luyện cầu thủ nhất là lứa trẻ và việc tổ chức các giải trẻ để hạn chế tối đa các hành vi phi thể thao mang tính triệt hạ đối phương đã xảy ra đối với thể thao.
Thầy sao thì trò vậy
Văn hóa đá bóng cần được cảo thiện nếu muốn vươn tầm x hơn nữa
....dân trí thấp !!!