Tại khu chợ Hoàng Hoa Thám (đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, TP.HCM), đến hẹn lại lên, cứ vào “ngày thứ Ba giá rẻ”, chỉ cần bỏ ra vài ngàn đồng là khách có thể chọn cho mình được một bộ áo quần khá thời trang.
Một nhân viên ở đây tiết lộ số hàng giá rẻ như cho này là hàng tồn đọng của các đợt nhập hàng. Thường các sạp đồ giá rẻ này nhập hàng về ngày thứ tư trong tuần, sau khi bán hàng “nước một” với giá 25.000-30.000 đồng/cái áo hoặc quần thì số còn lại được xổ hàng, giảm giá dần. Bắt đầu từ ngày thứ sáu. Đến ngày thứ bảy sẽ có những lô áo quần giá “bèo” 5.000 đồng.
Cái áo được khách chọn mua với giá 6.000 đồng
Đến chiều Chủ nhật, chỉ có “10.000 đồng mua được ba món”. Và đặc biệt, sang ngày “thứ Ba giá rẻ”, người mua sẽ mua được nhiều loại áo quần giá chỉ... 1.000 đồng. Giá 1.000 đồng thường rơi vào loại trang phục trẻ em, đồ bị lỗi chỉ may...
“Những đồ giá vài ngàn đồng là những đồ giá vài chục ngàn đồng mà không ai chọn trước đó. Khi chủ bán thấy đã có lời là lúc phải hạ giá để giải tỏa hàng, kiếm thêm được đồng lời nào hay đồng ấy” - anh giải thích.
Các sạp đồ “si” (quần áo giá rẻ đã qua sử dụng) hoạt động ở chợ Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Hai... chủ yếu nhập sỉ hàng từ Campuchia về theo từng lô lớn. Cả hàng “si” lúc còn ở Campuchia cũng đã được phân ra hai loại là hàng đã tuyển và hàng chưa tuyển.
Hàng tuyển là những lô hàng đã được tuyển chọn, gói ghém theo từng sản phẩm riêng biệt. Còn hàng chưa tuyển là các lô hàng bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau từ giày dép, mũ nón... cho đến áo quần được gom chung lại trong một lô. Người buôn hàng phải nhập về TP.HCM mới phân loại rồi bày bán hoặc bỏ mối lại.
Đồ chưa tuyển thường được nhập về với giá rất rẻ nên khi bán ra giá thường ở mức dưới 30.000 đồng, và áo quần được giảm giá chỉ còn vài ngàn đồng đến 1.000 đồng nằm trong loại này.
Đến “tồn kho”, “thanh lý”
Niềm vui mua áo... vài ngàn đồng “Đồ si mà, hàng mới về còn dễ lựa, đến những ngày giá rẻ thì việc kiếm được một cái áo, cái quần vừa ý không khỏi... toát mồ hôi” - cầm trên tay một cái áo vừa mới lựa được, chị Phương, một công nhân ở Khu công nghiệp Tân Bình, cười nói. Theo chị Phương, chỉ bỏ ra vài ngàn đồng là có thể thỏa mãn sở thích... lựa sắm đồ của phụ nữ rồi. Hơn nữa đồ này mặc hằng ngày thì cũng y như đồ hiệu thôi, khác gì. Mặc vài bữa có xổ chỉ, ra màu thì vứt cũng chẳng tiếc. “Có cái áo lựa cả buổi trời, về vừa ngâm giặt đã ra màu loang lổ, nhưng vẫn không thấy bực mình vì cái giá mình bỏ ra rẻ quá, đã sẵn tâm lý tiền nào của nấy rồi” - chị Mỹ Hoa, nhà ở gần chợ Hoàng Hoa Thám, hào hứng khoe cái áo mới vừa mua với giá 5.000 đồng. |
Để có áo quần giá rẻ, tụi tôi đi tìm các loại vải thô, vải sạp (cũ - NV) dưới khu Bảy Hiền (ngã tư Bảy Hiền, Q.Tân Bình) rồi may hàng loạt áo quần bỏ mối khoảng 15.000-20.000 đồng/cái tùy sự lên xuống của giá vải. Mấy điểm sạp lấy rồi cứ khoác vào mác “tồn kho”, “thanh lý” mà bán”.
Loại thời trang “bèo” khác cũng đang được nhiều người săn tìm, giá không phải cực rẻ mà thuộc hàng bình dân, khoảng trên dưới 100.000 đồng/cái. Đó là hàng thanh lý thật, từ những doanh nghiệp may mặc không sở hữu thương hiệu lớn, các xưởng may lớn trục trặc hợp đồng mua bán hoặc hàng được sang lại từ những cửa hàng kinh doanh được một thời gian nay phải đóng cửa. Áo quần loại này đa số đều là hàng tốt, có khi tương đương với các loại được trưng bày ở các cửa hàng sang trọng.
Chị Duyên, chủ một đầu mối chuyên thu mua áo quần trên đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, nói: “Chỉ cần có doanh nghiệp nào ra thông tin xả hàng là mình phải tới ngay, không thì người khác “hốt” mất. Hàng thanh lý thật tuy bán trên sạp nhỏ, ngoài lề đường nhưng chất lượng thì đúng chuẩn nên vẫn là loại quần áo được bán nhanh nhất hiện nay”.
Anh Long - Chủ xưởng Long Uyên, sở hữu 50 máy may trên đường Hồng Lạc (Q.Tân Bình) - chia sẻ thông thường khoảng hai tháng, vợ chồng anh phải tính tới việc thải hàng tồn. Đó là các lô hàng bị lỗi may so với mẫu mã từ khách hàng yêu cầu, hay phía khách quen là các cửa hàng thời trang bị trục trặc phải đình lại việc nhận hàng.
“Các thương hiệu lớn đều có hệ thống cửa hàng riêng, khi bị tồn hàng họ có thể ngưng may để bán rỉ rả, điều phối hàng. Còn như mình phải bám chặt mối lái, thị trường vải vóc từng ngày. Mỗi lần xả hàng thường chỉ đủ lấy lại vốn, chấp nhận lỗ công may. Dạo này kinh tế khó khăn, kinh doanh vất vả lắm. Mới tuần trước phải xả một lô 500 cái, giá rẻ rề” - anh Long nói.
Theo Tuổi trẻ
Bình luận