Nhật báo Tấm gương (Đức) vừa đăng bài viết ca ngợi môi trường đầu tư cũng như các chính sách thông thoáng của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bài báo cho biết các nhà đầu tư Đức nói chung và đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam nói riêng ca ngợi Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam đã tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong số các nhà đầu tư này có ông Evert Helms - Tổng Giám đốc Công ty Pepperl & Fuchs (P&F), chuyên về lĩnh vực cảm biến công nghiệp và công nghệ xử lý.
Ông Helms bày tỏ rất hạnh phúc khi được làm việc ở Việt Nam, không chỉ bởi công ty của ông được tạo những điều kiện tuyệt vời nhất cho sản xuất, mà lý do quan trọng hơn là các sản phẩm xuất khẩu của công ty ra thị trường Đông Nam Á đều được miễn thuế.
Ông cho biết Việt Nam có chính phủ ổn định, người dân có trình độ cao và luôn có tinh thần cầu tiến. Theo ông, hoạt động kinh doanh của P&F, với đội ngũ 5.600 nhân viên trên toàn thế giới và doanh thu hơn 500 triệu euro/năm, chắc chắn sẽ đạt tăng trưởng hai con số tại Việt Nam.
Tổng Giám đốc P&F cũng đánh giá cao Luật Lao động của Việt Nam với sự tin cậy và rõ ràng, giống như các tiêu chuẩn của phương Tây. Ông khuyên các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức đến Việt Nam nếu có ý định làm ăn trong khu vực này.
Cũng đề cập tới môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Uwe Hutzler - Tổng Giám đốc Công ty Da thuộc Sài Gòn TanTec đánh giá cao chính sách đầu tư và thuế quan thông thoáng cho doanh nghiệp nước ngoài của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam có những điều kiện khung ổn định và ưu việt hơn so với một số nước khác trong khu vực.
Bài báo dẫn lời Phó trưởng đại diện AHK tại Việt Nam, ông Peter Kompalla cho biết hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức làm ăn ở Việt Nam và hàng chục doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm đối tác ở Việt Nam.
Trong khi đó, Trưởng Đại diện Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tại Hà Nội, bà Birgit Erbel nhấn mạnh những thành quả đáng khâm phục của Việt Nam. Bà cho biết năm 1993, quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á này còn có tới gần 60% dân số nghèo, hiện tỷ lệ này đã giảm còn dưới 12%.
Bên cạnh đó, liên tục nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt tăng trưởng trên 5% và dự kiến sẽ đạt 6,4% vào năm 2018. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Theo VN+
Bài báo cho biết các nhà đầu tư Đức nói chung và đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam nói riêng ca ngợi Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam đã tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
(Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN) |
Trong số các nhà đầu tư này có ông Evert Helms - Tổng Giám đốc Công ty Pepperl & Fuchs (P&F), chuyên về lĩnh vực cảm biến công nghiệp và công nghệ xử lý.
Ông Helms bày tỏ rất hạnh phúc khi được làm việc ở Việt Nam, không chỉ bởi công ty của ông được tạo những điều kiện tuyệt vời nhất cho sản xuất, mà lý do quan trọng hơn là các sản phẩm xuất khẩu của công ty ra thị trường Đông Nam Á đều được miễn thuế.
Ông cho biết Việt Nam có chính phủ ổn định, người dân có trình độ cao và luôn có tinh thần cầu tiến. Theo ông, hoạt động kinh doanh của P&F, với đội ngũ 5.600 nhân viên trên toàn thế giới và doanh thu hơn 500 triệu euro/năm, chắc chắn sẽ đạt tăng trưởng hai con số tại Việt Nam.
Tổng Giám đốc P&F cũng đánh giá cao Luật Lao động của Việt Nam với sự tin cậy và rõ ràng, giống như các tiêu chuẩn của phương Tây. Ông khuyên các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức đến Việt Nam nếu có ý định làm ăn trong khu vực này.
Cũng đề cập tới môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Uwe Hutzler - Tổng Giám đốc Công ty Da thuộc Sài Gòn TanTec đánh giá cao chính sách đầu tư và thuế quan thông thoáng cho doanh nghiệp nước ngoài của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam có những điều kiện khung ổn định và ưu việt hơn so với một số nước khác trong khu vực.
Bài báo dẫn lời Phó trưởng đại diện AHK tại Việt Nam, ông Peter Kompalla cho biết hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức làm ăn ở Việt Nam và hàng chục doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm đối tác ở Việt Nam.
Trong khi đó, Trưởng Đại diện Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tại Hà Nội, bà Birgit Erbel nhấn mạnh những thành quả đáng khâm phục của Việt Nam. Bà cho biết năm 1993, quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á này còn có tới gần 60% dân số nghèo, hiện tỷ lệ này đã giảm còn dưới 12%.
Bên cạnh đó, liên tục nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt tăng trưởng trên 5% và dự kiến sẽ đạt 6,4% vào năm 2018. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Theo VN+
Bình luận